diegohoang
Thành viên gắn bó 0329877098
31
May
Khi việc truy cập internet trở nên dễ dàng và hành vi khách hàng bắt đầu thay đổi chi tiêu trên Digital đã trở thành chiến trường mới cho các công ty muốn mở rộng kinh doanh mà thường được gọi là “Đa kênh”.
Tiếp cận như thế nào về mặt chiến lược, thích nghi và tối ưu như thế nào về mặt chiến thuật? Điều gì đang chi phối sự phát triển của hành vi người dùng trên Digital? Cách các nhãn hàng ứng biến như thế nào với xu hướng mới? Dưới đây là Top 5 Insights Digital 2020 từ Facebook dành cho dân sale, marketing.
1. Sự gia tăng về lượng truy cập Internet kéo theo sự gia tăng về hành vi tiêu thụ trên Digital
Người tiêu dùng trên Digital ở Đông Nam Á đã tăng theo cấp số nhân, từ 90 triệu vào năm 2015 lên 250 triệu vào năm 2018. Con số này dự kiến sẽ tăng 1,2 lần vào năm 2025.Sự phát triển nhanh chóng của Internet khiến cho việc kết nối mọi thứ trở nên dễ dàng, và vì thế hành vi của người tiêu dùng ngày càng được mở rộng trên nền tảng này.
Theo thống kê từ Hootsuite mỗi người Việt Nam dành đến 6H 30M để sử dụng Internet về những hoạt động của họ cũng đồng thời bao gồm hoạt động mua sắm, chi tiêu trên nền tảng kỹ thuật số này.
02. Chi tiêu trực tuyến sẽ vượt xa sự tăng trưởng người tiêu dùng trên Digital
Chi tiêu kỹ thuật số ước tính tăng 3,2 lần từ năm 2018 đến năm 2025, lớn hơn nhiều so với mức tăng 1,2 lần về số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số.54.70 triệu là số tiền mà người Việt Nam đã bỏ ra trong năm 2019 cho việc mua sắm những hàng hóa tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm, giá cả là các yếu tố quyết định chính đến việc chi tiêu mua sắm của khách hàng. Ngày nay người tiêu dùng đã có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào các mặt hàng đắt tiền dù đó là mua sắm trên Digital. “Sự tin tưởng” là yếu tố then chốt có thể giúp các thương hiệu khiến cho người tiêu dùng tăng chi tiêu nhiều hơn vào những sản phẩm có giá trị hơn của nhãn hàng.
03. Quần áo và chăm sóc cá nhân sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng trong chi tiêu trực tuyến
Tỷ lệ thâm nhập bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á vẫn còn thấp so với các thị trường khác. Nó mang đến cơ hội cho các thương hiệu đẩy mạnh và đưa ra một mô hình kinh doanh có thể mở rộng thị trường cho chính họ và các đối thủ trong cùng ngành hàng.Các sản phẩm quần áo, mỹ phẩm và đồ dùng cá nhân đang là xu thế cho các giao dịch online trên Digital. Người dùng có xu hướng mua nhiều hơn vào những mặt hàng này. Sự đang dạng, tiện lợi và giá cả cạnh tranh khiến cho hành vi người dùng có xu hướng chuyển từ các kênh truyền thống offline sang nền tảng số.
04. Tương lai của chi tiêu trên Digital là “Sự khám phá”
70% người mua hàng KHÔNG biết chính xác những gì họ muốn khi họ mua sắm trực tuyến. Điều này dẫn đến người việc tiêu dùng trên Digital tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm cho đến khi họ tìm thấy những gì họ thật sự muốn mua.Không ngẫu nhiên khi các trang thương mại điện tử luôn cố gắng cải thiện trải nghiệm người dùng trên mỗi session khách hàng vào trang web. Hành vi của người tiêu dùng không đơn giản vào là có thể mua liền chính xác ngay món đồ họ dự định mua. Mà khách hàng sẽ tham khảo rất nhiều sản phẩm trong quá trình đó để chốt một sản phẩm với sự ưng ý nhất.
Không chỉ kênh thương mại điện tử. Social commerce của gặp tình trạng tương tự. Đó là lý do tại sao những shop quần áo thường đưa ra những album bao gồm rất nhiều sản phẩm để khách hàng có những sự “khám phá”.
05. “Sự so sánh” đa kênh là một phần của hành trình mua hàng
Hành trình mua hàng hiếm khi hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến. 85% người tiêu dùng được khảo sát so sánh các sản phẩm trực tuyến, ngoại tuyến hoặc cả hai trước khi mua hàng. Khoảng một phần ba vẫn kiểm tra các cửa hàng vật lý và các trang web khác trước khi mua.Ngày nay người tiêu dùng đắn đo rất nhiều với những quyết định mua hàng của mình, bất kể là trực tuyến hay thông qua những cửa hàng vật lý. Lý do là có quá nhiều sản phẩm cùng loại, những thương hiệu so kè nhau từng chút một về tính năng sản phẩm, giá cả, khuyến mãi. Khiến cho người tiêu dùng khó lựa chọn ngay mà lại hình thành những so sánh và bắt đầu tìm kiếm những nguồn thông tin thuyết phục trước khi mua hàng.
Sự trỗi dậy của thói quen xem review sản phẩm cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng đắn đo tìm hiểu cùng một sản phẩm nhưng thông qua rất nhiều kênh. Sẽ không ngạc nhiên khi khách hàng xem review trên Digital và sau đó mua hàng tại cửa hàng vật lý. Cũng sẽ dễ hiểu nếu như khách hàng xem review về sản phẩm trên website nhưng lại đặt hàng sản phẩm đó trên Facebook.
Chúc các bạn thành công.
Đọc bài viết: Lợi ích của quảng cáo Google