peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Phô mai: Các loại phô mai cứng có hạn sử dụng lâu hơn do nấm mốc khó xâm nhập bên trong. Sau khi mở, phô mai cứng có thời hạn tới 6 tháng, nếu bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, các loại mềm như phô mai dê, phô mai kem… dễ bị nhiễm khuẩn sau khi mở. Ngoài việc phô mai quá hạn sử dụng, xuất hiện nấm mốc, bạn chỉ nên sử dụng các loại phô mai mềm trong tủ lạnh khoảng một tuần sau khi mở.
Nước sốt và các loại gia vị mềm: Nước sốt, mù tạt, các loại tương ớt thường được bảo quản trong lọ thủy tinh và để ở tủ lạnh, nhưng như thế không có nghĩa chúng không thể bị vi khuẩn tấn công. Khi bạn mở nắp, chúng dễ dàng bị hỏng và cần được sử dụng ngay lập tức. Nếu nhận thấy nước nổi lên, đổi màu hoặc mùi lạ, bạn hãy ném chúng đi.
Thịt tươi: Thịt tươi để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn salmonella, E. coli và một số loại vi khuẩn khác. Vì vậy, bạn cần nấu ngay khi mua về hoặc để ngăn đông trong tủ lạnh nếu chưa dùng.
Quả mọng: Các loại quả mọng đều có tuổi thọ ngắn. Quả mâm xôi và dâu tây chỉ để được trong khoảng ba ngày sau khi mua, trong khi quả việt quất có thể được lâu hơn một vài ngày nếu bảo quản lạnh. Tốt nhất, bạn nên để ngăn đông của tủ lạnh để tránh bị thâm đen, mềm, nhão. Nếu không, vi khuẩn cyclospora cayetanensis có thể dễ dàng xâm nhập vào các loại quả này, gây tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác.
Rau xanh: Các loại rau dùng làm salad như xà lách, cải bó xôi…, dù được đóng gói cẩn thận, được rửa sạch qua nhiều nước cũng có thể mang vi khẩn E.coli vì chúng có thể bị chạm qua nhiều bàn tay. Vì sự an toàn của bạn, hãy rửa tất cả loại rau xanh trước khi ăn và phải bỏ chúng ngay lập tức nếu đã quá hạn sử dụng.
Động vật có vỏ: Giống như các loại hải sản khác, động vật có vỏ chỉ có thể sử dụng từ 1 đến 2 ngày khi được bảo quản trong tủ lạnh. Ngao và sò điệp nên được ăn trong vòng 24 giờ sau khi mua. Còn hàu ăn quá hạn sử dụng có thể chứa vibrio vulnificus, vi khuẩn gây ngộ độc máu. Nếu bạn nhận thấy có mùi hôi từ bất kỳ loại hải sản nào, hãy vứt nó ngay lập tức.
Nước sốt và các loại gia vị mềm: Nước sốt, mù tạt, các loại tương ớt thường được bảo quản trong lọ thủy tinh và để ở tủ lạnh, nhưng như thế không có nghĩa chúng không thể bị vi khuẩn tấn công. Khi bạn mở nắp, chúng dễ dàng bị hỏng và cần được sử dụng ngay lập tức. Nếu nhận thấy nước nổi lên, đổi màu hoặc mùi lạ, bạn hãy ném chúng đi.
Thịt tươi: Thịt tươi để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn salmonella, E. coli và một số loại vi khuẩn khác. Vì vậy, bạn cần nấu ngay khi mua về hoặc để ngăn đông trong tủ lạnh nếu chưa dùng.
Quả mọng: Các loại quả mọng đều có tuổi thọ ngắn. Quả mâm xôi và dâu tây chỉ để được trong khoảng ba ngày sau khi mua, trong khi quả việt quất có thể được lâu hơn một vài ngày nếu bảo quản lạnh. Tốt nhất, bạn nên để ngăn đông của tủ lạnh để tránh bị thâm đen, mềm, nhão. Nếu không, vi khuẩn cyclospora cayetanensis có thể dễ dàng xâm nhập vào các loại quả này, gây tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác.
Rau xanh: Các loại rau dùng làm salad như xà lách, cải bó xôi…, dù được đóng gói cẩn thận, được rửa sạch qua nhiều nước cũng có thể mang vi khẩn E.coli vì chúng có thể bị chạm qua nhiều bàn tay. Vì sự an toàn của bạn, hãy rửa tất cả loại rau xanh trước khi ăn và phải bỏ chúng ngay lập tức nếu đã quá hạn sử dụng.
Động vật có vỏ: Giống như các loại hải sản khác, động vật có vỏ chỉ có thể sử dụng từ 1 đến 2 ngày khi được bảo quản trong tủ lạnh. Ngao và sò điệp nên được ăn trong vòng 24 giờ sau khi mua. Còn hàu ăn quá hạn sử dụng có thể chứa vibrio vulnificus, vi khuẩn gây ngộ độc máu. Nếu bạn nhận thấy có mùi hôi từ bất kỳ loại hải sản nào, hãy vứt nó ngay lập tức.