Ngay sau khi Apple đăng kí thành công bản quyền về hệ thống camera có khả năng tự vô hiệu hoá để tránh việc ghi hình ở những nơi không cho phép. Một kiến nghị từ Care2 đã đưa ra yêu cầu Apple không thực hiện bằng sáng chế này.
Hệ thống này bao gồm 1 máy phát hồng ngoại có nhiệm vụ “thông báo” với điện thoại rằng đây là nơi cấm ghi hình, điện thoại sẽ nhận tín hiệu đó, phân tích và sẽ vô hiệu hoá camera. Chẳng hạn khi đến các buổi hoà nhạc, đi vào một công ty hay khu vực quân sự nhạy cảm không được phép ghi hình, hệ thống này sẽ gửi đến iPhone của bạn một thông báo “Recording Disabled” và vô hiệu hóa camera của bạn.
Tuy nhiên, việc hiện thực hoá hệ thống này sẽ khá vất vả vì người chủ khu vực không gian muốn ngăn chặn việc ghi hình sẽ phải mua và lắp đặt các thiết bị phát hồng ngoại chuyên dụng mà điện thoại của Apple hiểu được.
Apple đã đăng kí bằng sáng chế về hệ thống camera tự động vô hiệu hóa khi vào khu vực cấm ghi hình
Quay về với thực tế thì kịch bản trên có vẻ xa vời với hai lý do vể kỹ thuật lẫn pháp luật.
Đối với kỹ thuật, công nghệ này được dựa trên dữ liệu hồng ngoại như một phương tiện thực tế truyền trong môi trường. Máy ảnh của bạn sẽ bị vô hiệu hóa từ xa nếu như bạn đang ở một địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc, rạp chiếu phim,… Nhưng cần phải có các thiết bị chuyên dụng của Apple.
Và thậm chí nếu nó là khả thi về mặt kỹ thuật, Apple sẽ gặp ngay vấn đề với pháp luật, trong khi đối mặt với áp lực duy trì sẽ làm cho nó cực kỳ khó khăn. Có thể lập luận rằng nếu công nghệ này thực hiện được thì chính phủ có thể sẽ buộc Apple bàn giao quyền kiểm soát cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Đây là một phần trong những nỗ lực bảo vệ bản quyền trí tuệ, chống ăn cắp bản quyền, một vấn đề đang rất nóng trên thế giới. Tuy nhiên, Care2 không phải là tổ chức duy nhất để bày tỏ mối quan tâm.
Theo ACLU (American Civil Liberties Union- Liên minh tự do dân sự Mỹ) và tờ báo mạng EFF (Electronic Frontier Foundation) cũng đã mô tả nó như là một “mối đe dọa thực sự” với các phóng viên muốn tác nghiệp. Các bình luận về câu chuyện tin tức ban đầu bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều về việc này nhưng kết quả ra sao có lẽ chúng ta phải đợi thêm.
Nguồn bài viết :https://goo.gl/2k00Ge
Hệ thống này bao gồm 1 máy phát hồng ngoại có nhiệm vụ “thông báo” với điện thoại rằng đây là nơi cấm ghi hình, điện thoại sẽ nhận tín hiệu đó, phân tích và sẽ vô hiệu hoá camera. Chẳng hạn khi đến các buổi hoà nhạc, đi vào một công ty hay khu vực quân sự nhạy cảm không được phép ghi hình, hệ thống này sẽ gửi đến iPhone của bạn một thông báo “Recording Disabled” và vô hiệu hóa camera của bạn.
Tuy nhiên, việc hiện thực hoá hệ thống này sẽ khá vất vả vì người chủ khu vực không gian muốn ngăn chặn việc ghi hình sẽ phải mua và lắp đặt các thiết bị phát hồng ngoại chuyên dụng mà điện thoại của Apple hiểu được.
Apple đã đăng kí bằng sáng chế về hệ thống camera tự động vô hiệu hóa khi vào khu vực cấm ghi hình
Quay về với thực tế thì kịch bản trên có vẻ xa vời với hai lý do vể kỹ thuật lẫn pháp luật.
Đối với kỹ thuật, công nghệ này được dựa trên dữ liệu hồng ngoại như một phương tiện thực tế truyền trong môi trường. Máy ảnh của bạn sẽ bị vô hiệu hóa từ xa nếu như bạn đang ở một địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc, rạp chiếu phim,… Nhưng cần phải có các thiết bị chuyên dụng của Apple.
Và thậm chí nếu nó là khả thi về mặt kỹ thuật, Apple sẽ gặp ngay vấn đề với pháp luật, trong khi đối mặt với áp lực duy trì sẽ làm cho nó cực kỳ khó khăn. Có thể lập luận rằng nếu công nghệ này thực hiện được thì chính phủ có thể sẽ buộc Apple bàn giao quyền kiểm soát cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Đây là một phần trong những nỗ lực bảo vệ bản quyền trí tuệ, chống ăn cắp bản quyền, một vấn đề đang rất nóng trên thế giới. Tuy nhiên, Care2 không phải là tổ chức duy nhất để bày tỏ mối quan tâm.
Theo ACLU (American Civil Liberties Union- Liên minh tự do dân sự Mỹ) và tờ báo mạng EFF (Electronic Frontier Foundation) cũng đã mô tả nó như là một “mối đe dọa thực sự” với các phóng viên muốn tác nghiệp. Các bình luận về câu chuyện tin tức ban đầu bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều về việc này nhưng kết quả ra sao có lẽ chúng ta phải đợi thêm.
Nguồn bài viết :https://goo.gl/2k00Ge