Kế toán là bộ phận quen thuộc ở bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào nhưng kế toán thương mại là gì và làm thế nào để có thể trở thành một nhân viên kế toán giỏi, chuyên nghiệp thì không phải ai cũng biết.
Khái niệm kế toán thương mại: Kế toán là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, họ là những người đảm nhận các công việc liên quan đến ghi chép, tổng hợp, tính toán và báo cáo những thông tin về kinh tế cho doanh nghiệp. Kế toán thương mại cũng là một trong số những vị trí kế toán quan trọng và phổ biến. Đây là hình thức đặc thù trong áp dụng trong kinh doanh dịch vụ tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhìn chung, kế toán thương mại gắn liền với hoạt động kinh doanh. Hiện nay, cùng với sự bùng nổ doanh nghiệp phục vụ sự phát triển kinh tế nên nhu cầu về kế toán thương mại cũng tăng cao. Theo thống kê, hiện nay nước ta có hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trung bình mỗi đơn vị cần đến 3-5 kế toán. Đó là lí do vì sao dù đã bão hòa song kế toán vẫn là ngành hot và được nhiều người lựa chọn để có một công việc ổn định, thu nhập tốt phục vụ cuộc sống.
Kế toán thương mại là một ngành đặc thù của kế toán nói chung. (Nguồn: Internet)
Công việc của kế toán thương mại: Rất nhiều người hiểu rõ khái niệm kế toán thương mại là gì nhưng lại mơ hồ về công việc mà một kế toán viên phải đảm nhận. Thông thường, công việc kế toán thường được chia nhỏ theo tháng, theo quý và theo năm. Báo cáo quý là sự tổng hợp của các tháng và cuối năm sẽ tiến hành tổng hợp lại toàn bộ số liệu của cả năm. Kế toán viên thương mại sẽ tiến hành theo dõi hóa đơn để theo dõi số lượng, tình trạng nhập xuất kho hàng hóa để hạch toán. Trước khi tiến hành hạch toán, kế toán viên sẽ phải rà soát lại toàn bộ thông tin để kiểm tra chính xác các hóa đơn rồi đặt in và phát hành hóa đơn nếu có. Với các doanh nghiệp, việc kiểm tra hàng hóa, tình trạng xuất nhập kho đều phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để theo dõi báo cáo lên cấp trên đồng thời đề xuất ra các biện pháp liên quan đến thúc đẩy kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành làm báo cáo tổng kết mỗi quý, mỗi năm để theo dõi sự phát triển của công ty và điều chỉnh chiến lược, mục tiêu phát triển hợp lí.
Nhiệm vụ chung của kế toán thương mại: Ngoài các công việc liên quan đến sổ sách, chứng từ, số liệu nói chung về kinh tế, tài chính của hoạt động sản xuất nói riêng cũng như cả công ty nói chung, bất cứ kế toán viên nào cũng phải đảm nhiệm một nhiệm vụ cực kì quan trọng, đó là theo dõi công nợ, bao gồm các khoản thu chi, công nợ phải thu, công nợ phải trả với khách hàng,… Việc làm này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối, tránh tình trạng nhầm lẫn các khách hàng với nhau, đồng thời không được bù trừ công nợ (trừ trường hợp đối tượng vừa là nhà cung cấp, vừa là khách hàng). Ngoài ra, toàn bộ những chi phí phát sinh của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động cần phải ghi lại một cách chi tiết, lập phiếu nếu cần để khi tổng hợp, cần quyết toán để giải trình và lưu lại trong trường hợp nghỉ việc để người sau tiếp nhận dễ dàng. Nhìn chung, công việc của kế toán thương mại khá nhiều về số lượng cũng như chất lượng, đòi hỏi kế toán viên phải có đủ trình độ, kỹ năng để đảm nhiệm tốt công việc của mình. Năng lực chính là nền tảng cơ bản để phát triển sự nghiệp và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Kế toán thương mại là gì?
Khái niệm kế toán thương mại: Kế toán là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, họ là những người đảm nhận các công việc liên quan đến ghi chép, tổng hợp, tính toán và báo cáo những thông tin về kinh tế cho doanh nghiệp. Kế toán thương mại cũng là một trong số những vị trí kế toán quan trọng và phổ biến. Đây là hình thức đặc thù trong áp dụng trong kinh doanh dịch vụ tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhìn chung, kế toán thương mại gắn liền với hoạt động kinh doanh. Hiện nay, cùng với sự bùng nổ doanh nghiệp phục vụ sự phát triển kinh tế nên nhu cầu về kế toán thương mại cũng tăng cao. Theo thống kê, hiện nay nước ta có hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trung bình mỗi đơn vị cần đến 3-5 kế toán. Đó là lí do vì sao dù đã bão hòa song kế toán vẫn là ngành hot và được nhiều người lựa chọn để có một công việc ổn định, thu nhập tốt phục vụ cuộc sống.
Kế toán thương mại là một ngành đặc thù của kế toán nói chung. (Nguồn: Internet)
>> Tham khảo ngay: CPA là gì? Cơ hội việc làm CPA tại https://bit.ly/3b2SBcx
Công việc của kế toán thương mại: Rất nhiều người hiểu rõ khái niệm kế toán thương mại là gì nhưng lại mơ hồ về công việc mà một kế toán viên phải đảm nhận. Thông thường, công việc kế toán thường được chia nhỏ theo tháng, theo quý và theo năm. Báo cáo quý là sự tổng hợp của các tháng và cuối năm sẽ tiến hành tổng hợp lại toàn bộ số liệu của cả năm. Kế toán viên thương mại sẽ tiến hành theo dõi hóa đơn để theo dõi số lượng, tình trạng nhập xuất kho hàng hóa để hạch toán. Trước khi tiến hành hạch toán, kế toán viên sẽ phải rà soát lại toàn bộ thông tin để kiểm tra chính xác các hóa đơn rồi đặt in và phát hành hóa đơn nếu có. Với các doanh nghiệp, việc kiểm tra hàng hóa, tình trạng xuất nhập kho đều phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để theo dõi báo cáo lên cấp trên đồng thời đề xuất ra các biện pháp liên quan đến thúc đẩy kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành làm báo cáo tổng kết mỗi quý, mỗi năm để theo dõi sự phát triển của công ty và điều chỉnh chiến lược, mục tiêu phát triển hợp lí.
Công việc của kế toán thương mại khá nhiều, đòi hỏi kiến thức và năng lực chuyên môn cao. (Nguồn: Internet)
>> Đọc thêm: Proforma invoice là gì? Kế toán nên đọc ngay để mở rộng kiến thức chuyên ngành
Nhiệm vụ chung của kế toán thương mại: Ngoài các công việc liên quan đến sổ sách, chứng từ, số liệu nói chung về kinh tế, tài chính của hoạt động sản xuất nói riêng cũng như cả công ty nói chung, bất cứ kế toán viên nào cũng phải đảm nhiệm một nhiệm vụ cực kì quan trọng, đó là theo dõi công nợ, bao gồm các khoản thu chi, công nợ phải thu, công nợ phải trả với khách hàng,… Việc làm này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối, tránh tình trạng nhầm lẫn các khách hàng với nhau, đồng thời không được bù trừ công nợ (trừ trường hợp đối tượng vừa là nhà cung cấp, vừa là khách hàng). Ngoài ra, toàn bộ những chi phí phát sinh của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động cần phải ghi lại một cách chi tiết, lập phiếu nếu cần để khi tổng hợp, cần quyết toán để giải trình và lưu lại trong trường hợp nghỉ việc để người sau tiếp nhận dễ dàng. Nhìn chung, công việc của kế toán thương mại khá nhiều về số lượng cũng như chất lượng, đòi hỏi kế toán viên phải có đủ trình độ, kỹ năng để đảm nhiệm tốt công việc của mình. Năng lực chính là nền tảng cơ bản để phát triển sự nghiệp và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.