Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Tin tức, tài liệu: Tương quan giữa các thị trường FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Tin tức, tài liệu: Tương quan giữa các thị trường FfWzt02
 


#1

25.08.20 16:26

thuhadang123

thuhadang123

Thành viên cứng
0963251456
Thành viên cứng

Tương quan giữa các thị trường

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tương quan giữa các thị trường để có cái nhìn tổng quan hơn về bài học đầu tư nhé! Không cần quá đi sâu vào vấn đề kỹ thuật, chúng ta có thể xem mối tương quan giữa hai thị trường là hoàn hảo vì hệ số tương quan là +1. Khi hệ số tương quan là -1, có nghĩa là tương quan âm tuyệt đối, tức là hai thị trường đang biến động ngược chiều. Hệ số tương quan = 0, cho thấy hướng đi của một thị trường này không có tính nhất quán so với thị trường còn lại.
Trong thực tế, thị trường tài chính không tồn tại mối tương quan hoàn hảo, bởi lẽ không có hai thị trường nào giống hệt nhau. Tuy nhiên, chúng ta sử dụng các hệ số tương quan cao giữa hai thị trường để dự đoán rằng biến động trong thị trường này sẽ đi kèm một biến động của thị trường còn lại trong cặp tương quan (có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều).  Do tất cả các thị trường tài chính phản ứng với dữ liệu kinh tế mới, hệ số tương quan là một giải pháp hiệu quả để tránh các phân tích tốn thời gian. Hệ số tương quan giúp các nhà phân tích và nhà giao dịch có được kết luận ngay.
Trong các bình luận về Forex, hệ số tương quan là chủ đề hay xuất hiện các nhận xét sai lệch nhất. Trường hợp sai lệch nghiệm trọng nhất là bình luận về mối tương quan giữa tỷ giá cặp EUR/USD với giá dầu. Nói như vậy không có nghĩa rằng hai đối tượng kể trên không hề có chút tương quan nào. Thực tế thì hệ số tương quan của dầu WTI và đồng Euro là khá cao, ít nhất là trong phần lớn thời gian và đã duy trì lâu dài. Mối tương quan giữa hai đối tượng này là khá rõ ràng:
[caption id="attachment_17346" align="aligncenter" width="700"]Tin tức, tài liệu: Tương quan giữa các thị trường Fig-69-1-oil-eurusd-correlation-monthly-chart-tuong-quan-thi-truong 
Tương quan giữa Dầu (đường đen) so với cặp EUR/USD (đường xanh và đường cam) trên biểu đồ hàng tháng[/caption]
Vấn đề ở đây không nằm ở bản thân mối tương quan, mà là ở những thông điệp nhảm nhí về sự tương quan này. Khi các nhà phân tích dầu mỏ không thể giải thích được nguyên nhân làm thay đổi giá dầu, họ nói rằng “dầu tăng giá vì đồng Đô la giảm”. Khi các nhà phân tích Forex không thể giải thích về sự tăng giá của đồng Đô la, họ nói rằng “đồng Đô la tăng giá vì giá dầu giảm”. Cách suy luận vòng tròn này quả thực rất phiền hà, và đã bỏ qua nguyên nhân thực sự làm ảnh hưởng tới giá dầu – đó là các yếu tố cung cầu – và bỏ qua các nguyên nhân thực sự có tác động làm thay đổi tỷ giá EUR/USD, ví dụ như các chính sách của ngân hàng trung ương,... Khía cạnh tệ nhất của những lời lảm nhảm về sự tương quan trên thị trường là tạo ra sự lầm tưởng rằng tương quan chính là quan hệ nhân quả. Kiểu như:  “Dầu tăng giá vì đồng Đô la giảm giá” và nhiều quan niệm sai lệch khác.
Trong một số thời điểm thì lý luận trên có thể đúng – khi nhà giao dịch Forex quan tâm tới dầu mỏ và chỉ dầu mỏ mà thôi – tuy nhiên thì nguyên nhân thực sự của hệ số tương quan cao là do cả giá dầu và đồng Đô la đều đang phản ứng với nhiều yếu tố ở cùng mức độ, chỉ khác là theo hướng ngược nhau mà thôi. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là khi đợt khủng hoảng tài chính cuối năm 2008. Trong  biểu đồ trên, bạn có thể nhận thấy rằng thực tế thì mối tương quan luôn duy trì giá trị âm trong hầu hết năm 2008.
Bạn có thể quan sát được nhiều lần khi giá dầu và đồng Euro có diễn biến ngược chiều. Hãy quan sát biểu đồ tiếp theo. Biểu đồ này thể hiện cùng một dữ liệu như trên, với cơ sở theo ngày. Đường màu xanh là hồi quy tuyến tính của giá dầu và đường màu đỏ là hồi quy tuyến tính của cặp EUR/USD. Cả hai đường đều cho thấy một xu hướng thực sự. Trải qua giai đoạn ngắn ngủi này xong, hệ số tương quan lại ở mức dưới 0, mặc dù đã có những lúc cả hai tài sản này đều có biến động tương đồng.
[caption id="attachment_17347" align="aligncenter" width="700"]Tin tức, tài liệu: Tương quan giữa các thị trường Fig-69-2-oil-eurusd-negative-correlation-daily-chart-tuong-quan-thi-truong 
