MeKong1102
Thành viên gắn bó 0906943018
Mang thai là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Tuy nhiên, bạn có thể đã thấy rằng bác sĩ, cũng như bạn bè và gia đình bạn, chủ yếu quan tâm về thể chất của cơ thể bạn trong thai kỳ. Dĩ nhiên, mối bận tâm lớn nhất của họ là việc bạn và bé phải khỏe mạnh. Hơn nữa, những thay đổi về thể chất cũng thể hiện cụ thể và rõ ràng hơn cả. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ khi mang thai lại đồng ý rằng việc hay xúc động và tâm trạng thất thường cũng thử thách không kém những thay đổi thể chất
Điều gì khiến cho việc mang thai lại tràn đầy cảm xúc đến vậy? Và làm thế nào để đương đầu với nhiều loại cảm xúc và tâm lý có thể xảy ra?
Sự điều chỉnh lớn lao
Rất nhiều phụ nữ khao khát được mang thai và làm mẹ ở một số thời điểm trong đời. Nhưng khi đã mang thai, cho dù có theo kế hoạch hay không, cảm xúc của bạn có thể khác với những gì bạn từng mong đợi. Những phụ nữ từng cảm thấy sợ hãi lại có thể thoải mái đến bất ngờ, còn những người luôn nghĩ mình đã sẵn sàng lại đột nhiên cảm thấy hoài nghi và không chắc chắn.
Thực tế, cảm xúc của phụ nữ sẽ thay đổi ba tháng một lần và mỗi giai đoạn đều mang đến những vấn đề tâm lý riêng. Trong ba tháng đầu tiên, bạn có thể phải đấu tranh với thực tế rằng mình đang mang thai. Trong ba tháng tiếp theo, bạn có lẽ sẽ tập trung vào suy nghĩ mình thực sự sắp có em bé. Trong ba tháng cuối, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ ngợi nhiều hơn về điều này, về trách nhiệm và những niềm vui khi làm mẹ. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều điều chỉnh về mặt cảm xúc.
Vai trò thay đổi
Việc mang thai cũng thay đổi các vai trò trong mối quan hệ của gia đình bạn. Nếu đây là đứa con đầu lòng và bạn đang từ vai trò của một cá nhân hoặc một phần của cặp vợ chồng với chỉ cần lo cho bản thân hoặc một người lớn khác thì bạn sẽ bắt đầu dành toàn thời gian và trách nhiệm đối với đứa bé sắp chào đời của bạn.
Nếu đây là đứa con thứ hai (hoặc thứ ba hoặc thứ tư), sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra trong gia đình bạn vì giờ đây bạn có nhiều trách nhiệm hơn. Một thành viên mới bé bỏng sắp xuất hiện đôi khi cũng có thể gây ra căng thẳng thậm chí trong những lúc vui vẻ nhất. Đó là lý do tại sao mang thai đôi khi vẫn được gọi là “cuộc khủng hoảng phát triển”. Mặc dù đây là một điều bình thường và tuyệt vời trong cuộc sống nhưng sự thật việc có con vẫn có thể khiến bạn chóang ngợp. Và những thay đổi nội tiết tố đang xảy ra bên trong bạn cũng có thể phóng đại cảm xúc hơn nữa.
Những gì bạn có thể cảm thấy
Dưới đây là những cảm xúc và phản ứng mà nhiều phụ nữ mang thai đã chia sẻ, tuy nhiên nên lưu ý không phải tất cả đều tiêu cực:
Vui, hạnh phúc và phấn khích
Trầm cảm, không chắc chắn, hoặc sợ hãi
Cáu gắt
Điềm tĩnh
Dựa dẫm nhiều hơn vào chồng/bạn trai, hoặc thành viên trong gia đình
Tự hào rằng mình đã làm được một điều tuyệt vời
Yêu và trở nên gắn bó với con, cả khi con chưa ra đời.
Phản ứng với những thay đổi về dáng vóc của mình (bạn có thể yêu hình ảnh mình đ ang có, hoặc có thể không)
Đãng trí
Buồn vì mọi thứ không còn như trước
Lo lắng về tài chính, cách thu xếp cuộc sống, chăm sóc con, mất độc lập, mối quan hệ với chồng/bạn trai đã thay đổi, chuyện sinh nở, bạn sẽ là người mẹ tốt hay không, và nhiều thứ khác
Thiếu kiên nhẫn – cảm thấy như mình đã mang thai cả thế kỷ
Nhạy cảm quá mức với lời nhận xét hay khuyên bảo của người khác
Hay khóc
Mơ mộng về con
Cách giữ cảm xúc trong tầm kiểm soát
Tất cả những điều trên đều khá bình thường, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng nhiều cách để giảm bớt rối loạn tâm lý trong giai đoạn thú vị nhưng cũng đầy căng thẳng này:
Giữ cơ thể khỏe mạnh. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục và nghỉ ngơi thật nhiều. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe sẽ dễ dẫn đến tâm trạng lo lắng, buồn rầu.
Tìm hiểu nhiều hơn. Ví dụ, tham dự những lớp tiền sản và sinh nở, đọc thêm sách báo về việc mang thai. Biết những điều sắp diễn ra, lắng nghe chuyên gia, gặp gỡ những người sắp làm bố mẹ khác để giảm bớt căng thẳng.
Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với bạn đời, bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
Tránh làm việc hoặc dọn dẹp quá sức.
Đề nghị bác sĩ kiểm tra cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc trị trầm cảm hoặc rối loại tâm lý nào, kể cả những phương thuốc thảo dược. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, cho dù là loại không hoặc có theo toa, trong thời gian mang thai.
Nên nhớ chăm sóc tốt chính mình vì bạn là ưu tiên hàng đầu vào lúc này. Vài năm nữa, có lẽ bạn sẽ rất nhớ 9 tháng này đấy.
san phu khoa ba ria