Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Tổn thương gan do thuốc FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Tổn thương gan do thuốc FfWzt02
 


#1

02.03.20 23:34

peacelife

peacelife

Thành viên gắn bó
0943622212
Thành viên gắn bó
Tổn thương gan do thuốc có thể gây ra bởi độc tính của thuốc hoặc các chất chuyển hóa trung gian, ức chế quá trình beta-oxy hóa acid béo ở ty thể và còn có thể do các cơ chế qua trung gian miễn dịch. Mặc dù các cơ chế này là khác biệt, chúng cũng có thể liên quan với nhau (ví dụ: sự phá hủy tế bào gan ban đầu do độc tính thuốc có thể được tăng cường hơn nữa bởi các phản ứng viêm tiếp theo). Như vậy, thuốc uống chuyển hóa đáng kể ở gan có nhiều khả năng dẫn đến tổn thương gan do thuốc.
Thời gian gây ảnh hưởng đến gan có thể ngắn (3 - 30 ngày) hoặc dài trên 90 ngày tùy theo liều lượng thuốc và theo thể trạng của từng người bệnh. Một số thuốc như paracetamol, troglitazon, valproat, stavudin và amoxcilin/clavulanat được đánh giá là có tỷ lệ gây tổn thương gan cao nhất. Nhóm thuốc thường gây tổn thương gan bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc trị lao, thuốc trị động kinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị ung thư...
Những loại thuốc dùng nhiều sẽ gây tổn thương gan
Kháng sinh: Nhóm beta-lactam, như penicillin và cephalosporin, thường liên quan tới tổn thương gan do thuốc. Các chất ức chế beta-lactamase (axit clavulanic) làm tăng đáng kể tần suất của các phản ứng bất lợi dẫn đến ứ mật hoặc tổn thương gan hỗn hợp. Tổn thương gan do thuốc gây ra bởi các hợp chất acid clavulanic thường được biểu hiện qua vàng da có thể hồi phục được, thậm chí các trường hợp nghiêm trọng cần ghép gan hoặc tử vong.
Thuốc trị nấm: Ketoconazole và các azole khác có liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc trị nấm cần theo dõi cẩn thận và nên ngừng thuốc ngay nếu men gan tăng cao đột ngột. Nếu không xử lý ngay có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng và tử vong.
Paracetamol là ví dụ kinh điển của tổn thương gan do thuốc cấp tính, độc tính phụ thuộc liều và chiếm số lượng lớn nhất trong các trường hợp gây tổn thương gan do thuốc. Các biện pháp điều trị ban đầu bao gồm làm rỗng dạ dày bằng cách thụt rửa dạ dày hoặc dùng sirô ipeca và uống than hoạt tính trong vòng bốn giờ đầu. N-acetyl-cysteine là thuốc giải độc đặc hiệu có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân hồi phục sau nhiễm độc paracetamol không có di chứng gan lâu dài. Các trường hợp nhiễm độc paracetamol nghiêm trọng có thể tiến triển thành suy gan cấp tính và có thể phải ghép gan.
Thuốc gây mê: Tổn thương gan do halothane gây ra thường xảy ra sau nhiều lần phơi nhiễm và được cho là do cơ chế miễn dịch. Biểu hiện lâm sàng có thể là sốt và vàng da sau khi dùng thuốc. Sự phá hủy tế bào gan được phản ánh bởi transaminase huyết thanh tăng cao và sự gia tăng bạch cầu ái toan cho thấy phản ứng miễn dịch. Kết quả sinh thiết có thể bao gồm từ thâm nhiễm bạch cầu đến hoại tử gan lớn. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ, nhưng suy gan cấp tính có thể xảy ra, có khả năng phải ghép gan.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết