Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng FfWzt02
 


#1

03.06.20 9:46

lylyz

lylyz

Thành viên gắn bó
01626265454
Thành viên gắn bó
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, hãy đọc ngay bài viết sau đây để hiểu thêm về những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm, cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng Luu-y-tiem-chung
1. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm
– Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.
– Không nên cho bé tiêm vắc-xin khi đang bệnh hay sốt cao.Việc tiêm vắc-xin có thể dời lại vài ngày cho đến khi bé khỏe mạnh.
– Không nên cho trẻ ăn/bú quá no hoặc quá đói để tránh trường hợp bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
– Nên cho bé vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm.Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi (áo thun lớn và quần rộng) để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám.
– Giữ gìn phiếu/ sổ tiêm chủng của trẻ để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ, nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó của bé.
– Nên cho bé tiêm các loại vắc-xin phối hợp ngừa các bệnh ở trẻ nhỏ có chứa thành phần vô bào để hạn chế các phản ứng phụ như đau, đỏ, sưng tại nơi tiêm, sốt cao sau tiêm
– Nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bé (tiền sử bệnh tật, dị ứng…) để kiểm soát và làm giảm những phản ứng phụ có thể xảy ra với bé khi tiêm.
– Nên âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng với bé, mang theo đồ chơi mà bé thích như gấu bông để bé thấy thoải mái.
– Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
– Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.


2. Những lưu ý để chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống thêm nhiều nước.
– Có thể lau người và chườm mát cho trẻ nếu sốt nhẹ từ 37.50C đến 38.50C.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15mg/Kg cân nặng/lần nếu trẻ sốt trên 38.50C, tối đa dùng 6 lần trong 24 giờ (khoảng cách tối thiểu giữa hai lần uống là 4 giờ). Không nên hạ sốt bằng thuốc Aspirin.
– Không nên nặn chanh, đắp khoai tây và các loại băng keo…
– Tuân thủ việc theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng.


Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Để quản lý hồ sơ sức khoẻ cho trẻ, bạn có thể sử dụng HR247 – Ứng dụng lưu trữ sức khoẻ Online trọn đời và miễn phí.
Sức khỏe, đời sống: Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng 65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Website: http://myhealth.com.vn/
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết