Nguồn cầu cho thuê văn phòng ảo ở TP HCM và Hà Nội đều được dự báo sẽ vọt lên trên 10% trong nửa cuối năm 2016, thậm chí tiến đến ngưỡng 15% trong năm 2017, theo Savills Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của đơn vị tư vấn bất động sản này cho biết, nhu cầu văn phòng hạng A và B đang tăng vọt tại hai đô thị lớn nhất nước. Ở TP HCM, nhu cầu thuê văn phòng được dự báo sẽ tăng 13% vào nửa cuối năm 2016 và 14% vào năm 2017 trong khi ở Hà Nội, tỷ lệ gia tăng được dự đoán là 11% vào nửa cuối năm 2016 và 15% vào năm 2017.
Với nguồn cầu tăng lên, giá văn phòng cho thuê cũng được cho là nhiều khả năng đi lên. Theo đó, giá thuê sàn văn phòng hạng A và B tại TP HCM có thể tăng 4% trong năm nửa cuối 2016 và 9% trong năm 2017. Những tòa nhà ở vị trí trung tâm có thể có giá thuê tăng đến 10%. Riêng Hà Nội, giá thuê trung bình của hạng A và B dự kiến tăng trưởng 4% trong nửa cuối năm 2016 và ổn định (giảm 3%) trong năm 2017.
Những dự báo sáng lạn về thị trường văn phòng cho thuê bắt nguồn từ hai yếu tố. Thứ nhất, GDP của Việt Nam dự kiến tăng trưởng tốt trong 3 năm tới và nhiều ngành công nghiệp sẽ phát triển mạnh, tác động tích cực đến nhu cầu thuê văn phòng. Trong số 23 ngành thì tài chính, bảo hiểm và ngân hàng là những ngành sẽ có nhu cầu thuê văn phòng cao nhất.
Thứ hai, các hiệp định thương mại, điển hình là Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hút và mở rộng các ngành kinh doanh đặc biệt là sản xuất, phân phối và hậu cần và thu hút khách thuê nước ngoài. GDP giữ mức tăng trưởng khả quan cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong nước đăng ký mới khiến nguồn cầu nội địa được cải thiện. Khi nguồn cung mới hạn chế, nhiều khả năng giá thuê sẽ tăng trong ngắn hạn.
Dữ liệu quý II/2016, công suất trung bình của các tòa nhà văn phòng ảo quận 1 hạng A và B tại TP HCM là 93%, tăng 2 điểm phần trăm theo năm. Công suất thuê của hạng A đạt mức cao nhất trong 6 năm qua với mức 96%. Nguồn cung tại TP HCM hiện chỉ có 9 tòa nhà.
Tại Hà Nội, giá thuê của văn phòng hạng A và B trong quý II/2016 là 21USD/m2/tháng, giảm 0,2% theo năm nhưng nhu cầu thuê đang trên đà hồi phục. Công suất trung bình đạt 81%, tăng 9 điểm phần trăm theo năm.
Tính đến tháng 6/2016, nhu cầu văn phòng hạng A và B ở cả hai thành phố phần lớn đến từ các công ty nước ngoài. Ở TP HCM, các công ty nước ngoài chiếm 76% diện tích thuê, trong khi tỷ lệ này ở Hà Nội là 66%. Nếu phân theo ngành thì các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm lại là khách thuê chủ yếu văn phòng hạng A và B ở cả hai thành phố, chiếm 28% ở TP HCM và 30% ở Hà Nội.
Khó xử lý vi phạm
Anh Nguyễn Tiến Trung, trú tại phố Thái Thịnh (quận Đống Đa) cho biết, cách đây hơn một năm, khi tìm đối tác làm ăn trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, anh đã tìm tới văn phòng Công ty cổ phần mỹ phẩm V.P đặt trụ sở tại một tòa nhà trên phố Láng Hạ để ký hợp đồng cung cấp sản phẩm. Thời gian đầu, Công ty V.P cung cấp hàng hóa đầy đủ, nhưng khoảng ba tháng sau, công ty này đã “ôm” 50 triệu đồng tiền hàng của anh Trung “biến mất”. Tìm đến tòa nhà nêu trên để tìm hiểu, anh nhận được câu trả lời ráo hoảnh: Công ty V.P đã chấm dứt hợp đồng, không thuê văn phòng ở tòa nhà này nữa. Mọi thông tin cá nhân còn lại, chỉ là bản phô-tô chứng minh nhân dân cùng số điện thoại giao dịch mà anh Trung đã có từ trước. “Tôi nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, nhưng số thuê bao đã tắt máy cho nên đành chịu. Đã nghĩ đến việc khởi kiện ra tòa để truy trách nhiệm của công ty này, nhưng nghĩ lại, với số tiền không quá lớn, theo đuổi kiện tụng mất nhiều thời gian cho nên tôi đành bỏ qua. Trước đây chủ quan, không tìm hiểu kỹ về trụ sở, địa chỉ của công ty này, tôi chỉ nghĩ đơn giản họ có văn phòng, biển hiệu, lại thuê văn phòng ở một tòa nhà thuộc loại “sang” nhất nhì tuyến phố thì không thể có kiểu làm ăn chụp giật như vậy được. Âu cũng là bài học để rút kinh nghiệm sau này” - anh Trung buồn rầu.
Chị Nguyễn Thị Thoát, trú tại phố Tô Hiệu (quận Hà Đông) cho biết, chị tìm hiểu và biết một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng sữa dùng cho trẻ nhỏ, có trụ sở tại một tòa nhà trên phố Kim Mã (quận Ba Đình) cho nên đặt mua 20 hộp sữa loại 900 g, xuất xứ từ Ô-xtrây-li-a, dành cho trẻ hơn ba tuổi. Mặc dù tiền đặt hàng đã chuyển trước vào tài khoản hơn 50%, nhưng chị đợi mãi không thấy công ty chuyển hàng tới. Tìm tới trụ sở để hỏi, chị mới "giật mình", họ thuê văn phòng ảo và đã hết hạn hợp đồng hơn một tháng. Cố liên lạc qua điện thoại thì họ đã bỏ số, không thể liên lạc được.
Trước vấn đề nêu trên, luật sư Lê Hồng Hiển, Giám đốc Công ty luật “Nay và Mai” cho biết, theo quy định tại Điều 43 Luật DN năm 2014, trụ sở chính của DN là địa điểm liên lạc của DN trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, khi thành lập và hoạt động, DN phải có trụ sở và địa chỉ rõ ràng. Trụ sở này có thể thuộc sở hữu của DN hoặc đi thuê. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể diện tích tối thiểu để làm trụ sở của DN là bao nhiêu. Do đó, nhiều DN đã lách luật bằng cách thuê văn phòng ảo, một địa điểm chỉ vài chục m2 mà có tới hàng chục, thậm chí hơn 100 DN đăng ký, treo biển làm trụ sở để được cấp đăng ký kinh doanh. Cũng theo luật sư Hiển, hiện có không ít trường hợp dựa vào kẽ hở này để mua bán hóa đơn trái pháp luật và thực hiện nhiều hành vi vi phạm. Nhiều DN buôn bán, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên in-tơ-nét hoặc qua điện thoại, khi xảy ra tranh chấp, sẽ rất khó giải quyết vì không thể tìm được người bán. Thậm chí, nếu người mua hàng muốn khởi kiện người bán ra tòa án mà không xác định được chính xác địa chỉ trụ sở chính của bên bán hàng, cũng không đủ điều kiện để tòa án thụ lý, giải quyết. Đồng thời, cũng không xác định được tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh nào có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, khi trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng, nhất là các giao dịch có giá trị lớn, người mua cần hết sức cảnh giác, thận trọng, kiểm tra đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến bên bán như địa chỉ trụ sở, giấy phép đăng ký kinh doanh trước khi giao dịch. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các “DN ma”, hoạt động chui, vi phạm pháp luật và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và phòng tránh.
TS Nguyễn Hữu Cung, giảng viên Trường đại học Hùng Vương cho biết, mô hình văn phòng ảo đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và xuất hiện tại Việt Nam gần đây như một nhu cầu tất yếu, giúp nhiều DN tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, tuyển dụng nhân viên tiếp tân, thư ký nhưng vẫn có một văn phòng lịch sự, chuyên nghiệp để tiếp khách. Tuy nhiên, mô hình này cũng chưa có quy định điều chỉnh, vì thế, một số DN đã cố tình lách luật bằng cách mua bán hóa đơn, trốn thuế, nợ bảo hiểm,… ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh. Do đó, cần có các giải pháp thiết thực nhằm quản lý văn phòng ảo, nhất là các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Báo cáo mới nhất của đơn vị tư vấn bất động sản này cho biết, nhu cầu văn phòng hạng A và B đang tăng vọt tại hai đô thị lớn nhất nước. Ở TP HCM, nhu cầu thuê văn phòng được dự báo sẽ tăng 13% vào nửa cuối năm 2016 và 14% vào năm 2017 trong khi ở Hà Nội, tỷ lệ gia tăng được dự đoán là 11% vào nửa cuối năm 2016 và 15% vào năm 2017.
Với nguồn cầu tăng lên, giá văn phòng cho thuê cũng được cho là nhiều khả năng đi lên. Theo đó, giá thuê sàn văn phòng hạng A và B tại TP HCM có thể tăng 4% trong năm nửa cuối 2016 và 9% trong năm 2017. Những tòa nhà ở vị trí trung tâm có thể có giá thuê tăng đến 10%. Riêng Hà Nội, giá thuê trung bình của hạng A và B dự kiến tăng trưởng 4% trong nửa cuối năm 2016 và ổn định (giảm 3%) trong năm 2017.
Những dự báo sáng lạn về thị trường văn phòng cho thuê bắt nguồn từ hai yếu tố. Thứ nhất, GDP của Việt Nam dự kiến tăng trưởng tốt trong 3 năm tới và nhiều ngành công nghiệp sẽ phát triển mạnh, tác động tích cực đến nhu cầu thuê văn phòng. Trong số 23 ngành thì tài chính, bảo hiểm và ngân hàng là những ngành sẽ có nhu cầu thuê văn phòng cao nhất.
Thứ hai, các hiệp định thương mại, điển hình là Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hút và mở rộng các ngành kinh doanh đặc biệt là sản xuất, phân phối và hậu cần và thu hút khách thuê nước ngoài. GDP giữ mức tăng trưởng khả quan cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong nước đăng ký mới khiến nguồn cầu nội địa được cải thiện. Khi nguồn cung mới hạn chế, nhiều khả năng giá thuê sẽ tăng trong ngắn hạn.
Dữ liệu quý II/2016, công suất trung bình của các tòa nhà văn phòng ảo quận 1 hạng A và B tại TP HCM là 93%, tăng 2 điểm phần trăm theo năm. Công suất thuê của hạng A đạt mức cao nhất trong 6 năm qua với mức 96%. Nguồn cung tại TP HCM hiện chỉ có 9 tòa nhà.
Tại Hà Nội, giá thuê của văn phòng hạng A và B trong quý II/2016 là 21USD/m2/tháng, giảm 0,2% theo năm nhưng nhu cầu thuê đang trên đà hồi phục. Công suất trung bình đạt 81%, tăng 9 điểm phần trăm theo năm.
Tính đến tháng 6/2016, nhu cầu văn phòng hạng A và B ở cả hai thành phố phần lớn đến từ các công ty nước ngoài. Ở TP HCM, các công ty nước ngoài chiếm 76% diện tích thuê, trong khi tỷ lệ này ở Hà Nội là 66%. Nếu phân theo ngành thì các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm lại là khách thuê chủ yếu văn phòng hạng A và B ở cả hai thành phố, chiếm 28% ở TP HCM và 30% ở Hà Nội.
Khó xử lý vi phạm
Anh Nguyễn Tiến Trung, trú tại phố Thái Thịnh (quận Đống Đa) cho biết, cách đây hơn một năm, khi tìm đối tác làm ăn trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, anh đã tìm tới văn phòng Công ty cổ phần mỹ phẩm V.P đặt trụ sở tại một tòa nhà trên phố Láng Hạ để ký hợp đồng cung cấp sản phẩm. Thời gian đầu, Công ty V.P cung cấp hàng hóa đầy đủ, nhưng khoảng ba tháng sau, công ty này đã “ôm” 50 triệu đồng tiền hàng của anh Trung “biến mất”. Tìm đến tòa nhà nêu trên để tìm hiểu, anh nhận được câu trả lời ráo hoảnh: Công ty V.P đã chấm dứt hợp đồng, không thuê văn phòng ở tòa nhà này nữa. Mọi thông tin cá nhân còn lại, chỉ là bản phô-tô chứng minh nhân dân cùng số điện thoại giao dịch mà anh Trung đã có từ trước. “Tôi nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, nhưng số thuê bao đã tắt máy cho nên đành chịu. Đã nghĩ đến việc khởi kiện ra tòa để truy trách nhiệm của công ty này, nhưng nghĩ lại, với số tiền không quá lớn, theo đuổi kiện tụng mất nhiều thời gian cho nên tôi đành bỏ qua. Trước đây chủ quan, không tìm hiểu kỹ về trụ sở, địa chỉ của công ty này, tôi chỉ nghĩ đơn giản họ có văn phòng, biển hiệu, lại thuê văn phòng ở một tòa nhà thuộc loại “sang” nhất nhì tuyến phố thì không thể có kiểu làm ăn chụp giật như vậy được. Âu cũng là bài học để rút kinh nghiệm sau này” - anh Trung buồn rầu.
Chị Nguyễn Thị Thoát, trú tại phố Tô Hiệu (quận Hà Đông) cho biết, chị tìm hiểu và biết một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng sữa dùng cho trẻ nhỏ, có trụ sở tại một tòa nhà trên phố Kim Mã (quận Ba Đình) cho nên đặt mua 20 hộp sữa loại 900 g, xuất xứ từ Ô-xtrây-li-a, dành cho trẻ hơn ba tuổi. Mặc dù tiền đặt hàng đã chuyển trước vào tài khoản hơn 50%, nhưng chị đợi mãi không thấy công ty chuyển hàng tới. Tìm tới trụ sở để hỏi, chị mới "giật mình", họ thuê văn phòng ảo và đã hết hạn hợp đồng hơn một tháng. Cố liên lạc qua điện thoại thì họ đã bỏ số, không thể liên lạc được.
Trước vấn đề nêu trên, luật sư Lê Hồng Hiển, Giám đốc Công ty luật “Nay và Mai” cho biết, theo quy định tại Điều 43 Luật DN năm 2014, trụ sở chính của DN là địa điểm liên lạc của DN trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, khi thành lập và hoạt động, DN phải có trụ sở và địa chỉ rõ ràng. Trụ sở này có thể thuộc sở hữu của DN hoặc đi thuê. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể diện tích tối thiểu để làm trụ sở của DN là bao nhiêu. Do đó, nhiều DN đã lách luật bằng cách thuê văn phòng ảo, một địa điểm chỉ vài chục m2 mà có tới hàng chục, thậm chí hơn 100 DN đăng ký, treo biển làm trụ sở để được cấp đăng ký kinh doanh. Cũng theo luật sư Hiển, hiện có không ít trường hợp dựa vào kẽ hở này để mua bán hóa đơn trái pháp luật và thực hiện nhiều hành vi vi phạm. Nhiều DN buôn bán, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên in-tơ-nét hoặc qua điện thoại, khi xảy ra tranh chấp, sẽ rất khó giải quyết vì không thể tìm được người bán. Thậm chí, nếu người mua hàng muốn khởi kiện người bán ra tòa án mà không xác định được chính xác địa chỉ trụ sở chính của bên bán hàng, cũng không đủ điều kiện để tòa án thụ lý, giải quyết. Đồng thời, cũng không xác định được tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh nào có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, khi trao đổi, mua bán hàng hóa qua mạng, nhất là các giao dịch có giá trị lớn, người mua cần hết sức cảnh giác, thận trọng, kiểm tra đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến bên bán như địa chỉ trụ sở, giấy phép đăng ký kinh doanh trước khi giao dịch. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các “DN ma”, hoạt động chui, vi phạm pháp luật và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và phòng tránh.
TS Nguyễn Hữu Cung, giảng viên Trường đại học Hùng Vương cho biết, mô hình văn phòng ảo đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và xuất hiện tại Việt Nam gần đây như một nhu cầu tất yếu, giúp nhiều DN tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, tuyển dụng nhân viên tiếp tân, thư ký nhưng vẫn có một văn phòng lịch sự, chuyên nghiệp để tiếp khách. Tuy nhiên, mô hình này cũng chưa có quy định điều chỉnh, vì thế, một số DN đã cố tình lách luật bằng cách mua bán hóa đơn, trốn thuế, nợ bảo hiểm,… ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh. Do đó, cần có các giải pháp thiết thực nhằm quản lý văn phòng ảo, nhất là các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.