thuhadang123
Thành viên cứng 0963251456
Mục tiêu chủ yếu của phân tích kỹ thuật là để xác định xem một động thái giá có phải là xu hướng hay không và động thái ấy có momentum nào. Một xu hướng mới được đặt trưng bởi sự bùng nổ nhiều hoạt động có thể được quan sát trên các thanh khi giá có xu hướng tăng sẽ xuất hiện chuỗi các ngưỡng đỉnh và đáy (cực trị) mới. Khi các thanh giá lớn và bạn đã quan sát được vài hàng liên tiếp, thường thì bạn sẽ nghĩ rằng mình đang có một breakout hướng lên và nên tiến hành mua vào. Nguyên tắc chi phối đó là momentum dẫn dắt hướng biến động của giá.
Nhưng làm sao để biết rằng các thanh giá mà bạn quan sát được liệu có phải là chỉ báo đáng tin cậy hứa hẹn mức tăng thêm hay không? Động thái của giá này cũng có thể là một breakout giả và sẽ kết thúc đột ngột. Và làm thế nào để bạn biết liệu một vài thanh của bạn có phải là chỉ số đáng tin cậy về mức tăng thêm hay không? Vì nó có thể chỉ là một đột phá sai lầm kết thúc bất kỳ lúc nào.
Các đường trung bình động là chỉ báo đáng tin cậy, tuy nhiên các chỉ báo này có thể sẽ phải cần nhiều kỳ hơn trước khi bắt kịp được với đợt bùng nổ hoạt động mới. Lý do cần xác định các chỉ báo momentum tốt là để có thể tham gia giao dịch sớm nhất, đồng thời tránh bị lừa bởi các breakout không chính xác. Thêm vào đó, rất nhiều nhà giao dịch Forex giao dịch theo khung thời gian trong ngày. Biến động trong ngày làm cho việc đo lường momentum khó khăn hơn nhiều.
Cùng bắt đầu từ căn bản nhé, trước tiên bạn hãy nghĩ về momentum dưới dạng mặt gia tốc và giảm tốc trong chiều biến động. Theo định nghĩa thì mọi loại giá đều chuyển biến theo thời gian, theo hướng đi lên, đi xuống hoặc đi ngang. Nếu bạn không thu được các mức giá đạt đỉnh hoặc đáy mới (chẳng hạn như mức giá đi ngang) – bạn hiện có momentum hướng về trước nhưng momentum này lại không có gia tốc hay giảm tốc. Thêm vào đó, tương tự như việc bạn có thể nhấn ga vượt qua xe khác với tốc độ 80 dặm/h rồi sau đó lại giảm tốc độ về 55 dặm/h vậy, mức giá cũng có thể gia tăng trong thời gian ngắn rồi sau đó lại giảm. Trở lại với ví dụ vừa nêu, xét cả chặng đường thì tốc độc trung bình của bạn có thể là 60 dặm/h, tuy nhiên tốc độ này lại dao động trong khoảng 30 dặm/h cho tới 80 dặm/h. Cũng như vậy, khi tìm kiếm thông tin thị trường từ momentum thì quan trọng là bạn không nên nhìn vào mức trung bình mà phải nhìn vào các điểm tới hạn.
Hãy xem biểu đồ bên dưới, các đường trên hình biểu diễn các đường hồi quy tuyến tính vẽ tay, bắt đầu tại gần mức đáy thấp nhất và kết thúc tại (hoặc gần) với mức đỉnh cao nhất (hoặc ngược lại). Đường đầu tiên (màu xanh) ở phần bên trái biểu đồ có dạng gần như nằm ngang, tức là thị trường ít biến động hoặc chỉ xoay quanh các mốc nhất định chứ không hề gia tốc hay giảm tốc momentum. Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy được khoảng thời gian này chứa rất nhiều các cặp thanh nến ngược nhau theo xu hướng tăng hoặc giảm.
Đường line tiếp theo (màu đỏ) có hướng dốc xuống, lưu ý rằng line này không thực sự bắt đầu tại mức đỉnh cao nhất mà là ở khu 3 thanh nến không có giao động mạnh về giá (vòng khoanh màu tím) Hãy tạm quên đi điểm bắt đầu của line trong giây lát và tập trung vào độ dốc của line, bạn sẽ thấy đường màu đỏ dốc hơn hẳn so với đường màu xanh gần như năm ngang lúc trước. Đây chính là thứ mà chúng ta cần: một đường line có độ dốc lớn. Tuy nhiên, line này không duy trì được quá lâu và giá bắt đầu đột ngột đảo chiều sau đó (đường màu xanh lá). Đỉnh của đợt biến động không chạm được tới các mức đỉnh trong thời kỳ mức giá giao động quanh khoảng nhất định lúc trước, khi mà đường màu đỏ lại hướng xuống. Xu hướng này cũng không tồn tại được lâu, tiếp theo đó chúng ta thấy lại có một đường màu đỏ hướng xuống nữa, bị ngắt quãng bởi một đỉnh nhọn bất thường (được khoanh màu xanh). Đường line này thậm chí còn dốc hơn đường trước đó, cho thấy rằng line này được thúc đẩy rất mạnh do yếu tố tâm lý có thể rất nhanh biến mất. Mức giá chạm đến mức đáy thấp nhất và đảo chiều lần nữa, tuy nhiên độ dốc của line này là ít hơn so với đường màu xanh của đợt tăng trước đó.
[caption id="attachment_16729" align="aligncenter" width="700"] Momentum được hiển thị bởi các đường dốc hồi quy tuyến tính.[/caption]
Độ dốc tương đối của đương hồi quy tuyến tính đo lường chính xác mức gia tốc và giảm tốc của giá. Đây sẽ là chỉ báo Momentum tốt nhất trên thế giới nếu chúng ta có thể xác định được cần sử dụng tham số nào và dùng bao nhiêu điểm dữ liệu để thực hiện phép đo, đồng thời tìm ra được điểm bắt đầu và kết thúc của đường hồi quy tuyến tính, Tuy nhiên, khi chúng ta lập biểu đồ liên tục của một đường trung bình động của đường dốc hồi quy tuyến tính thì biểu đồ này trở nên thiếu trực quan và khó diễn giải.
Cùng theo dõi sang biểu đồ tiếp theo biểu diễn đường dốc hồi quy tuyến tính 8-kỳ. Đường đầu tiên hướng lên trên với độ dốc lớn (Vòng tròn số 2) và đường hồi quy hướng lên tiếp theo (Vòng tròn số 3) thì tuy cũng khá dốc nhưng vẫn không bằng đường trước đó. Chúng ta có các độ dốc khác nhau trên thân các thanh nến tại cửa sổ chính bằng các đường hồi quy tuyến tính nối các điểm thấp nhất với cao nhất. Tuy nhiên thì chỉ báo dốc khi sử dụng số kỳ cố định lại không cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hai trường hợp.
[caption id="attachment_16731" align="aligncenter" width="700"] Đường hồi quy Chỉ báo độ dốc làm thước đo momentum[/caption]
Chúng ta cần cách khác để đo lường momentum. Phương pháp đo momentum cơ bản nhất là lấy mức giá mới nhất và chia cho mức giá cách đây X kỳ. Trên biểu đồ tiếp theo, chỉ báo momentum được dựa trên kỳ 5 ngày (tham số tiêu chuẩn là 12 ngày). Ta thu được chỉ báo momentum ở phần dưới của khung cửa sổ. Xin chú ý rằng chỉ báo này bắt đầu tăng trong khoảng chứa đủ 6 thanh nến nằm phía trước mức đáy thấp nhất (Vùng khoanh số 2), như được đánh dấu bằng đường màu đỏ dọc. Trong Vùng khoanh số 3, chỉ báo momentum bắt đầu tăng tăng trong khoảng chứa đủ 7 thanh nến nằm phía trước mức đáy thấp nhất.
[caption id="attachment_16734" align="aligncenter" width="700"] Chỉ báo momentum dự đoán xu hướng thay đổi giá.[/caption]
Nhiều nhà giao dịch mới bắt đầu tham gia thị trường cho rằng họ dường như đã tìm ra được Chén Thánh của giới Forex là các chỉ báo momentum: không chỉ tăng khi mức giá tăng mà còn biến động trước cả khi giá bắt đầu tăng nữa. Nhưng cũng lại có một vấn đề với chỉ báo này, đó là cũng tương tự như thách thức chúng ta gặp phải với đo lường độ dốc: Bạn nên đặt chỉ báo momentum với bao nhiều kỳ? Bạn có thể backtest chán chê nhằm kiếm tìm thông số tối ưu nhất, thế nhưng chỉ báo này sẽ luôn cho ra tín hiệu không chính xác khi mà tâm lý thị trường thay đổi. Trong một vài kỳ thì bạn sẽ thu được bước chuyển giá lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) so với các kỳ khác.
Kích thước “bình thường” của một biến động có thể thay đổi theo thời gian. Biến động lớn hay nhỏ đều có thể có xu hướng (trend) ngang nhau, tuy nhiên chỉ báo momentum quá-đoản sẽ làm bạn sớm ra khỏi đợt biến động liên tục và chỉ báo quá-trường thì lại làm bạn bị trì hoãn tham gia vào các xu hướng nhỏ hơn.
Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là đo lường tỉ lệ thay đổi theo dạng phần trăm. Tỷ lệ thay đổi tương tự như momentum, bổ sung thêm khả năng đo lường mức độ thay đổi. Tại biểu đồ này, đường trung tâm được đánh số 100 – tượng trưng cho 100%. Khi chỉ báo dao động quanh đường 100 này sẽ có nghĩa là mức giá của ngày hôm này gần bằng hoặc bằng 100% mức giá tại X kỳ trước đó. Khi chỉ báo này tăng lên mức 102, tức là mức tăng 2% so với khi không có momentum. Các gói biểu đồ khác nhau sẽ ký hiệu dòng này là đường 0 hoặc đường 100%.
Chúng ta biết rằng giá không bao giờ di chuyển theo đường thẳng vô thời hạn. Tại một số điểm, giao dịch trở nên quá đông đúc – mua quá mức hoặc bán quá mức. Lúc này các nhà giao dịch chốt lời, kết thúc xu hướng hiện tại hoặc đơn giản là muốn thay đổi giao dịch của bản thân vì những lý do khác. Trên biểu đồ trước, phán đoán mua quá mức xuất hiện vào khoảng mức 102 và bán quá mức vào khoảng mức 97. Hầu hết các phần mềm biểu đồ sẽ cho phép người dùng vẽ các đường ngang để đánh dấu mức giá mà bạn tin rằng thị trường sẽ bị mua quá mức hoặc bán quá mức.
Điều này dẫn chúng ta đến khái niệm sức mạnh tương đối, nghĩa là sức mạnh tương đối nội tại chứ không phải là sức mạnh loại chứng khoàn này khi so với một loại chứng khoán khác. RSI được phát minh bởi Welles Wilder trong cuốn New Concepts in Technical Trading Systems được ra mắt vào năm 1978. Chớ vội cho rằng RSI đã quá lỗi thời, đây hiện vẫn là một trong các chỉ số được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà không chỉ vì tạo ra các khái niệm mua bán quá mức đây đấy.
[caption id="attachment_16735" align="aligncenter" width="700"] Momentum được đo bằng chỉ số sức mạnh tương đối[/caption]
Một chỉ báo Momentum khác sử dụng mức giá tương đối so với phạm vi biến động (vùng cao nhất và thấp nhất) gần đây là Chande momentum oscillator được mô tả trong cuốn The New Technical Trader . Phiên bản Chande sử dụng chênh lệch giữa các ngày tăng và giảm giống như chỉ số RSI, tuy nhiên cách tính thì hơi lạ hơn - bạn cộng tất cả giá của ngày giá lên rồi trừ đi tổng tất cả giá của ngày xuống, sau đó chia cho tất cả mức giá theo cả hai hướng . Bạn có thể quan sát chỉ báo này trên biểu đồ dưới đây. Các nhà toán học chỉ ra rằng việc sử dụng cả ngày lên và xuống trong tử số sẽ giúp mở rộng phạm vi đo và tăng độ nhạy với các biến động lớn.
[caption id="attachment_16736" align="aligncenter" width="700"] Momentum được đo bằng Chande momentum oscillator[/caption]
Cũng như với RSI, chỉ báo Momentum Chande được chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm, theo đó thì mức giá nằm gần đường zero (đường 0) sẽ không có Momentum và các giá trong khoảng +50 đang bị mua quá mức (ngược lại thì giá trong khoảng -50 sẽ là đang bị bán quá mức). Ưu điểm của việc phối hợp Momentum theo cơ sở tỷ lệ phần trăm là loại bỏ vấn đề tham số gặp phải trong trường hợp Momentum nguyên bản: xảy ra khi một biến động với các thanh nến nhỏ có thể được coi là có xu hướng ngang với các biến động có thanh nến lớn nếu xét theo độ dốc, và quy trình tạo dao động đã tạo nên việc này.
Nếu mục đích sử dụng Momentum là để khám phá xem một xu hướng đang được gia tốc hay giảm tốc, hoặc liệu có đạt đến điểm dừng hay không ( điểm mua quá mức / bán quá mức), chúng tôi cũng có thể sử dụng MACD, Stochastic oscillator, và thậm chí là cả Bollinger bands.
Trong mọi trường hợp, chúng tôi thấy rằng các đợt tăng tốc bị giới hạn và thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Xu hướng có thể được tiếp tục gia tốc hoặc có thể không, tùy thuộc vào việc giá có bị mua quá mức / bán quá mức hay chưa. Điều này giúp chỉnh tham số tới mức phù hợp nhất với bất kỳ khung thời gian nào mà người dùng sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng chớ quên rằng các ước tính về mua quá mức / bán quá mức thường không chính xác.
Bốn phương pháp đo momentum mà chúng ta vừa đề cập ở trên đã giúp chỉ báo momentum đưa ra cảnh báo cho bạn về sự thay đổi chiều hướng nếu đang có gia tốc/giảm tốc diễn ra. Đôi khi các chỉ báo này còn có thể cảnh báo trước được tới hơn một kỳ đấy. Momentum dẫn dắt chiều hướng. Một nhà giao dịch thông minh cũng cần nhìn vào các manh mối khác trên các thanh nến, chẳng hạn như sự hiện diện của nhiều cặp thanh nến ngược nhau theo xu hướng tăng hoặc giảm tại vùng giá chỉ quanh quẩn quanh các mốc nhất định tại vùng đầu tiên, và cả khi đường hướng lên ở vùng trung tâm của biểu đồ không khớp và vượt qua được mức đỉnh trước đó trong khu vực ít biến động.
Bạn có thể sử dụng momentum như một hệ thống giao dịch độc lập, nhưng nếu muốn dùng thì tốt nhất là bạn nên sử dụng cùng các chỉ số khác, như các mẫu và thanh nến . Phần lớn các nhà giao dịch sử dụng momentum như một chỉ báo xác nhận.
Nhưng làm sao để biết rằng các thanh giá mà bạn quan sát được liệu có phải là chỉ báo đáng tin cậy hứa hẹn mức tăng thêm hay không? Động thái của giá này cũng có thể là một breakout giả và sẽ kết thúc đột ngột. Và làm thế nào để bạn biết liệu một vài thanh của bạn có phải là chỉ số đáng tin cậy về mức tăng thêm hay không? Vì nó có thể chỉ là một đột phá sai lầm kết thúc bất kỳ lúc nào.
Các đường trung bình động là chỉ báo đáng tin cậy, tuy nhiên các chỉ báo này có thể sẽ phải cần nhiều kỳ hơn trước khi bắt kịp được với đợt bùng nổ hoạt động mới. Lý do cần xác định các chỉ báo momentum tốt là để có thể tham gia giao dịch sớm nhất, đồng thời tránh bị lừa bởi các breakout không chính xác. Thêm vào đó, rất nhiều nhà giao dịch Forex giao dịch theo khung thời gian trong ngày. Biến động trong ngày làm cho việc đo lường momentum khó khăn hơn nhiều.
Tổng quan về chỉ báo Momentum
Mục đích của bài học này là xác định các vấn đề đối với momentum và đưa ra cái nhìn tổng quan về các chỉ báo momentum. Hành trình tìm kiếm các chỉ báo momentum đáng tin cậy đã khiến nhiều bộ óc tài hoa nhất trong số các nhà phân tích kỹ thuật phải bỏ nhiều công sức.Cùng bắt đầu từ căn bản nhé, trước tiên bạn hãy nghĩ về momentum dưới dạng mặt gia tốc và giảm tốc trong chiều biến động. Theo định nghĩa thì mọi loại giá đều chuyển biến theo thời gian, theo hướng đi lên, đi xuống hoặc đi ngang. Nếu bạn không thu được các mức giá đạt đỉnh hoặc đáy mới (chẳng hạn như mức giá đi ngang) – bạn hiện có momentum hướng về trước nhưng momentum này lại không có gia tốc hay giảm tốc. Thêm vào đó, tương tự như việc bạn có thể nhấn ga vượt qua xe khác với tốc độ 80 dặm/h rồi sau đó lại giảm tốc độ về 55 dặm/h vậy, mức giá cũng có thể gia tăng trong thời gian ngắn rồi sau đó lại giảm. Trở lại với ví dụ vừa nêu, xét cả chặng đường thì tốc độc trung bình của bạn có thể là 60 dặm/h, tuy nhiên tốc độ này lại dao động trong khoảng 30 dặm/h cho tới 80 dặm/h. Cũng như vậy, khi tìm kiếm thông tin thị trường từ momentum thì quan trọng là bạn không nên nhìn vào mức trung bình mà phải nhìn vào các điểm tới hạn.
Hãy xem biểu đồ bên dưới, các đường trên hình biểu diễn các đường hồi quy tuyến tính vẽ tay, bắt đầu tại gần mức đáy thấp nhất và kết thúc tại (hoặc gần) với mức đỉnh cao nhất (hoặc ngược lại). Đường đầu tiên (màu xanh) ở phần bên trái biểu đồ có dạng gần như nằm ngang, tức là thị trường ít biến động hoặc chỉ xoay quanh các mốc nhất định chứ không hề gia tốc hay giảm tốc momentum. Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy được khoảng thời gian này chứa rất nhiều các cặp thanh nến ngược nhau theo xu hướng tăng hoặc giảm.
Đường line tiếp theo (màu đỏ) có hướng dốc xuống, lưu ý rằng line này không thực sự bắt đầu tại mức đỉnh cao nhất mà là ở khu 3 thanh nến không có giao động mạnh về giá (vòng khoanh màu tím) Hãy tạm quên đi điểm bắt đầu của line trong giây lát và tập trung vào độ dốc của line, bạn sẽ thấy đường màu đỏ dốc hơn hẳn so với đường màu xanh gần như năm ngang lúc trước. Đây chính là thứ mà chúng ta cần: một đường line có độ dốc lớn. Tuy nhiên, line này không duy trì được quá lâu và giá bắt đầu đột ngột đảo chiều sau đó (đường màu xanh lá). Đỉnh của đợt biến động không chạm được tới các mức đỉnh trong thời kỳ mức giá giao động quanh khoảng nhất định lúc trước, khi mà đường màu đỏ lại hướng xuống. Xu hướng này cũng không tồn tại được lâu, tiếp theo đó chúng ta thấy lại có một đường màu đỏ hướng xuống nữa, bị ngắt quãng bởi một đỉnh nhọn bất thường (được khoanh màu xanh). Đường line này thậm chí còn dốc hơn đường trước đó, cho thấy rằng line này được thúc đẩy rất mạnh do yếu tố tâm lý có thể rất nhanh biến mất. Mức giá chạm đến mức đáy thấp nhất và đảo chiều lần nữa, tuy nhiên độ dốc của line này là ít hơn so với đường màu xanh của đợt tăng trước đó.
[caption id="attachment_16729" align="aligncenter" width="700"] Momentum được hiển thị bởi các đường dốc hồi quy tuyến tính.[/caption]
Độ dốc tương đối của đương hồi quy tuyến tính đo lường chính xác mức gia tốc và giảm tốc của giá. Đây sẽ là chỉ báo Momentum tốt nhất trên thế giới nếu chúng ta có thể xác định được cần sử dụng tham số nào và dùng bao nhiêu điểm dữ liệu để thực hiện phép đo, đồng thời tìm ra được điểm bắt đầu và kết thúc của đường hồi quy tuyến tính, Tuy nhiên, khi chúng ta lập biểu đồ liên tục của một đường trung bình động của đường dốc hồi quy tuyến tính thì biểu đồ này trở nên thiếu trực quan và khó diễn giải.
Cùng theo dõi sang biểu đồ tiếp theo biểu diễn đường dốc hồi quy tuyến tính 8-kỳ. Đường đầu tiên hướng lên trên với độ dốc lớn (Vòng tròn số 2) và đường hồi quy hướng lên tiếp theo (Vòng tròn số 3) thì tuy cũng khá dốc nhưng vẫn không bằng đường trước đó. Chúng ta có các độ dốc khác nhau trên thân các thanh nến tại cửa sổ chính bằng các đường hồi quy tuyến tính nối các điểm thấp nhất với cao nhất. Tuy nhiên thì chỉ báo dốc khi sử dụng số kỳ cố định lại không cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hai trường hợp.
[caption id="attachment_16731" align="aligncenter" width="700"] Đường hồi quy Chỉ báo độ dốc làm thước đo momentum[/caption]
Chúng ta cần cách khác để đo lường momentum. Phương pháp đo momentum cơ bản nhất là lấy mức giá mới nhất và chia cho mức giá cách đây X kỳ. Trên biểu đồ tiếp theo, chỉ báo momentum được dựa trên kỳ 5 ngày (tham số tiêu chuẩn là 12 ngày). Ta thu được chỉ báo momentum ở phần dưới của khung cửa sổ. Xin chú ý rằng chỉ báo này bắt đầu tăng trong khoảng chứa đủ 6 thanh nến nằm phía trước mức đáy thấp nhất (Vùng khoanh số 2), như được đánh dấu bằng đường màu đỏ dọc. Trong Vùng khoanh số 3, chỉ báo momentum bắt đầu tăng tăng trong khoảng chứa đủ 7 thanh nến nằm phía trước mức đáy thấp nhất.
[caption id="attachment_16734" align="aligncenter" width="700"] Chỉ báo momentum dự đoán xu hướng thay đổi giá.[/caption]
Nhiều nhà giao dịch mới bắt đầu tham gia thị trường cho rằng họ dường như đã tìm ra được Chén Thánh của giới Forex là các chỉ báo momentum: không chỉ tăng khi mức giá tăng mà còn biến động trước cả khi giá bắt đầu tăng nữa. Nhưng cũng lại có một vấn đề với chỉ báo này, đó là cũng tương tự như thách thức chúng ta gặp phải với đo lường độ dốc: Bạn nên đặt chỉ báo momentum với bao nhiều kỳ? Bạn có thể backtest chán chê nhằm kiếm tìm thông số tối ưu nhất, thế nhưng chỉ báo này sẽ luôn cho ra tín hiệu không chính xác khi mà tâm lý thị trường thay đổi. Trong một vài kỳ thì bạn sẽ thu được bước chuyển giá lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) so với các kỳ khác.
Kích thước “bình thường” của một biến động có thể thay đổi theo thời gian. Biến động lớn hay nhỏ đều có thể có xu hướng (trend) ngang nhau, tuy nhiên chỉ báo momentum quá-đoản sẽ làm bạn sớm ra khỏi đợt biến động liên tục và chỉ báo quá-trường thì lại làm bạn bị trì hoãn tham gia vào các xu hướng nhỏ hơn.
Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là đo lường tỉ lệ thay đổi theo dạng phần trăm. Tỷ lệ thay đổi tương tự như momentum, bổ sung thêm khả năng đo lường mức độ thay đổi. Tại biểu đồ này, đường trung tâm được đánh số 100 – tượng trưng cho 100%. Khi chỉ báo dao động quanh đường 100 này sẽ có nghĩa là mức giá của ngày hôm này gần bằng hoặc bằng 100% mức giá tại X kỳ trước đó. Khi chỉ báo này tăng lên mức 102, tức là mức tăng 2% so với khi không có momentum. Các gói biểu đồ khác nhau sẽ ký hiệu dòng này là đường 0 hoặc đường 100%.
Chúng ta biết rằng giá không bao giờ di chuyển theo đường thẳng vô thời hạn. Tại một số điểm, giao dịch trở nên quá đông đúc – mua quá mức hoặc bán quá mức. Lúc này các nhà giao dịch chốt lời, kết thúc xu hướng hiện tại hoặc đơn giản là muốn thay đổi giao dịch của bản thân vì những lý do khác. Trên biểu đồ trước, phán đoán mua quá mức xuất hiện vào khoảng mức 102 và bán quá mức vào khoảng mức 97. Hầu hết các phần mềm biểu đồ sẽ cho phép người dùng vẽ các đường ngang để đánh dấu mức giá mà bạn tin rằng thị trường sẽ bị mua quá mức hoặc bán quá mức.
Điều này dẫn chúng ta đến khái niệm sức mạnh tương đối, nghĩa là sức mạnh tương đối nội tại chứ không phải là sức mạnh loại chứng khoàn này khi so với một loại chứng khoán khác. RSI được phát minh bởi Welles Wilder trong cuốn New Concepts in Technical Trading Systems được ra mắt vào năm 1978. Chớ vội cho rằng RSI đã quá lỗi thời, đây hiện vẫn là một trong các chỉ số được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà không chỉ vì tạo ra các khái niệm mua bán quá mức đây đấy.
RSI được thảo luận.
Khi sử dụng sức mạnh tương đối làm phép đo lường momentum thì quan trọng là phải tích hợp các mức mua/bán quá mức, tương tự như trong biểu đồ dưới đây. Chỉ số RSI là tỷ lệ giữa trung bình của các ngày tăng so với trung bình của các ngày giảm trong một khoảng thời gian cố định và được chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm. Vấn đề với RSI và với tất cả các chỉ báo momentum là “vấn đề thông số”- tức là bạn sẽ phải chọn mức kỳ là bao nhiêu?[caption id="attachment_16735" align="aligncenter" width="700"] Momentum được đo bằng chỉ số sức mạnh tương đối[/caption]
Một chỉ báo Momentum khác sử dụng mức giá tương đối so với phạm vi biến động (vùng cao nhất và thấp nhất) gần đây là Chande momentum oscillator được mô tả trong cuốn The New Technical Trader . Phiên bản Chande sử dụng chênh lệch giữa các ngày tăng và giảm giống như chỉ số RSI, tuy nhiên cách tính thì hơi lạ hơn - bạn cộng tất cả giá của ngày giá lên rồi trừ đi tổng tất cả giá của ngày xuống, sau đó chia cho tất cả mức giá theo cả hai hướng . Bạn có thể quan sát chỉ báo này trên biểu đồ dưới đây. Các nhà toán học chỉ ra rằng việc sử dụng cả ngày lên và xuống trong tử số sẽ giúp mở rộng phạm vi đo và tăng độ nhạy với các biến động lớn.
[caption id="attachment_16736" align="aligncenter" width="700"] Momentum được đo bằng Chande momentum oscillator[/caption]
Cũng như với RSI, chỉ báo Momentum Chande được chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm, theo đó thì mức giá nằm gần đường zero (đường 0) sẽ không có Momentum và các giá trong khoảng +50 đang bị mua quá mức (ngược lại thì giá trong khoảng -50 sẽ là đang bị bán quá mức). Ưu điểm của việc phối hợp Momentum theo cơ sở tỷ lệ phần trăm là loại bỏ vấn đề tham số gặp phải trong trường hợp Momentum nguyên bản: xảy ra khi một biến động với các thanh nến nhỏ có thể được coi là có xu hướng ngang với các biến động có thanh nến lớn nếu xét theo độ dốc, và quy trình tạo dao động đã tạo nên việc này.
Nếu mục đích sử dụng Momentum là để khám phá xem một xu hướng đang được gia tốc hay giảm tốc, hoặc liệu có đạt đến điểm dừng hay không ( điểm mua quá mức / bán quá mức), chúng tôi cũng có thể sử dụng MACD, Stochastic oscillator, và thậm chí là cả Bollinger bands.
Trong mọi trường hợp, chúng tôi thấy rằng các đợt tăng tốc bị giới hạn và thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Xu hướng có thể được tiếp tục gia tốc hoặc có thể không, tùy thuộc vào việc giá có bị mua quá mức / bán quá mức hay chưa. Điều này giúp chỉnh tham số tới mức phù hợp nhất với bất kỳ khung thời gian nào mà người dùng sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng chớ quên rằng các ước tính về mua quá mức / bán quá mức thường không chính xác.
Bốn phương pháp đo momentum mà chúng ta vừa đề cập ở trên đã giúp chỉ báo momentum đưa ra cảnh báo cho bạn về sự thay đổi chiều hướng nếu đang có gia tốc/giảm tốc diễn ra. Đôi khi các chỉ báo này còn có thể cảnh báo trước được tới hơn một kỳ đấy. Momentum dẫn dắt chiều hướng. Một nhà giao dịch thông minh cũng cần nhìn vào các manh mối khác trên các thanh nến, chẳng hạn như sự hiện diện của nhiều cặp thanh nến ngược nhau theo xu hướng tăng hoặc giảm tại vùng giá chỉ quanh quẩn quanh các mốc nhất định tại vùng đầu tiên, và cả khi đường hướng lên ở vùng trung tâm của biểu đồ không khớp và vượt qua được mức đỉnh trước đó trong khu vực ít biến động.
Bạn có thể sử dụng momentum như một hệ thống giao dịch độc lập, nhưng nếu muốn dùng thì tốt nhất là bạn nên sử dụng cùng các chỉ số khác, như các mẫu và thanh nến . Phần lớn các nhà giao dịch sử dụng momentum như một chỉ báo xác nhận.