Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Tác động của CNTT vào nền kinh tế như thế nào FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Tác động của CNTT vào nền kinh tế như thế nào FfWzt02
 


#1

03.03.20 18:43

chau2509

chau2509

Thành viên gắn bó
0834352168
Thành viên gắn bó
Cao đẳng công nghệ thông tin Đắk Lắk
Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology ) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.
Tuyển sinh cao đẳng công nghệ thông tin Đắk Lắk
Tác động của CNTT vào nền kinh tế như thế nào Cao-%C4%91%E1%BA%B3ng-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-th%C3%B4ng-tin-800x332

CNTT – động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức

Tác động của CNTT vào nền kinh tếTuyển sinh cao đẳng công nghệ thông tin Tây Nguyên
Trên cơ sở những thành tựu bước đầu của ngành CNTT như vậy, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò động lực của nó. Phát triển kinh tế tri thức nghĩa là đã đạt tới một trình độ phát triển cao, trình độ mà trong đó, nhân tố con người với tiềm lực trí tuệ của mình được sử dụng một cách triệt để. Đi liền với kinh tế tri thức không thể thiếu được sự phát triển của CNTT – động lực to lớn nhất để đạt tới nền kinh tế tri thức. Muốn có một nền kinh tế tri thức, CNTT phải có độ phủ sóng rộng rãi tới tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. CNTT đã và đang góp phần ngày càng quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển nhanh hơn, góp phần hội nhập quốc tế hiệu quả hơn.

            Phát biểu tại lễ trao giải thưởng CNTT-TT Việt Nam 2008 diễn ra ngày 14/3/2009 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, CNTT-TT đã có những đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước và tiềm năng hình thành một ngành công nghiệp mới của đất nước.

Phát triển công nghệ thông tin thành hạ tầng mềm là động lực đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều học giả trên thế giới đã dự báo về một nền kinh tế - xã hội “hậu công nghiệp” - kinh tế trí thức sẽ xuất hiện trong tương lai gần, như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. Nhiều nhà khoa học Việt Nam, đã tiếp cận và quảng bá rộng rãi dự báo ấy với hy vọng khích lệ thế hệ trẻ Việt Nam nắm thời cơ, đưa đất nước tiến kịp những nước phát triển “sánh vai cùng cường quốc năm châu”. Năm 2011, nhìn lại 10 năm đầu của thế kỷ XXI, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, kinh tế tri thức đang dần lộ diện. Dù muốn hay không thì điện thoại di động, máy vi tính được nối mạng internet... cũng đã trở thành những vật hiện hữu, là tài sản, là công cụ của mỗi cá nhân, của các tổ chức, các thành phần trong xã hội, mà các sản phẩm ấy chính là công cụ của kinh tế tri thức! Trong những năm qua, nhất là sau khi có Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) thì Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh. CNTT được ứng dụng hầu hết trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội và trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động toàn xã hội.

CNTT là khâu đột phá, là động lực để đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế tri thức.
CNTT đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay. CNTT đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.
Tuyển sinh cao đẳng công nghệ thông tin Buôn Ma Thuột
Công nghệ thông tin (CNTT) là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích tăng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng. Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao, đã đào tạo được hàng triệu nhân công CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua việc thu thuế.

Sự xuất hiện và ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế đã đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Với việc xác định nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng để tạo ra của cải, việc làm cho tất cả các ngành kinh tế, chúng ta càng thấy rõ và khẳng định động lực tiên quyết của nền kinh tế tri thức phải là CNTT.

Cũng tại diễn đàn CNTT Thế giới 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chiến lược tăng tốc để sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Nội dung chiến lược tập trung vào việc hoàn thiện môi trường pháp lý, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển công nghiệp CNTT, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đông đảo và có chất lượng cao.
Tuyển sinh cao đẳng công nghệ thông tin BMT

Từ sự xác định đúng đắn vai trò của CNTT trong nền kinh tế tri thức, ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc đưa ngành CNTT - TT sánh ngang tầm khu vực và thế giới. Đề án đặt ra mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt từ 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng CNTT - TT đóng góp vào GDP đạt từ 8-10%.


Tại Cao Đẳng công nghệ thông tin Đăk Lăk với tiêu chí Thực học - Thực hành - Thực nghiệp các bạn sẽ được học tại một môi trường chất lượng với những giảng viên ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Chúc các bạn thành công!

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết