tazza
Thành viên gắn bó 012345678900
Mới 23 tuổi, chưa lập gia đình nhưng Lan Hà (Bình Thạnh, TP HCM) lại mắc chứng “khó ngủ như người già”.
Dù vừa ra trường đã có công việc ổn định nhưng Hà vẫn thường xuyên bồn chồn, lo lắng, buồn chán không rõ nguyên nhân khó ngủ phải làm sao. Đêm nào cô cũng cố hết sức vẫn không dỗ được giấc ngủ, trằn trọc mãi. Được kết luận mắc chứng rối loạn lo âu, stress, có trầm cảm, Hà phải điều trị bằng thuốc gần một tháng nay nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều.
Sau khi sinh bé trai thứ hai, cộng với công việc công ty vào đợt căng thẳng nên 2 năm nay chị Thúy (Phú Nhuận, TP HCM) mất ngủ liên tục. Đến giờ ngủ là chị nằm lăn lộn, đến lúc chợp mắt khoảng 1-2 tiếng thì trời sáng, tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi tột độ, buồn ngủ nhưng không ngủ tiếp được. Dần dà chị sinh ra ít nói, dễ cáu bẩn với chồng con, khó kiềm chế bản thân.
Cao điểm gần đây chị để mất nhiều đối tác trong công việc do không kiểm soát được tâm tính của mình. “Nhiều lúc không có gì để lo lắng nhưng bản thân vẫn cứ lo suốt, đôi khi không tha thiết muốn sống nữa”, chị Thúy kể. Đi khám, chị đượcchẩn đoánrối loạn lo âu, trầm cảm.
Theo đánh giá của các bác sĩ khám điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, khoảng 70-90% người bệnh khai lý do khám bệnh là mất ngủ và không ít trong số đó là người trẻ trong độ tuổi 20-35.
Ngày càng nhiều người trẻ mất ngủ kèm trầm cảm, rối loạn lo âu. Ảnh: healthplus.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ từ bệnh viện này cho biết, mất ngủ và trầm cảm thường đồng diễnvớinhau, cái này thường là nguyên nhân gây ra cái kia, khiến việc điều trị rất phức tạp. Rất nhiều bệnh nhân đến khám với lý do mất ngủ, đau đầu. Phần lớn than phiền hay trằn trọc về đêm, mệt mỏi không ngủ được, chỉ thiếp đi khi quá mệt, thường kèm đau đầu, cảm giác nặng đầu, suy nghĩ gì cũng không tới...
Người mất ngủ nhiều quá thường sợ đêm đến, ban ngày họ cũng không ngủ trưa được. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện thêm nhiều cơn lo âu, ngoài những cơn lo lắng vô cớ tự đến. Cứ như vậy, người bệnh tiếp tục ám ảnh sợ mất ngủ, sau những ám ảnh gây nên tình trạng không ngủ được trước đó. Lâu dài, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu như dễ chán nản, giảm hứng thú làm việc, không còn nhiều thiết tha với cuộc sống…
Cần lưu ý, chữa bệnh mất ngủ người lớn tuổi hơi khác. Vì nhu cầu ngủ giảm nên họ có thể dễ vào giấc ngủ, nhưng giật mình thức giấc và suy nghĩ nghiền ngẫm đủ chuyện buồn phiền đến khi mệt mỏi lại ngủ thiếp đi. Hoặc đôi khi họ nằm yên, không trằn trọc nhưng vẫn không ngủ được thì phải xem xét nhiều yếu tố của căn bệnh khác.
Theo bác sĩ Trụ, không nên lạm dụng thuốc an thần giải lo vì có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc, dẫn đến lần uống sau phải tăng liều và cứ phải tiếp tục uống, ảnh hưởng tới trí nhớ. Bác sĩ khuyến cáo, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ là những căn bệnh thuộc chuyên ngành tâm thần. Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên nên đi khám sớm tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tốt nhất là nên đi khám khi mất ngủ, chưa có các triệu chứng lo âu, trầm cảm…
Lê Phương
Dù vừa ra trường đã có công việc ổn định nhưng Hà vẫn thường xuyên bồn chồn, lo lắng, buồn chán không rõ nguyên nhân khó ngủ phải làm sao. Đêm nào cô cũng cố hết sức vẫn không dỗ được giấc ngủ, trằn trọc mãi. Được kết luận mắc chứng rối loạn lo âu, stress, có trầm cảm, Hà phải điều trị bằng thuốc gần một tháng nay nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều.
Sau khi sinh bé trai thứ hai, cộng với công việc công ty vào đợt căng thẳng nên 2 năm nay chị Thúy (Phú Nhuận, TP HCM) mất ngủ liên tục. Đến giờ ngủ là chị nằm lăn lộn, đến lúc chợp mắt khoảng 1-2 tiếng thì trời sáng, tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi tột độ, buồn ngủ nhưng không ngủ tiếp được. Dần dà chị sinh ra ít nói, dễ cáu bẩn với chồng con, khó kiềm chế bản thân.
Cao điểm gần đây chị để mất nhiều đối tác trong công việc do không kiểm soát được tâm tính của mình. “Nhiều lúc không có gì để lo lắng nhưng bản thân vẫn cứ lo suốt, đôi khi không tha thiết muốn sống nữa”, chị Thúy kể. Đi khám, chị đượcchẩn đoánrối loạn lo âu, trầm cảm.
Theo đánh giá của các bác sĩ khám điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, khoảng 70-90% người bệnh khai lý do khám bệnh là mất ngủ và không ít trong số đó là người trẻ trong độ tuổi 20-35.
Ngày càng nhiều người trẻ mất ngủ kèm trầm cảm, rối loạn lo âu. Ảnh: healthplus.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ từ bệnh viện này cho biết, mất ngủ và trầm cảm thường đồng diễnvớinhau, cái này thường là nguyên nhân gây ra cái kia, khiến việc điều trị rất phức tạp. Rất nhiều bệnh nhân đến khám với lý do mất ngủ, đau đầu. Phần lớn than phiền hay trằn trọc về đêm, mệt mỏi không ngủ được, chỉ thiếp đi khi quá mệt, thường kèm đau đầu, cảm giác nặng đầu, suy nghĩ gì cũng không tới...
Người mất ngủ nhiều quá thường sợ đêm đến, ban ngày họ cũng không ngủ trưa được. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện thêm nhiều cơn lo âu, ngoài những cơn lo lắng vô cớ tự đến. Cứ như vậy, người bệnh tiếp tục ám ảnh sợ mất ngủ, sau những ám ảnh gây nên tình trạng không ngủ được trước đó. Lâu dài, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu như dễ chán nản, giảm hứng thú làm việc, không còn nhiều thiết tha với cuộc sống…
Cần lưu ý, chữa bệnh mất ngủ người lớn tuổi hơi khác. Vì nhu cầu ngủ giảm nên họ có thể dễ vào giấc ngủ, nhưng giật mình thức giấc và suy nghĩ nghiền ngẫm đủ chuyện buồn phiền đến khi mệt mỏi lại ngủ thiếp đi. Hoặc đôi khi họ nằm yên, không trằn trọc nhưng vẫn không ngủ được thì phải xem xét nhiều yếu tố của căn bệnh khác.
Theo bác sĩ Trụ, không nên lạm dụng thuốc an thần giải lo vì có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc, dẫn đến lần uống sau phải tăng liều và cứ phải tiếp tục uống, ảnh hưởng tới trí nhớ. Bác sĩ khuyến cáo, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ là những căn bệnh thuộc chuyên ngành tâm thần. Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên nên đi khám sớm tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tốt nhất là nên đi khám khi mất ngủ, chưa có các triệu chứng lo âu, trầm cảm…
Lê Phương