Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Dịch vụ cho mẹ và bé: Bài thuốc dân gian phòng chống động thai cho mẹ bầu FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Dịch vụ cho mẹ và bé: Bài thuốc dân gian phòng chống động thai cho mẹ bầu FfWzt02
 


#1

25.05.20 21:30

Anhdung94

Anhdung94

Thành viên gắn bó
0981448766 https://timviec.com.vn/
Thành viên gắn bó
Trong thời gian mang thai, nhiều chị em bị đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc ra vài giọt máu thì gọi là động thai, Đông y gọi bào trở... Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, mẹ bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung...
Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngay, nếu không hết các triệu chứng phải đi khám thai để được chẩn đoán và điều trị. 
1. THỂ TỲ THẬN HƯ NHƯỢC
Chứng trạng: âm đạo ra huyết sắc nhợt, đau lưng nhiều, tai ù, đầu choáng mắt hoa, tiểu tiện đêm nhiều, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt.
Dược thiện:
Bài 1: hạt sen 60g, sơn thù nhục 45g, gạo nếp 100 – 150g. ba thứ rửa sạch, ninh kỹ thành chóa, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Công dụng: kiện tỳ bổ thận, an thai chỉ huyết.
Bài 2: hoài sơn tươi (củ mài) 50 – 100g, gạo nếp 100g. hai thứ nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ ích khí, bổ thận an thai.
Bài 3: khiếm thực 30g, hạt sen 30g, gạo nếp 100g. ba thứ nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ, bổ thận, an thai.
Bài 4: cật lợn 2 quả, đỗ trọng 12g. hai thứ nấu chín, ăn cật lợn và uống nước cốt. công dụng: bổ thận an thai.
Bài 5: tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 60g, rửa sạch, thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ thận an thai, giảm đau.
2. THỂ KHÍA HUYẾT HƯ NHƯỢC
Chứng trạng: âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, bụng đầy chướng, lưng đau, hay hồi hộp và hoa mắt chóng mặt, ngủ kém hay mê mộng, chán ăn, đại tiện lỏng loãng, chát lỡi nhợt.
Dược thiện:
Bài 1: hoàng kỳ 30g, sắc kỹ lấy nước nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí, dưỡng huyết, an thai.
Bài 2: a giao 30g đập nhỏ, sao vàng, tán thành bột; gạo nếp 50g nấu thành cháo rồi hòa bột a giao, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Cong dụng: dưỡng huyết, an thai.
Bài 3: gà mái nhỏ 1 con, cá mực khô 1 con, gạo nếp 100 – 150 g. gà làm sạch, bỏ phủ tạng, đem hầm với cá mực lấy nước nấu với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: ích khí bổ huyết, chỉ huyết an thai.
Bài 4: cá chép 1 con nặng chừng 500g, trữ ma căn (rễ cây gai) 20 – 30g, gạo nếp 50g. Cá chép làm sạch, chặt khúc nấy với rễ gai lấ nước rồi ninh cùng gạo nếp thành chóa, chế thêm gia vị, chia ăn hai lần trong ngày. Công dụng: ích khí dưỡng huyết, an thai.
3. THỂ ÂM HƯ NỘI NHIỆT
Chứng trạng: âm đạo xuất huyết sắc đỏ tươi, lưng bụng đau chướng, tâm trạnh bồn chồn không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khatsm có cảm giác sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lỡi đỏ.
Dược thiện:
Bài 1: sinh địa 30g. trữ ma căn 30g (nếu tươi dùng 60 – 90g), gạo nếp 100 – 150g. sắc sinh đĩa và trữ ma căn lấy nước cốt rồi ninh với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai.
Bài 2: mộc nhĩ đen 60g, vừng đen 15g. cho một nhĩ vào chảo sao cho đến khi ngửi thấy mùi khét thì thôi; sao thơm vừng đen; hai thứ tán thành bột, đựng trong lị kín để dùng dần, mỗi lần lấy 5 – 6g uống với nước sôi. Công dụng: lương huyết, chỉ huyết, nhuận tràng, an thai.
Bài 3: a giao 15g, tang bạch bì 15g, gạo nếp 100g, đường đỏ 10g. sắc tang bạch bì lấy nước nấu với gạo nếp thành cháo, cho a giao đã nướng vào đun sôi một lát thì được, hòa đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ huyết tư âm, nhuận táo lương phế, an thai.
Bài 4: đậu đen 30g, tục đoạn 30g, gạo nếp 60g. tục đoạn gói vào túi vải đem ninh với đậu đen và gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ can thận, điều khí huyết, an thai.
4. DƯỢC THIỆN DÙNG CHUNG CHO CÁC THỂ BỆNH
Bài 1: cuống dưa gang 10 cái, bột gạo 300g. đặt cuống dưa gang lên viên ngói nung thành than, nghiền bột; bột gạo sao thơm. Hai thứ trộn đều với nhau, uống mỗi ngày 30g với nước ấm. công dụng: dưỡng huyết, hóa ứ, an thai.
Bài 2: hạt sen 50g, dạ dày lợn 1 cái. Hai thứ hầm chín làm canh ăn. Công dụng: bổ huyết khí, an thai.
Bài 3: núm bí ngô già 30g, sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thai.
Bài 4: trữ ma căn tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g. sắc trũ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ thận, dưỡng huyết, an thai.

Cũng như y học hiện đại, y học cổ truyền khuyên phụ nữ đang mang thai nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu, không nên ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng, hẹ, quế, hồi, rượu, thuốc lá… chú ý giữ vệ sinh ăn uống để phòng tránh viêm dạ dày ruột dễ dẫn tới bị sảy thai.

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết