thuhadang123
Thành viên cứng 0963251456
Trước khi tham gia giao dịch một loại tiền tệ, nhà giao dịch cần phải nắm được môi trường của thị trường ngoại hối hiện ra sao. Và đây được gọi là bước phân loại thị trường. Tại bước này bạn sẽ tiến hành các động thái như đánh giá xem thị trường đang trong trạng thái có xu hướng rõ ràng, hay đang biến động trong phạm vi nhất định, hay đang ở dạng bình lặng hoặc biến động…
Gió đang thổi chiều nào?
Hai loại thị trường dễ xác định nhất là thị trường có xu hướng rõ ràng và thị trường biến động trong một phạm vi xác định. Việc thị trường đang một trong hai trạng thái kể trên là rất dễ nhận biết. Nếu mỗi ngày, một nhà giao dịch bước vào và thấy cặp USD/JYP đã tăng 50 điểm (VD tăng từ 103,00 lên 103,50, rồi hôm sau nữa lại lên thành 104,00) thì rất dễ để nghĩ rằng cặp tiền tệ này đang có xu hướng tăng.
Tương tự, nếu như cặp USD/JYP cứ liên tục chạm đáy ở mức 101 và chạm đỉnh ở mức 105 mà không thể phá vỡ hai mốc trên trong vòng vài tháng trời, thị trường này sẽ được coi là thị trường biến động trong một phạm vi xác định. Có tới khoảng 90% (đôi khi lên tới 95%) thời gian là thị trường đang ở một trong hai trạng thái: hoặc có xu hướng rõ ràng, hoặc biến động trong một phạm vi xác định. Mặc dù vậy, bạn sẽ rất dễ châm ngòi cho một cuộc khẩu chiến nếu khẳng định con số chính xác là bao nhiêu. Các nhà giao dịch bán lẻ nói riêng và các nhà giao dịch nói chung có thể kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng nhất là khi thị trường đang ở một trong hai trạng thái nêu trên.
Tuy nhiên thì các nhà giao dịch còn thông qua rất nhiều chỉ báo Momentum để bổ sung cho trực giác của mình nhằm xác định xem liệu thị trường đang có xu hướng rõ ràng hay là đang biến động trong một phạm vi xác định. Các chỉ báo thường được dùng là Chỉ số định hướng trung bình (ADX), Dải Bollinger, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và Trung bình động hôi tụ-phân kỳ (MACD) và đều được nhắc tới trong các bài học trước.
Phân tích thị trường dựa trên các chỉ báo
Nếu chỉ báo ADX (đo lường sức mạnh của xu hướng) đạt mức 30 hoặc cao hơn tức là cặp tiền tệ đang có xu hướng rõ ràng (có thể là tăng hoặc giảm). Nếu ADX cao hơn 40, tức là xu hướng đang rất mạnh. Còn khi ADX dưới mốc 10 thì có nghĩa rằng cặp tiền tệ này hiện đang biến động trong phạm vi xác định. Tương tự, nếu RSI đang tăng hoặc nếu đường MACD biến động hướng lên thì cặp tiền tệ này sẽ được xem là đang có xu hướng rõ ràng.
Ngoài ra, khi Dải Bollinger đang mở rộng ra thì cũng thể hiện thị trường có xu hướng rõ ràng, còn khi Dải này thu hẹp lại thì tức là cặp tiền tệ có vẻ như đang biến động trong phạm vi xác định. Hãy quan sát biểu đồ phía dưới. Bạn không cần tới một chỉ báo nào mà có thể xác định rằng tiền tệ này đang có xu hướng và xu hướng này có gọn gàng hay không.
[caption id="attachment_16953" align="aligncenter" width="700"] Xu hướng tăng rõ ràng trong cặp AUD/USD[/caption]
Ngược lại, biểu đồ dưới đây cho thấy một môi trường có biến động trong phạm vi xác định, với các đường ngang đánh dấu các mốc giới hạn.
[caption id="attachment_16954" align="aligncenter" width="700"] Cặp USD/CAD trong thị trường biến động trong phạm vi xác định[/caption]
Các trạng thái thị trường tiền tệ phổ biến
Thị trường phẳng hay thị trường bình lặng
Thị trường này khiến cho các nhà giao dịch ngoại hối phát điên, bởi lẽ rất khó để thu được lợi nhuận trong điều kiện thị trường như vậy. Thị trường bình lặng là loại thị trường mà các loại tiền tệ có phạm vi biến động hẹp tới mức các biến động này trông gần như là dạng phẳng khi được biểu diễn trên biểu đồ.
Hiện tượng này thường xảy ra vào thời điểm diễn ra các kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ lễ trong năm, hoặc đôi khi cũng diễn ra vào dip cuối năm, khi mà lợi nhuận trong năm đã được xác lập và không ai còn muốn đặt các lệnh giao dịch mới có nguy cơ thất thoát lượng tiền mà mình đã kiếm được trong cả năm. Xin hãy quan sát biểu đồ phía dưới. Trong biểu đồ này, chúng tôi đã kẻ một đường tuyến tính để nhấn mạnh rằng khu vực được chỉ ra trên biểu đồ không hề có bất cứ một xu hướng nào hết. Mức chênh lệch giữa đỉnh và đáy cũng là rất nhỏ.
[caption id="attachment_16956" align="aligncenter" width="700"] Thị trường bình lặng trên biểu đồ 4 giờ của cặp EUR/USD[/caption]
Đôi khi, sự xuất hiện bất ngờ của một tập hợp dữ liệu quan trọng hoặc ngân hàng trung ương đưa ra các quyết định quan trọng một cách đột xuất,… làm thị tường có bước chuyển biến mạnh mẽ về một hướng nhất định, hoặc tăng hoặc giảm. Trước sự việc này, những người tham gia thị trường thường không muốn mạo hiểm mua hoặc bán ở mức hiện tại và sẽ chờ đợi thông tin mới trước khi tiếp tục giao dịch.
Việc này có thể chỉ mất khoảng vài ngày, có khi lại mất tới cả tháng (chẳng hạn đối với các chỉ báo việc làm) để có thể quan sát được thị trường rơi vào trạng thái bình lặng khi có các sự kiện nêu trên. Chiến lược giao dịch chênh lệch lãi suất thường hoạt động khá hiệu quả trong môi trường như thế này, bởi lẽ trong thị trường bình lặng thì một nhà giao dịch có thể nhận thấy được mức chênh lệch lãi suất mỗi ngày và thu được lợi nhuận từ đó, nhất là nếu cặp ngoại hối cơ bản đang giữ ổn định.
Thị trường ngẫu nhiên
Có thể xảy ra trong một thị trường có xu hướng rõ ràng. Nhưng thường thì điều kiện thị trường này phát sinh khá đột ngột. Một cặp tiền tệ (VD cặp EUR/USD) có thể đang trong xu hướng tăng cao, toàn bộ các chỉ báo Momentum đều dự đoán giá sẽ tăng lên mốc 1,4000 chẳng hạn, và điểm kháng cự đã được xác định. Các nhà giao dịch sẽ cho rằng xu hướng này sẽ biến mất hoặc ít nhất là dừng lại khi đạt tới mốc 1,4000. Tuy nhiên lúc này lại có tin tức bất ngờ được phát tán và đồng Euro phá vỡ ngưỡng 1,4000 và tăng lên mức 1,4200.
Có những lúc trên một cặp ngoại hối xuất hiện mốc đảo ngược trong ngày then chốt và xảy ra khi mức giá đảo ngược trong ngày, Ví dụ: một cặp tiền tệ có thể phá vỡ mức đỉnh của ngày hôm trước, gợi ý sẽ có một xu hướng tăng, nhưng sau đó lại giảm mạnh và đóng cửa tại mức thấp hơn mức đáy của ngày hôm trước, cho thấy xu hướng giảm.
Hãy quan sát biểu đồ dưới đây. Biểu đồ này cho thấy một động thái ngẫu nhiên, trong trường hợp này là xuất hiện khoảng trống tại thời điểm mở cửa giao dịch. Hiện tượng này thường được bắt gặp trong một số chứng khoán (như chỉ số CRB và vàng) nhưng lại rất hiếm thấy trong Forex.
[caption id="attachment_16958" align="aligncenter" width="700"]Xuất hiện khoảng trống tại tối chủ nhật trên cặp EUR/USD do một số bất ngờ ngẫu nhiên trên thị trường[/caption]
Các sự kiện bất ngờ (như các thông tin giật gân, các dữ liệu ngoài mong đợi, các quyết định không lường trước được của ngân hàng trung ương, các lệnh có khối lượng lớn,…) thỉnh thoảng xuất hiện sẽ làm cặp tiền tệ phá vỡ điểm kháng cự/hỗ trợ quan trọng của mình (chẳng hạn như các điểm kháng cự Fibonacci, các trung bình động chu kỳ 55, 100 hay 20 ngày,…) sẽ thôi thúc các nhà giao dịch, nhất là nhà giao dịch sử dụng mô hình Black Box hoặc các mô hình khác, tham gia vào thị trường và tiến hành các giao dịch ngược chiều giao dịch cũ hoặc mở một lệnh giao dịch mới phản ánh xu hướng hiện hành trên thị trường.
Thị trường biến động
Là loại thị trường cực kỳ hiếm thấy và được thúc đẩy bởi một sự kiện gây sốc. Trong quá khứ, thị trường này đã xuất hiện khi có một vụ ám sát hoặc một nỗ lực tiến hành ám sát nhắm vào nhà lãnh đạo của một quốc gia (vd: vụ ám sát tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan năm 1981), khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9 năm 2001 hay đợt động đất và sóng thần xảy ra vào tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản. Một ví dụ khác có thể kể tới đó là khi nước Mỹ bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính (cuối năm 2008 đầu năm 2009), việc từ bỏ đòn bẩy tài chính đã xảy ra trên diện rộng. Lúc này các ngân hàng và các công ty đã điên cuồng bán tháo các vị thế có lợi nhuận trong mọi loại tài sản để bù đắp các khoản lỗ phát sinh từ các khoản thể chấp hoặc có liên quan đến thế chấp. Trong thời điểm thị trường biến động, tốt nhất là không nên sở hữu bất cứ vị thế nào.
Hãy quan sát hình bên dưới, tại đây tiền tệ đang biểu hiện có biến động cao, đáng chú ý nhất là trong phạm vị đỉnh đáy của một số ngày.
[caption id="attachment_16962" align="aligncenter" width="700"] Cặp EUR/CHF cho thấy rất nhiều biến động trên biểu đồ hàng ngày do quyết định của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ về giới hạn tỷ giá của cặp tiền tệ ở mức 1,2000.[/caption]
Bạn có biết?
Mặc dù tiền tệ thường không thể hiện xu hướng theo chu kỳ, có những lúc nhà đầu tư ủng hộ hoặc hoạt động chống lại một loại tiền tệ nhất định. Thời điểm cuối năm tài chính của Nhật Bản là ngày 31 tháng 3, và trong quá khứ thì đồng Yên Nhật được sử dụng để hưởng lợi rất nhiều từ việc dòng tiền chảy về trong nước trước cuối năm tài chính. Với cách hạch toán theo giá thị trường, các luồng này đã giảm dần và ít ảnh hưởng đến thị trường giao ngay. Một ví dụ khác là các khoản phụ cấp mà Liên minh Châu Âu trả cho các nông dân Anh (thường trả vào mùa thu) đôi khi có thể gây ảnh hưởng tới cặp EUR/GBP.