Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Béo phì nguy hại hơn dịch bệnh FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Béo phì nguy hại hơn dịch bệnh FfWzt02
 


#1

05.05.20 23:37

peacelife

peacelife

Thành viên gắn bó
0943622212
Thành viên gắn bó
Một sự kết hợp của chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động đã khiến tỷ lệ thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ này không chỉ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước thu nhập thấp, nơi đói cùng tồn tại.
Hiện nay, trên thế giới có trên 800 triệu người đang bị đói, trong khi đó có tới trên 670 triệu người lớn và 120 triệu trẻ em bị béo phì và trên 40 triệu trẻ em bị thừa cân. Có trên 150 triệu bé dưới 5 tuổi bị thấp còi và 50 triệu bị gầy còm. Chế độ ăn uống không lành mạnh cùng với lối sống ít vận động là nguyên nhân quan trọng gây tử vong; tỷ lệ tử vong này đã lớn hơn cả nguyên nhân do hút thuốc, đồng thời tỷ lệ tử vong do tình trạng thừa cân và béo phì còn cao hơn cả do đói.
Nhiều hình thức suy dinh dưỡng có thể cùng tồn tại ngay trong một gia đình và ngay cả ở mỗi cá nhân trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi năm mất khoảng 2 nghìn tỷ đô la để điều trị các vấn đề sức khỏe do béo phì gây ra. Chế độ ăn uống không lành mạnh hiện là nguy cơ đầu tiên dẫn đến tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCD) như các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.
Ở Việt Nam, theo kết quả của cuộc điều tra năm 2017 - 2018 tại 75 trường (với đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học, THCS và THPT) thuộc 25 xã/phường của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng cho thấy có sự tồn tại đồng thời cả hai thái cực về suy dinh dưỡng là thiếu cân và thừa cân béo phì ở trẻ em đồng thời có sự khác biệt theo vùng. Trẻ em ở vùng nông thôn có tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể thiếu cân, chiều cao thấp) cao hơn ở thành phố, ngược lại thừa cân béo phì tập trung cao ở vùng thành thị, đồng thời cấp học càng thấp tỷ lệ thừa cân béo phì càng cao.
Học sinh tiểu học ở thành phố có tỷ lệ thừa cân béo phì rất cao 41.9% và nông thôn là 17,8%; tỷ lệ thấp còi tương ứng là 3.9% và 10.7%. Với học sinh trung học cơ sở ở thành thị thừa cân béo phì là 30.5%, trong khi đó ở nông thôn là 11.2%; Tuy nhiên, học sinh THCS vùng nông thôn lại có tỷ lệ thấp còi lên tới 20,1% và 3,8% ở thành thị. Đối với học sinh THPT, tỷ lệ thừa cân béo phì thấp hơn so với học sinh tiểu học và THCS, nhưng tỷ lệ này ở thành thị cũng cao hơn vùng nông thôn, lần lượt là 13,5% và 6,2%, tình trạng thấp còi ở học sinh THPT nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao là 14,9% và 8,6% là học sinh thành thị.
Nguyên nhân của thừa cân béo phì trẻ em ở độ tuổi học đường là do chế độ ăn quá dư thừa, ăn quá nhiều so với nhu cầu và thói quen ít hoạt động thể lực.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết