Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Khô miệng - Nguyên nhân và cách điều trị FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Khô miệng - Nguyên nhân và cách điều trị FfWzt02
 


#1

06.04.20 11:32

khietnguyen

khietnguyen

Thành viên cứng
01629531708 https://thammyhammat.net/
Thành viên cứng

Khô miệng xảy ra khi tuyến tiết nước bọt giảm tiết. Khô miệng ban đêm tạo ra cảm giác khó chịu và có thể là triệu chứng của một rối loạn tiềm ẩn về sức khoẻ hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Khô miệng thường liên quan đến lo lắng, ngáy ngủ, lão hóa và mất nước. Bạn không nên nhầm lẫn với sự xuất hiện khô miệng do khát nước. Sau đây là các nguyên nhân gây khô miệng vào ban đêm và các biện pháp xử trí đơn giản, khả thi tại nhà.


Khô miệng - Nguyên nhân và cách điều trị Kho-mieng

1- Khô miệng là bệnh gì?


Khô miệng không phải là bệnh lý răng miệng quá nguy hiểm nhưng thường gây nên cảm giác khó chịu, thậm chí mất ngủ về đêm. Chứng khô miệng làm răng bị suy yếu nhanh do tạo điều kiện cho axit, vi khuẩn khoang miệng sinh sôi phát triển mạnh, làm mất các chất khoáng và men có vai trò bảo vệ hàm răng.
(Xem thêm: https://www.longisland.com/profile/niengrangthammy)


Bị khô miệng đồng nghĩa với việc nước bọt tiết ra không đủ để ngăn ngừa sâu răng, làm sạch các mô cứng. mềm trong khoang miệng. Ngoài ra, còn cản trở quá trình nhai nghiền thức ăn, trung hoà axit, làm sạch răng miệng, triệt tiêu nước bọt để bảo vệ răng chống lại sự lây nhiễm của axit, vi sinh vật gây bệnh.
Khi nước bọt không đủ để làm ẩm khoang miệng sẽ dẫn đến một số triệu chứng như khô miệng rát lưỡi, viêm lợi,  khô môi chảy máu khi nói cười hoặc ăn nhai lớn, các bệnh bao tử, tinh thần mệt mỏi, làn da xanh xao kém sắc… Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

2 - Tại sao khô miệng? 




- Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý


Mệt mỏi, stress, áp lực trong công việc tạo nên những hooc-môn cản trở quá trình trao đổi chất, khiến chức năng bài tiết nước bọt rối loạn, gây nên chứng khô miệng.
Đặc biệt là làm việc trong điều kiện môi trường ngồi điều hòa, máy lạnh thì tình trạng khô miệng khát nước là không thể tránh khỏi.
- Nguyên nhân thói quen xấu khi ngủ


Những thói quen xấu như: ngủ ngáy, thở bằng miệng, ngủ sai tư thế, ngủ trên bàn làm việc... cũng là nguyên nhân không nhỏ gây nên tình trạng khô họng khát nước khi ngủ, thậm chí dẫn đến mất ngủ nếu nước bọt tiết ra không đủ để làm ẩm khoang miệng.
- Do bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa


Nếu đang gặp phải một số bệnh lý về đường hô hấp như ho, viêm họng viêm phế quản, trào ngược dạ dày hay rối loạn hệ tiêu hóa thì tuyến nước bọt sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, làm suy giảm khả năng tiết nước bọt và dẫn tới hiện tượng khô miệng về đêm.
- Do lão hóa
Tuổi tác cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến khô miệng. Vì người già thường xuyên phải dùng thuốc để chữa bệnh, gây rối loạn chức năng bài tiết đồng thời thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như trên.
- Nguyên nhân do bệnh lý


Khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng Sjogren tự miễn dịch, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, tiểu đường, HIV/AIDS, trầm cảm, đột quỵ... Đây chỉ là triệu chứng rất nhỏ nên thường ít được mọi người chú ý đến trong khi tuyến nước bọt vẫn hoạt động bình thường.
(Xem thêm: https://www.pechakucha.com/users/niengrangthammy)

- Do dùng sai liều lượng thuốc


Sử dụng sai liều lượng các loại thuốc chống trầm cảm, an thần, kháng sinh, thuốc trị bệnh parkinson, một số thuốc hạ áp, thuốc chống nôn, thuốc trị chứng đau nửa đầu... sẽ khiến cho cảm giác khô họng và khoang miệng ngày càng tăng lên.
- Khô miệng khi mang thai


Khi đang trong giai đoạn thai kỳ phát triển mạnh mẽ thì cơ thể cần huy động một lượng nước dồi dào và các chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho tế bào sống ngay trong bụng mẹ. Về cơ bản, việc mang bầu cũng làm rối loạn nội tiết tố, rối loạn tâm sinh lý của bà bầu nên không thể tránh khỏi tình trạng khô miệng khi ngủ.
Do đó, để điều trị khô miệng dứt điểm thì có thể áp dụng 10 biện pháp được các chuyên gia khuyên dùng sau đây!

3- Cách chữa bệnh khô miệng


 - Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ với kem đánh răng chứa nhiều fluoride để ngừa sâu răng. Hạn chế sử dụng nước súc miệng chứa nhiều cồn vì có thể làm tăng tình trạng khô miệng. Thay vào đó, hãy súc miệng với nước muối loãng ấm hàng ngày để làm sạch khoang miệng.
 - Nhấp nước hoặc uống các loại thức uống không đường nhằm làm tăng độ ẩm cho miệng, uống nước hay dùng các món canh, súp trong lúc ăn cũng giúp việc nhai nuốt trở nên dễ dàng hơn.
 - Nhai kẹo gum hoặc ngậm kẹo cứng không đường. Tuy nhiên cần lưu ý lượng xylitol có trong kẹo không đường, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc chuột rút khi sử dụng thường xuyên.
 - Dùng thử các loại nước bọt thay thế không kê toa chứa carboxymethyl cellulose hoặc hydroxyethyl cellulose, chẳng hạn như Biotene Oral Balance.
 - Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh khô miệng như dùng thuốc kích thích tiết nước bọt như pilocarpine  hoặc cevimeline để kích thích sản xuất nước bọt.
 - Điều chỉnh chế độ ăn uống, uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng.
 -  Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ khiến thần kinh trở nên căng thẳng, mệt mỏi.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị khô miệng, nếu gặp bất cứ triệu chứng hay vấn đề về răng miệng, gọi ngay đến số 1900.6900 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp miễn phí, tận tình.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết