Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Diễn đàn rao vặt tổng hợp: Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Diễn đàn rao vặt tổng hợp: Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự FfWzt02
 


#1

06.04.20 15:23

mlawkey

mlawkey

Thành viên gắn bó
0342457894
Thành viên gắn bó
Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
            Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các cấp xét xử cụ thể có những thẩm quyền phạm vi xét xử khác nhau như sau:
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
            Việc xác định phạm vi xét xử vụ án dân sự của tòa án một cách hợp lý, khoa học trên cơ sở tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự và các nguyên tắc khác của luật. Phạm vi xét xử của Tòa án còn tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết đúng và trúng nội dung vụ án, góp phần cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ án dân sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. 
Cơ sở của việc quy định phạm vi xét xử. Theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự: Đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự. Theo đó, các đương sự có quyền trong việc tự quyết định quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Quyền tự định đoạt của các đương sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự. Nội dung của nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự xác định quyền của đương sự tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của tòa án giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Phạm vi xét xử phúc thẩm được giới hạn bởi 2 vấn đề: Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề mà tại phiên tòa sơ thẩm đã giải quyết và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Toà phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuy nhiên việc đề xuất các chứng cứ mới trước tòa phúc thẩm để biện giải cho các yêu cầu của mình là quyền của đương sự và nó hoàn toàn khác với các yêu cầu mới. 
Trên đây là nội dung quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn về thủ tục thành lập công ty xin vui lòng liên hệ về Công ty TNHH Tư vấn Luật LawKey Việt Nam.  

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết