Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh giỏi và chuyên nghiệp phổ biến nhất, bởi vừa đánh giá được kỹ năng giao tiếp vừa khiến nhà tuyển dụng chọn lọc được các ứng viên có kiến thức chuyên môn tốt. Một ý khác của câu hỏi này là bạn có thể đóng góp được gì đối với sự phát triển của công ty để chúng tôi nhận bạn thay vì các ứng viên khác. Cách trả lời thông minh cho câu hỏi này là cho họ thấy những lợi ích mà bạn có thể mang về cho công ty khi làm việc, ảnh hưởng tích cực của bạn với công ty bằng những kỹ năng, kiến thức mang đặc trưng của riêng bạn. Với kinh doanh, ý tưởng mới lạ và kỹ năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng chính là ‘’chìa khóa vàng’’ mang đến thành công.
Nổi bật về kỹ năng cũng như kinh nghiệm sẽ giúp bạn khác biệt so với các ứng viên khác. (Nguồn: Internet)
Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?
Thành thật là lời khuyên lớn nhất dành cho bạn khi được phỏng vấn bằng câu hỏi này. Bất cứ ai cũng có khuyết điểm, nếu như bạn thiếu một điều kiện nào đó mà họ đưa ra khi yêu cầu ở ứng viên thì có thể thẳng thắn chia sẻ về điều đó. Điều quan trọng là đừng thẳng thừng quá khi trả lời tôi không biết, tôi không làm được mà có thể nói rằng, tôi chưa có kinh nghiệm trong việc gì đó, tôi chưa tìm hiểu kĩ về vấn đề này. Tuy nhiên, tôi tin rằng mình sẽ học hỏi nhanh chóng và thích nghi nhanh với công việc nếu được đào tạo.
Đừng ngại nói về khuyết điểm của bạn, các nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên thẳng thắn về điều này. (Nguồn: Internet)
>> Tìm hiểu ngay: Kỹ năng cứng là gì? Tại sao kỹ năng cứng luôn cần có trong mỗi công việc TẠI ĐÂY.
Nếu bị phê bình bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Với câu hỏi này, câu trả lời ghi điểm nhất được mọi nhà tuyển dụng mong chờ là kèm theo ví dụ minh họa thực tế. Thái độ tiếp nhận những lời chê bai là điều đương nhiên, kinh doanh được so sánh như một nghề ‘’làm dâu trăm họ’’ vì việc không vừa ý khách hàng cũng rất dễ hiểu, điều quan trọng là bạn biết cách rút kinh nghiệm và khắc phục cho những lần tiếp theo. Sau đó, hãy kể một lần bạn bị khiển trách và tổng kết những điều mà bạn rút ra được cho bản thân. Điều quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng muốn bạn hiểu được là phê bình chính là một bài học cần thiết và bắt buộc phải có trong công việc kinh doanh, quan trọng là cách đối diện của bạn với nó như thế nào mà thôi.
Thái độ tiếp nhận những lời phê bình sẽ quyết định khả năng phát triển của bạn trong nghề kinh doanh. (Nguồn: Internet)
Bạn có đồng ý làm thêm giờ hay không?
Việc tăng ca, làm thêm là chuyện rất bình thường ở bất cứ công việc nào, kinh doanh cũng không phải ngoại lệ. Ngoài ra, bạn có thể ‘’phỏng vấn ngược’’ lại nhà tuyển dụng bằng cách hỏi việc làm thêm và chế độ làm thêm cụ thể như thế nào, thời gian làm thêm là bao nhiêu, trả lương làm thêm như thế nào. Nếu khéo léo hơn, bạn có thể trả lời rằng mình không ngại làm thêm nhưng làm thêm có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày.
Nếu phải làm thêm, hãy trao đổi kĩ về chế độ và thời gian làm thêm giờ ngay từ trước khi bắt đầu công việc. (Nguồn: Internet)
>> Tìm hiểu ngay: Nhân viên kinh doanh bất động sản là gì? Những yếu tố nào để có thể trở thành nhân viên kinh doanh tại https://bit.ly/34VFpE1
Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Nếu như trong thông tin tuyển dụng của công ty ghi mức lương ứng viên thỏa thuận khi phỏng vấn thì đây chính là cơ hội để bạn đàm phán quyền lợi cho bản thân mình. Lưu ý rằng không nên nói quá cao hoặc quá thấp so với mong muốn và năng lực của bản thân, điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc ghi điểm với nhà tuyển dụng và hành trình đi làm sau này nếu trúng tuyển. Nếu cẩn thận, rất nhiều ứng viên còn tìm hiểu trước mức lương của những người cùng ngành nghề ở vị trí tương đương và cân đối trước khi đưa ra một con số cụ thể. Sau khi đưa ra mức lương, không phải nhà tuyển dụng nào cũng đồng ý ngay. Hãy đề nghị với nhà tuyển dụng cho bạn thêm 1,2 hôm để suy nghĩ trước khi trả lời.
Bạn muốn hỏi chúng tôi điều gì không?
Không nên nói quá cao hoặc quá thấp về mức lương so với mong muốn và năng lực của bản thân. (Nguồn: Internet)
Sự thụ động khi phỏng vấn là điều tối kị với ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều thiện cảm đối với những ứng viên chủ động hỏi họ một số câu hỏi khác khi phỏng vấn để họ thấy rằng bạn thực sự có mong muốn tìm hiểu về công ty và muốn được làm việc.
Hi vọng rằng một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và cách trả lời ‘’được lòng’’ nhà tuyển dụng nhất trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi phỏng vấn công việc yêu thích. Kết thúc quá trình phỏng vấn, hãy gửi lời cảm ơn chân thành đến họ, chào hỏi trước khi ra về và luôn thường trực nụ cười trên môi trong suốt quá trình phỏng vấn nhé!