Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Rụng tóc vành khăn ở trẻ em là gì? Có chữa được không FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Rụng tóc vành khăn ở trẻ em là gì? Có chữa được không FfWzt02
 


#1

21.04.20 15:51

vietskin

vietskin

Thành viên khởi nghiệp
0989783013
Thành viên khởi nghiệp
Nhiều mẹ không biết rụng tóc hình vành khăn là gì? Bởi vì bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 3-6 tháng tuổi. Và có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin trên và cách điều trị trẻ bị để các mẹ đều biết nhé!

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn ở trẻ em là gì? Có chữa được không Rung-toc-vanh-khan-la-gi-01
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng khi mà trẻ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể về các hoạt động như bé biết lẫy, biết bò…

Rụng tóc vành khăn có đáng lo không? 

Theo các chuyên gia tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một dấu hiệu không đáng lo. Thời điểm thường diễn ra vào thời điểm 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. 
Phân biệt rụng tóc vành khăn so với rụng tóc thường ở trẻ để kịp thời điều trị.

  • Rụng tóc vành khăn: Mất cả chân tóc và rụng từng đám, tóc rụng quay sau đầu thành hình vành khăn. Thường kèm các biểu hiện như quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, chậm vận động.


Đối với trẻ sơ sinh bị chứng rụng tóc vành khăn sẽ có những dấu hiệu đi kèm rõ rệt như:

  • Thường xuyên quấy khóc, khóc nhiều vào ban đêm.

  • Ngủ không sâu giấc.

  • Về đêm đổ nhiều mồ hôi (hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm).

  •  Lúc ngủ hay bị giật mình.


Như vậy là không chỉ do thiếu vitamin D mà còn có thể là biểu hiện của bệnh còi xương, rối loạn chuyển hóa canxi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. 

  • Rụng tóc bình thường: Tóc không rụng thành đám. Tóc không rụng nhiều. Không có hình vành khăn. Trẻ không có biểu hiện gì bất thường.


Khi phát hiện trẻ bị rụng tóc nhưng có những mảng hói lớn hơn cả một khoảng so với vị trí khác thì đừng vội lo lắng, hãy cẩn thận quan sát tư thế của trẻ khi hoạt động hay ngủ trước tiên.
Bởi trẻ sơ sinh chưa biết ngồi nên việc thường xuyên phải nằm và cọ xát đầu vào gối, khăn cũng là nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu đi và rụng dần.
Nếu thấy bé luôn ngủ ở một tư thế hoặc khi ngồi có xu hướng tựa phần đầu vào sau ghế thì vị trí bị tiếp xúc và cọ xát nhiều sẽ có xu hướng bị rụng tóc, gây nên mảng hói lớn hơn so với các vị trí khác. Phụ huynh sẽ nhận biết được tình trạng rụng tóc này rõ nhất vào khoảng thời gian 3 – 6 tháng tuổi, khi tóc trẻ mọc nhiều hơn so với thời điểm dưới 3 tháng. 
Đối với hiện tượng rụng tóc do tư thế nằm, từ 6 tháng đến 1 tuổi trở đi sẽ tự hết và tóc có thể mọc đều bình thường. 

Nguyên nhân của rụng tóc là gì?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc vành khăn, bao gồm:
Do tư thế ngủ thẳng của trẻ
Hầu hết các bé dưới 6 tháng thường nằm thẳng khi ngủ. Tư thế này làm tóc trẻ cọ xát nhiều xuống chiếu, đồng thời do nhiều tế bào chân tóc tạm thời chưa mọc hoặc có xu hướng rụng, do đó dẫn đến hiện tượng rụng tóc.
Do trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ em là do thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó chủ yếu là do thiếu vitamin D. Ngoài ra còn có thể do trẻ bị thiếu kẽm, sắt, vitamin C hoặc canxi.
Theo các nhà khoa học, vitamin D chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng. Khi trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng. Do đó, trẻ nằm, phần đầu cọ xát xuống chiếu sẽ dễ bị rụng.
Nguồn tài liệu tham khảo: https://www.vietskin.vn/rung-toc-vanh-khan-la-gi/
https://www.vietskin.vn/rung-toc/

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết