Nhiều người thường mua Glotadol để uống nhằm giảm đau nhanh chóng. Song, đa số người bệnh lại không thực sự hiểu rõ về công dụng của thuốc cũng như các chỉ định, chống chỉ định điều trị, các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức đầy đủ trước khi dùng thuốc.
● Tên biệt dược: Glotadol
● Hoạt chất: Paracetamol.
● Nhóm thuốc: Hạ sốt, giảm đau
● Dạng bào chế thuốc: Viên nén dài (500g); viên nang (500mg)
+ Giảm đau: Paracetamol làm giảm đau nhanh nhờ cơ chế tác động làm giảm tổng hợp Prostaglandin, giảm cảm thụ của các ngọn dây thần kinh cảm giác. Thuốc chỉ có tác dụng làm giảm đau nhẹ và đau ở mức độ vừa, không có tác dụng làm giảm các cơn đau sâu bên trong nội tạng.
+ Hạ sốt: Paracetamol có tác dụng hạ sốt nhờ cơ chế tác động lên trung tâm điều nhiệt, giữ nhiệt độ ổn định và cân bằng, ức chế quá trình sinh nhiệt và hoạt hóa quá trình thải nhiệt. Thuốc không làm hạ thân nhiệt ở những người không bị sốt.
+ Hạ sốt thông thường, sốt do nhiễm siêu vi, sốt sau khi mọc răng, tiêm chủng…
+ Giảm đau đầu, đau nhức cơ thể… do bị cảm lạnh, cảm cúm
+ Giảm đau lưng, đau cơ do viêm khớp nhẹ
+ Giảm các cơn đau sau phẫu thuật…
**Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc Glotadol chưa được đề cập, để nắm rõ các thông tin và sử dụng đúng mục đích… hãy liên hệ với các dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
+ Bệnh nhân quá mẫn cảm với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc
+ Bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase)
+ Bệnh nhân bị viêm gan có chiều hướng chuyển sang trầm trọng hoặc suy gan nặng
+ Mắc các bệnh lý về thận hư, suy thận nặng
+ Bệnh nhân bị cường giáp, tăng huyết áp, động mạch vành nặng…
+ Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase
+ Trẻ em dưới 2 tuổi
Đặc biệt chú ý nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các vật nuôi trong gia đình.
Liều dùng thông thường của Glotadol
+ Trên 12 tuổi: Uống 500 – 1000mg/lần. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng. Không được dùng thuốc >4000mg/ ngày.
+ Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống 250 – 500mg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng. Không được dùng thuốc >2000mg/ ngày.
+ Thuốc Glotadol có thể uống được cả khi đói hoặc khi no.
+ Bệnh nhân cần uống nguyên viên thuốc (không được bẻ/ nghiền/ nhai nát)… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc, tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.
+ Uống thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Tuyệt đối không được uống chung với bia, rượu, nước có gas, cà phê…
+ Uống thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định, không được tự ý tăng/ giảm liều mà không thông qua ý kiến bác sĩ.
+ Nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc một thời gian (theo chỉ định bác sĩ) mà bệnh không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị thay thế hiệu quả hơn
**Lưu ý: Một số tác dụng phụ vẫn chưa được liệt kê đầy đủ, nếu trong quá trình uống thuốc gặp các triệu chứng khác thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.
Đặc biệt, với các trường hợp dưới đây cần hết sức thận trọng:
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú
+ Đồng thời đang sử dụng các loại thuốc có chứa paracetamol khác.
+ Bệnh nhân mắc phenylceton – niệu hoặc gặp các đề về thận, gan, thiếu máu…
+ Bệnh nhân bị hội chứng hoại tử da, mụn mủ toàn thân cấp tính...
+ Rượu, bia
+ Các thuốc tác động đến men gan (isoniazid, phenytoin, carbamazepin…)
+ Các hoạt chất: Phenothiazin, Cholestyramin, Probenecid, Ethinylestradiol, than hoạt tính...
+ Thuốc chống rối loạn đông máu.
Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc (không theo chỉ định của bác sĩ) có thể làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc, tăng các tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, hãy kê khai tất cả các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ kể cả các thảo dược, vitamin...
Bệnh nhân cần biết rằng, việc sử dụng các loại thuốc tây kể cả Glotadol đều có nguy cơ gây tác dụng phụ cao, do đó không nên lạm dụng. Hãy đi khám bác sĩ khi tình trạng bệnh kéo dài để được chỉ dẫn điều trị dứt điểm.
narihealthy
https://bit.ly/30xBNHY
https://bit.ly/2XOqYzB
● Tên biệt dược: Glotadol
● Hoạt chất: Paracetamol.
● Nhóm thuốc: Hạ sốt, giảm đau
● Dạng bào chế thuốc: Viên nén dài (500g); viên nang (500mg)
THÔNG TIN THUỐC GLOTADOL GIẢM ĐAU HẠ SỐT
Việc nắm rõ các thông tin về thuốc: thành phần, công dụng, các chỉ định & chống chỉ định điều trị, bảo quản thuốc đúng cách… sẽ giúp bạn sử dụng an toàn, hiệu quả.► Tác dụng
Thuốc Glotadol với hoạt chất chính là Paracetamol có tác dụng trong giảm đau, hạ sốt theo cơ chế sau:+ Giảm đau: Paracetamol làm giảm đau nhanh nhờ cơ chế tác động làm giảm tổng hợp Prostaglandin, giảm cảm thụ của các ngọn dây thần kinh cảm giác. Thuốc chỉ có tác dụng làm giảm đau nhẹ và đau ở mức độ vừa, không có tác dụng làm giảm các cơn đau sâu bên trong nội tạng.
+ Hạ sốt: Paracetamol có tác dụng hạ sốt nhờ cơ chế tác động lên trung tâm điều nhiệt, giữ nhiệt độ ổn định và cân bằng, ức chế quá trình sinh nhiệt và hoạt hóa quá trình thải nhiệt. Thuốc không làm hạ thân nhiệt ở những người không bị sốt.
► Chỉ định điều trị
Hiện nay, thuốc Glotadol được chỉ định sử dụng hỗ trợ điều trị các trường hợp sau:+ Hạ sốt thông thường, sốt do nhiễm siêu vi, sốt sau khi mọc răng, tiêm chủng…
+ Giảm đau đầu, đau nhức cơ thể… do bị cảm lạnh, cảm cúm
+ Giảm đau lưng, đau cơ do viêm khớp nhẹ
+ Giảm các cơn đau sau phẫu thuật…
**Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc Glotadol chưa được đề cập, để nắm rõ các thông tin và sử dụng đúng mục đích… hãy liên hệ với các dược sĩ/ bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
► Chống chỉ định
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất cũng như các chuyên gia y tế, thuốc Glotadol không được sử dụng điều trị trong các trường hợp sau:+ Bệnh nhân quá mẫn cảm với Paracetamol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc
+ Bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD (glucose-6-phosphat dehydrogenase)
+ Bệnh nhân bị viêm gan có chiều hướng chuyển sang trầm trọng hoặc suy gan nặng
+ Mắc các bệnh lý về thận hư, suy thận nặng
+ Bệnh nhân bị cường giáp, tăng huyết áp, động mạch vành nặng…
+ Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase
+ Trẻ em dưới 2 tuổi
► Bảo quản thuốc
Để đảm bảo tác dụng của thuốc trong quá trình sử dụng, người bệnh nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng (không quá 30 độ); không để ở nơi ẩm ướt hoặc có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.Đặc biệt chú ý nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các vật nuôi trong gia đình.
HƯỚNG DẪN LIỀU DÙNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG THUỐC GLOTADOL
Dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và tuân thủ chỉ định của chuyên gia… là cách tốt nhất giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn cho sức khỏe. Liều dùng và cách sử dụng của Glotadol thông thường như sau:► Liều dùng
Tùy vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể, mức độ bệnh nặng/ nhẹ; độ tuổi, cơ địa và thể trạng người bệnh… mà khi dùng thuốc bác sĩ có những chỉ định, hướng dẫn khác nhau.Liều dùng thông thường của Glotadol
+ Trên 12 tuổi: Uống 500 – 1000mg/lần. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng. Không được dùng thuốc >4000mg/ ngày.
+ Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống 250 – 500mg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Mỗi lần uống thuốc phải cách nhau từ 4-6 tiếng. Không được dùng thuốc >2000mg/ ngày.
►Cách sử dụng
Các chuyên gia khuyến cáo “Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến tư vấn từ dược sĩ/ bác sĩ”+ Thuốc Glotadol có thể uống được cả khi đói hoặc khi no.
+ Bệnh nhân cần uống nguyên viên thuốc (không được bẻ/ nghiền/ nhai nát)… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc, tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.
+ Uống thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Tuyệt đối không được uống chung với bia, rượu, nước có gas, cà phê…
+ Uống thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định, không được tự ý tăng/ giảm liều mà không thông qua ý kiến bác sĩ.
+ Nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc một thời gian (theo chỉ định bác sĩ) mà bệnh không thuyên giảm hoặc có chiều hướng nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị thay thế hiệu quả hơn
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GLOTADOL
►Tác dụng phụ
Thuốc Glotadol thường ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn và nôn, giảm huyết cầu/ bạch cầu, gây thiếu máu; gây các vấn đề về thận… khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.**Lưu ý: Một số tác dụng phụ vẫn chưa được liệt kê đầy đủ, nếu trong quá trình uống thuốc gặp các triệu chứng khác thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.
► Thận trọng khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc, tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra… trước khi dùng thuốc, hãy khai báo với bác sĩ tất cả các tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân.Đặc biệt, với các trường hợp dưới đây cần hết sức thận trọng:
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú
+ Đồng thời đang sử dụng các loại thuốc có chứa paracetamol khác.
+ Bệnh nhân mắc phenylceton – niệu hoặc gặp các đề về thận, gan, thiếu máu…
+ Bệnh nhân bị hội chứng hoại tử da, mụn mủ toàn thân cấp tính...
► Tương tác thuốc
Khi có ý định sử dụng thuốc Glotadol bệnh nhân cần chú ý đến một số loại thuốc có khả năng xảy ra tương tác khi sử dụng chung như:+ Rượu, bia
+ Các thuốc tác động đến men gan (isoniazid, phenytoin, carbamazepin…)
+ Các hoạt chất: Phenothiazin, Cholestyramin, Probenecid, Ethinylestradiol, than hoạt tính...
+ Thuốc chống rối loạn đông máu.
Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc (không theo chỉ định của bác sĩ) có thể làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc, tăng các tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, hãy kê khai tất cả các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ kể cả các thảo dược, vitamin...
Bệnh nhân cần biết rằng, việc sử dụng các loại thuốc tây kể cả Glotadol đều có nguy cơ gây tác dụng phụ cao, do đó không nên lạm dụng. Hãy đi khám bác sĩ khi tình trạng bệnh kéo dài để được chỉ dẫn điều trị dứt điểm.
narihealthy
https://bit.ly/30xBNHY
https://bit.ly/2XOqYzB