Minh_Van
Thành viên gắn bó 0976521204
Quá tải – Điểm bão hoà:
Thông thường, nếu bạn tập trung toàn bộ sức lực học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ thì chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy sự tiến bộ vô cùng ấn tượng. Nhưng với cường độ học tập cao như vậy thật sự bạn khó lòng có thể duy trì lâu nếu không có sự nghỉ ngơi hợp lý. Bạn sẽ đạt đến điểm bão hoà – thời điểm bạn cảm thấy dù cố gắng học nhưng không thể hấp thu kiến thức hơn được nữa. Vì thế hãy có kế hoạch học tập và nghỉ ngơi thật hiệu quả. Hãy coi sự nghỉ ngơi là phần thưởng cho bạn sau mỗi lần đạt được mục tiêu, điều đó sẽ tiếp thêm năng lượng và động lực cho bạn để vươn tới những mục tiêu cao hơn.
Có thể cũng có những thời điểm bạn cảm thấy chán nản hay thất vọng, đó là chuyện bình thường, hãy coi việc học ngoại ngữ như một trò chơi, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn.
Xem thêm: Học tiếng Hàn ở BMT, Học tiếng Hàn ở Đắk Lắk, Học tiếng Hàn ở Buôn Ma Thuột
CHAPTER 2: Nhiệm vụ của bạn
Bây giờ, bạn đã nhận ra những quan niệm, suy nghĩ, niềm tin sai lầm của mình, hãy loại bỏ chúng ngay lập tức. Bước tiếp theo, hãy thiết lập cho bản thân mục tiêu thật rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, đặc biệt phải có thời hạn cụ thể.
Nếu là tôi, tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu “Giao tiếp trôi chảy lưu loát trong vòng 3 tháng”
Đầu tiên bạn phải hiểu: “Trôi chảy lưu loát” có nghĩa là gì, như thế nào thì được gọi là “trôi chảy lưu loát”?
Nhiều người học ngoại ngữ cho rằng, điều đó có nghĩa là bạn phải có khả năng tham gia các cuộc tranh luận với chủ đề phức tạp, trừu tượng hoặc mang tính triết lý, lý luận cao, hơn nữa bạn phải nói chuyện lưu loát tới mức không có vấp váp, sử dụng từ vựng phức khó và khả năng diễn đạt ở trình độ cao. Nếu bạn chọn những tiêu chí rất cao này cho mục tiêu “Lưu loát” của bạn thì có lẽ bạn sẽ sớm thất vọng, vì thậm chí bạn chưa chắc có thể đạt được những tiêu chuẩn này với tiếng mẹ đẻ của mình.
Vậy bạn nên định nghĩa “Lưu loát” như thế nào để phù hợp với mục tiêu của mình. Theo từ điển Oxford, “lưu loát” có nghĩa là có khả năng trình bày, diễn đạt một cách dễ dàng, rành mạch và chính xác bằng ngôn ngữ thông qua nói hoặc viết. Đây mới là mục tiêu bạn nên nhắm đến.
Hệ thống CEFRL (Common European Framework of Reference for Language)
Đây là một hệ thống đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn. Trong đó chia ra 3 cấp độ chính bao gồm:
A: Beginner (Sơ cấp)
B: Intermediate (Trung cấp)
C: Advanced (Cao cấp)
Để đánh giá cụ thể hơn, hệ thống này còn chia nhỏ các cấp độ hơn nữa, bao gồm A1,A2,B1,B2,C1,C2
Nếu bạn có thể hoàn thành cấp độ A, khả năng ngôn ngữ của bạn đủ dùng cho những nhu cầu cơ bản thiết yếu hàng ngày, còn nếu bạn vượt qua cấp độ C thì bạn có thể làm bất cứ điều gì với ngôn ngữ đó, bao gồm cả việc sử dụng nó trong công việc như tiếng mẹ đẻ của bạn. Còn mục tiêu của bạn là “Lưu loát” nằm ở cấp độ B2 trở lên. Từ cấp độ này, bạn có thể tương tác dễ dàng, tự nhiên với mọi người, sống bằng ngôn ngữ đó, có thể thảo luận hầu hết các chủ đề, nhưng ở cấp độ này, đôi chút vấp váp hay phát âm chưa chuẩn vẫn được chấp nhận, miễn là nó không cản trở quá trình giao tiếp của bạn.
