huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Danttri.com.vn Sau quá trình phát triển mạnh mẽ của hoạt động quảng cáo suốt vài thập kỷ qua, dường như chúng ta đang bước vào thời kỳ của những thành phố lớn “khát khao” không gian sống giản dị hơn, bớt lòe loẹt hơn,
Năm 2011, Paris (Pháp) thực hiện kế hoạch giảm số lượng bieên quag cáo xuống còn 1/3. Đầu năm 2015, Tehran (Iran) cũng thay thế tất cả 1.500 biển quảng cáo thành các tác phẩm nghệ thuật đường phố chỉ trong vòng… 10 ngày. Những thành phố kể trên đã quyết tâm “dọn sạch thành phố” khỏi vấn nạn “ô nhiễm thị giác”.
Nhưng biển quảng cáo thực tế đã hòa quyện chặt chẽ với kiến trúc thành phố ở một mức độ khó lường. Nếu ở các phương tiện truyền thông khác, chúng ta có thể chủ động lựa chọn việc có xem quảng cáo hay không, thì ở không gian đường phố, biển quảng cáo đã ăn sâu vào bản thể của cơ sở hạ tầng.
Trong không gian thường nhật của thành phố, biển quảng cáo đã trở thành một phần quen thuộc của đời sống. Sự hiện diện ở khắp nơi của biển quảng cáo khiến người dân thành phố đã dần chấp nhận chúng như một lẽ dĩ nhiên của không gian đô thị, tạo nên phông nền đặc trưng cho thành phố, và không thể phủ nhận, nó còn góp phần hình thành nên nhịp sống thương mại.
Trong không gian kiến trúc đặc trưng ấy, biển quảng cáo thậm chí còn đem lại màu sắc tươi sáng cho không gian. Những ý kiến bênh vực cho biển quảng cáo cho rằng chúng đem lại sự giải trí về mặt thị giác cho người dân sống trong thành phố.
Thực tế, việc làm sạch không gian thành phố đơn thuần bằng việc gỡ bỏ biển quảng cáo không hề đơn giản. Sao Paulo là một ví dụ điển hình. Sau lệnh cấm tuyệt đối được đưa ra, các biển quảng cáo ngay lập tức bị hạ xuống, Sao Paulo liền rơi vào một cơn sốc nhẹ khi diện mạo thành phố đột ngột thay đổi.
Trước đây, nếu phần nào những tòa nhà xây bằng bê-tông xám xịt được che bớt đi một cách đẹp đẽ hơn nhờ các tấm biển quảng cáo, thì giờ đây tất cả đều hiện ra ảm đạm “rõ mồn một”.
Vì vậy, sau này, ở một số thành phố, ngay khi biển quảng cáo được gỡ đi thì những tác phẩm nghệ thuật đường phố được đặt vào thay thế. Khi đó, Sao Paulo đi tiên phong với quyết định của mình và họ đã gặp phải một sai lầm. Việc để trống các mảng tường vốn trưng biển quảng cáo khiến người dân có cảm giác “thà để biển lại còn dễ coi hơn”.
Những bước đi của các thành phố tiên phong như Sao Paulo cho đến giờ vẫn là bài học cho các thành phố khác trên thế giới.
Một ví dụ mới đây nhất là Grenoble (Pháp). Năm 2014, Grenoble là thành phố đầu tiên ở Châu Âu ra lệnh cấm hoạt động quảng cáo thương mại trên đường phố. Văn phòng thị trưởng tuyên bố rằng họ lựa chọn việc giải thoát cho không gian công cộng (khỏi hoạt động quảng cáo) để nhường chỗ cho những thể nghiệm cộng đồng.
Ngay lập tức, 326 biển quảng cáo được thay thế bằng những tấm bảng cộng đồng và cây xanh. Tuy vậy, người dân Grenoble không mấy ấn tượng bởi thực tế không gian thành phố cũng không thay đổi gì nhiều. Đó là chưa kể, ở các bến xe buýt, tàu điện vẫn sẽ còn quảng cáo tới tận năm 2019 bởi chính quyền trước đó đã ký hợp đồng quảng cáo và giờ không thể phá vỡ.
Đây cũng là một câu chuyện điển hình, bởi thực tế, quảng cáo còn giúp gia tăng ngân sách cho thành phố, như trường hợp của Grenoble. Việc điều khiển hoạt động quảng cáo trong một thành phố sao cho cân bằng lại không gian công cộng là một quá trình dài lâu và phức tạp, đòi hỏi phải giải được bài toán cơ sở hạ tầng công và nhóm các lợi ích.
Năm 2011, Paris (Pháp) thực hiện kế hoạch giảm số lượng bieên quag cáo xuống còn 1/3. Đầu năm 2015, Tehran (Iran) cũng thay thế tất cả 1.500 biển quảng cáo thành các tác phẩm nghệ thuật đường phố chỉ trong vòng… 10 ngày. Những thành phố kể trên đã quyết tâm “dọn sạch thành phố” khỏi vấn nạn “ô nhiễm thị giác”.
Nhưng biển quảng cáo thực tế đã hòa quyện chặt chẽ với kiến trúc thành phố ở một mức độ khó lường. Nếu ở các phương tiện truyền thông khác, chúng ta có thể chủ động lựa chọn việc có xem quảng cáo hay không, thì ở không gian đường phố, biển quảng cáo đã ăn sâu vào bản thể của cơ sở hạ tầng.
Trong không gian thường nhật của thành phố, biển quảng cáo đã trở thành một phần quen thuộc của đời sống. Sự hiện diện ở khắp nơi của biển quảng cáo khiến người dân thành phố đã dần chấp nhận chúng như một lẽ dĩ nhiên của không gian đô thị, tạo nên phông nền đặc trưng cho thành phố, và không thể phủ nhận, nó còn góp phần hình thành nên nhịp sống thương mại.
Trong không gian kiến trúc đặc trưng ấy, biển quảng cáo thậm chí còn đem lại màu sắc tươi sáng cho không gian. Những ý kiến bênh vực cho biển quảng cáo cho rằng chúng đem lại sự giải trí về mặt thị giác cho người dân sống trong thành phố.
Thực tế, việc làm sạch không gian thành phố đơn thuần bằng việc gỡ bỏ biển quảng cáo không hề đơn giản. Sao Paulo là một ví dụ điển hình. Sau lệnh cấm tuyệt đối được đưa ra, các biển quảng cáo ngay lập tức bị hạ xuống, Sao Paulo liền rơi vào một cơn sốc nhẹ khi diện mạo thành phố đột ngột thay đổi.
Trước đây, nếu phần nào những tòa nhà xây bằng bê-tông xám xịt được che bớt đi một cách đẹp đẽ hơn nhờ các tấm biển quảng cáo, thì giờ đây tất cả đều hiện ra ảm đạm “rõ mồn một”.
Vì vậy, sau này, ở một số thành phố, ngay khi biển quảng cáo được gỡ đi thì những tác phẩm nghệ thuật đường phố được đặt vào thay thế. Khi đó, Sao Paulo đi tiên phong với quyết định của mình và họ đã gặp phải một sai lầm. Việc để trống các mảng tường vốn trưng biển quảng cáo khiến người dân có cảm giác “thà để biển lại còn dễ coi hơn”.
Những bước đi của các thành phố tiên phong như Sao Paulo cho đến giờ vẫn là bài học cho các thành phố khác trên thế giới.
Một ví dụ mới đây nhất là Grenoble (Pháp). Năm 2014, Grenoble là thành phố đầu tiên ở Châu Âu ra lệnh cấm hoạt động quảng cáo thương mại trên đường phố. Văn phòng thị trưởng tuyên bố rằng họ lựa chọn việc giải thoát cho không gian công cộng (khỏi hoạt động quảng cáo) để nhường chỗ cho những thể nghiệm cộng đồng.
Ngay lập tức, 326 biển quảng cáo được thay thế bằng những tấm bảng cộng đồng và cây xanh. Tuy vậy, người dân Grenoble không mấy ấn tượng bởi thực tế không gian thành phố cũng không thay đổi gì nhiều. Đó là chưa kể, ở các bến xe buýt, tàu điện vẫn sẽ còn quảng cáo tới tận năm 2019 bởi chính quyền trước đó đã ký hợp đồng quảng cáo và giờ không thể phá vỡ.
Đây cũng là một câu chuyện điển hình, bởi thực tế, quảng cáo còn giúp gia tăng ngân sách cho thành phố, như trường hợp của Grenoble. Việc điều khiển hoạt động quảng cáo trong một thành phố sao cho cân bằng lại không gian công cộng là một quá trình dài lâu và phức tạp, đòi hỏi phải giải được bài toán cơ sở hạ tầng công và nhóm các lợi ích.