Không có gì là hoàn hảo cả, vì thế đừng bao giờ cố bắt bản thân phải thật hoàn hảo, hãy nhận ra hạn chế của mình và từng bước cải thiện, đừng chán nản vì điều đó. Bạn sẽ đến gần hơn với sự “hoàn hảo” nhưng dù bạn có học tập chăm chỉ đến cỡ nào thì cũng không bao giờ có thể chạm đến mức “hoàn hảo”, bởi học tập không bao giờ có điểm cuối, bạn không bao giờ có thể nói việc học của bạn đã hoàn thành, thậm chí với chính tiếng mẹ đẻ của bạn, vẫn còn nhiều điều phải học hỏi.
Mất bao lâu để đạt đến ngưỡng “lưu loát”?
Nếu bạn thật sự nghiêm khắc với bản thân và nghiêm túc với việc đạt được mục tiêu đề ra, thì 3 tháng là đủ để bạn giao tiếp một cách tương đối ở mức độ xã giao, tương đương với việc đạt đến trình độ A2 hoặc B1.
Bạn cần phải cam kết sẽ làm được trong thời gian 3 tháng này, một thời hạn ngắn sẽ buộc bạn phải nỗ lực nhiều hơn mức bình thường, và khi bạn làm được điều đó thì không gì là không thể.
Cấp độ thành công:
Thành công cũng chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều người mới chỉ đạt chút thành công nho nhỏ đã tự mãn và sao nhãng việc học tập, vì thế họ không bao giờ đi đến cuối con đường đã chọn. Hãy cố gắng đạt đến thành công ở mức cao nhất bạn có thế. Đừng đặt mục tiêu quá dễ hay 100% bạn sẽ đạt được, vì nó không tạo cảm hứng và động lực cho bạn. Hãy đặt một mục tiêu đủ lớn, đó là mục tiêu khiến bạn cảm thấy đôi chút sợ hãi nhưng lại đầy hưng phấn khi nghĩ đến. Nó sẽ buộc bạn phải vượt ra khỏi những giới hạn của mình để chinh phục những nấc thang cao hơn.
Mini-missions (Nhiệm vụ nhỏ):
Đó là những ưu tiên của bạn vào một thời điểm nhất định nhằm giải quyết những vấn đề nhất định. Những Mini-mission này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể và khắc phục những điểm yếu của bạn hiệu quả.
Ví dụ: trong một khoảng thời gian, bạn chỉ tập trung khắc phục duy nhất khả năng phát âm còn đang yếu của mình.
Nó sẽ cho bạn cảm giác bạn đang ngày càng tiến bộ. Hãy liên tục thử thách bản thân, nâng dần độ khó để liên tục phá vỡ những giới hạn của mình.
Thông thường, nếu bạn tập trung toàn bộ sức lực học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ thì chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm thấy sự tiến bộ vô cùng ấn tượng. Nhưng với cường độ học tập cao như vậy thật sự bạn khó lòng có thể duy trì lâu nếu không có sự nghỉ ngơi hợp lý. Bạn sẽ đạt đến điểm bão hoà – thời điểm bạn cảm thấy dù cố gắng học nhưng không thể hấp thu kiến thức hơn được nữa. Vì thế hãy có kế hoạch học tập và nghỉ ngơi thật hiệu quả. Hãy coi sự nghỉ ngơi là phần thưởng cho bạn sau mỗi lần đạt được mục tiêu, điều đó sẽ tiếp thêm năng lượng và động lực cho bạn để vươn tới những mục tiêu cao hơn.
Có thể cũng có những thời điểm bạn cảm thấy chán nản hay thất vọng, đó là chuyện bình thường, hãy coi việc học ngoại ngữ như một trò chơi, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn.
Xem thêm: Học tiếng Hàn ở BMT, Học tiếng Hàn ở Đắk Lắk, Học tiếng Hàn ở Buôn Ma Thuột
CHAPTER 2: Nhiệm vụ của bạn
Bây giờ, bạn đã nhận ra những quan niệm, suy nghĩ, niềm tin sai lầm của mình, hãy loại bỏ chúng ngay lập tức. Bước tiếp theo, hãy thiết lập cho bản thân mục tiêu thật rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, đặc biệt phải có thời hạn cụ thể.
Nếu là tôi, tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu “Giao tiếp trôi chảy lưu loát trong vòng 3 tháng”
Đầu tiên bạn phải hiểu: “Trôi chảy lưu loát” có nghĩa là gì, như thế nào thì được gọi là “trôi chảy lưu loát”?
Nhiều người học ngoại ngữ cho rằng, điều đó có nghĩa là bạn phải có khả năng tham gia các cuộc tranh luận với chủ đề phức tạp, trừu tượng hoặc mang tính triết lý, lý luận cao, hơn nữa bạn phải nói chuyện lưu loát tới mức không có vấp váp, sử dụng từ vựng phức khó và khả năng diễn đạt ở trình độ cao. Nếu bạn chọn những tiêu chí rất cao này cho mục tiêu “Lưu loát” của bạn thì có lẽ bạn sẽ sớm thất vọng, vì thậm chí bạn chưa chắc có thể đạt được những tiêu chuẩn này với tiếng mẹ đẻ của mình.
Vậy bạn nên định nghĩa “Lưu loát” như thế nào để phù hợp với mục tiêu của mình. Theo từ điển Oxford, “lưu loát” có nghĩa là có khả năng trình bày, diễn đạt một cách dễ dàng, rành mạch và chính xác bằng ngôn ngữ thông qua nói hoặc viết. Đây mới là mục tiêu bạn nên nhắm đến.
Hệ thống CEFRL (Common European Framework of Reference for Language)
Đây là một hệ thống đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn. Trong đó chia ra 3 cấp độ chính bao gồm:
A: Beginner (Sơ cấp)
B: Intermediate (Trung cấp)
C: Advanced (Cao cấp)
Để đánh giá cụ thể hơn, hệ thống này còn chia nhỏ các cấp độ hơn nữa, bao gồm A1,A2,B1,B2,C1,C2
Nếu bạn có thể hoàn thành cấp độ A, khả năng ngôn ngữ của bạn đủ dùng cho những nhu cầu cơ bản thiết yếu hàng ngày, còn nếu bạn vượt qua cấp độ C thì bạn có thể làm bất cứ điều gì với ngôn ngữ đó, bao gồm cả việc sử dụng nó trong công việc như tiếng mẹ đẻ của bạn. Còn mục tiêu của bạn là “Lưu loát” nằm ở cấp độ B2 trở lên. Từ cấp độ này, bạn có thể tương tác dễ dàng, tự nhiên với mọi người, sống bằng ngôn ngữ đó, có thể thảo luận hầu hết các chủ đề, nhưng ở cấp độ này, đôi chút vấp váp hay phát âm chưa chuẩn vẫn được chấp nhận, miễn là nó không cản trở quá trình giao tiếp của bạn.
Không có gì là hoàn hảo cả, vì thế đừng bao giờ cố bắt bản thân phải thật hoàn hảo, hãy nhận ra hạn chế của mình và từng bước cải thiện, đừng chán nản vì điều đó. Bạn sẽ đến gần hơn với sự “hoàn hảo” nhưng dù bạn có học tập chăm chỉ đến cỡ nào thì cũng không bao giờ có thể chạm đến mức “hoàn hảo”, bởi học tập không bao giờ có điểm cuối, bạn không bao giờ có thể nói việc học của bạn đã hoàn thành, thậm chí với chính tiếng mẹ đẻ của bạn, vẫn còn nhiều điều phải học hỏi.
Mất bao lâu để đạt đến ngưỡng “lưu loát”?
Nếu bạn thật sự nghiêm khắc với bản thân và nghiêm túc với việc đạt được mục tiêu đề ra, thì 3 tháng là đủ để bạn giao tiếp một cách tương đối ở mức độ xã giao, tương đương với việc đạt đến trình độ A2 hoặc B1.
Bạn cần phải cam kết sẽ làm được trong thời gian 3 tháng này, một thời hạn ngắn sẽ buộc bạn phải nỗ lực nhiều hơn mức bình thường, và khi bạn làm được điều đó thì không gì là không thể.
Cấp độ thành công:
Thành công cũng chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều người mới chỉ đạt chút thành công nho nhỏ đã tự mãn và sao nhãng việc học tập, vì thế họ không bao giờ đi đến cuối con đường đã chọn. Hãy cố gắng đạt đến thành công ở mức cao nhất bạn có thế. Đừng đặt mục tiêu quá dễ hay 100% bạn sẽ đạt được, vì nó không tạo cảm hứng và động lực cho bạn. Hãy đặt một mục tiêu đủ lớn, đó là mục tiêu khiến bạn cảm thấy đôi chút sợ hãi nhưng lại đầy hưng phấn khi nghĩ đến. Nó sẽ buộc bạn phải vượt ra khỏi những giới hạn của mình để chinh phục những nấc thang cao hơn.
Mini-missions (Nhiệm vụ nhỏ):
Đó là những ưu tiên của bạn vào một thời điểm nhất định nhằm giải quyết những vấn đề nhất định. Những Mini-mission này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể và khắc phục những điểm yếu của bạn hiệu quả.
Ví dụ: trong một khoảng thời gian, bạn chỉ tập trung khắc phục duy nhất khả năng phát âm còn đang yếu của mình.
Nó sẽ cho bạn cảm giác bạn đang ngày càng tiến bộ. Hãy liên tục thử thách bản thân, nâng dần độ khó để liên tục phá vỡ những giới hạn của mình.