Tương quan nghịch đảo giữa Dầu (đường đen) so với cặp EUR/USD (đường xanh và đường cam)  trên biểu đồ hàng ngày.  Đường xanh dương là hồi quy tuyến tính của dầu; đường màu đỏ là hồi quy tuyến tính của cặp EUR/USD.[/caption]
Bài học chúng ta rút ra được trong tình huống này đó là sự tương quan cao trong thời gian dài không có lợi khi giao dịch trong một khung thời gian ngắn. Hệ số tương quan phù hợp dành cho nhà giao dịch Forex trên thị trường Euro nên có khung thời gian 15 phút, một giờ hoặc một ngày.
Và rồi cũng có các ngôn luận về vấn đề “tách rời tương quan”, giờ đây khi mà Mỹ đang trở thành nước tự sản xuất dầu khí lớn, nhờ đó giảm phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài và trong tương lai Mỹ có thể trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ đứng thứ hai thế giới (sau Ả Rập Saudi). Khi lượng dầu mỏ mà Mỹ sản xuất tăng lên theo từng tháng, chẳng phải là lý luận tương quan giờ sẽ không còn ý nghĩa nữa hay sao? À vâng, việc này cũng có thể. Lợi ích chính của việc Mỹ tự cung cấp năng lượng là giúp cải thiện cán cân thương mại của quốc gia này và trong thời buổi hiện nay thì đây cũng không thực sự là nhân tố làm thị trường Forex biến động ngay lập tức (mặc dù các nhà giao dịch Forex cũng chú ý ngay tới mức tăng GDP 1-2% nhờ sự kiện này). Giá năng lượng không được tính vào CPI cơ bản, vì vậy chúng ta không thể mong đợi có biến động trong trường hợp này kể cả khi có lệnh cấm xuất khẩu. Hoa Kỳ không được hưởng mức giá dầu thấp hơn so với phần còn lại của thế giới nhờ tự cung ứng dầu khí. Vậy thì bạn sẽ đặt ra câu hỏi “tách rời tương quan” là thế nào?
Chúng ta có thể tìm được nhiều trường hợp trong đó mối tương quan và quan hệ nhân quả được thể hiện rõ ràng. Một ví dụ tiêu biểu là giai đoạn giá dầu sụt giảm trong các năm 2014-2015. Khi giá dầu giảm, đồng tiền Na Uy cũng sụt giảm theo. Bạn có thể quan sát việc này trên biểu đồ dưới đây. Giá dầu được thể hiện bằng đường màu đen và tỷ giá NOK/EUR được thể hiện bằng các thanh nến xanh và cam. Mối tương quan giữa giá dầu mỏ và đồng NOK ám chỉ rằng dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Na Uy. Khi giá dầu sụt giảm thì dòng ngoại tệ chảy vào nước này sẽ giảm theo, bởi vậy nên tỷ giá hối đoái của đồng NOK cũng lao dốc.
[caption id="attachment_17348" align="aligncenter" width="700"]Tin tức, tài liệu: Tương quan giữa các thị trường Fig-69-3-oil-norwegian-krone-correlation-daily-chart-tuong-quan-thi-truong 
Tương quan giữa Dầu (đường đen) so với cặp NOK/EUR (đường xanh và đường cam) trên biểu đồ hàng ngày[/caption]
Quan sát này liên quan đến một đống phiền phức không hề nhỏ. Chúng ta cần cẩn thận và đừng vội quy kết mối quan hệ giữa các đồng tiền chính với các hàng hóa xuất khẩu chính của các quốc gia sở hữu đồng tiền này như trong trường hợp của Na Uy. Đồng Krone của Na Uy không phải là một tiền tệ chính và nền kinh tế của nước này cũng không thuộc hàng top thế giới. Đồng thời thì chúng ta cũng không ghi nhận các biến động một-một như đối với các thị trường lớn. Chẳng hạn như tại Mỹ, hệ số tương quan giữa giá dầu và cổ phiếu Hoa Kỳ từ năm 1973 trên cơ sở hàng tháng là -0,003. Khi dầu tăng giá, chứng khoán Mỹ giảm, nhưng để dùng trong thực tiễn thì chúng ta nên coi mức tương quan nhỏ như vậy là = 0. Đây là trường hợp mà mối tương quan có thể cao trong thời gian ngắn, nhưng lại không cao khi xét trong thời gian dài, tức hoàn toàn trái ngược với trường hợp giữa giá dầu và Euro.
Một mối quan hệ lâu dài khác là chỉ số giao dịch có trọng số Đô la Mỹ so với S&P 500. Trên dữ liệu hàng tháng từ năm 1967, hệ số tương quan giữa hai đối tượng này là -0,093. Mức tương quan này cho thấy đồng Đô la mạnh có thể gây hại cho cổ phiếu Mỹ (có lẽ vì việc này làm ức chế xuất khẩu), tuy nhiên thì số liệu nhỏ như trên lại không có giá trị thống kê. Có lẽ nếu dữ liệu trên được tính trên cơ sở hàng ngày thay vì hàng tháng (hoặc được tính toán trong một khoảng thời gian ngắn hơn) thì chúng ta sẽ nhận được ít nhất một vài hệ số tương quan cao hơn – nhưng việc này lại làm mục đích có được hệ số phù hợp tất cả trở thành công cốc.

Xác minh dữ liệu

Nếu là người ưa thích nghiên cứu dữ liệu, bạn có thể dễ dàng tính toán tương quan bằng Excel hoặc các phần mềm tương tự. Tuy nhiên thì bạn cũng nên thực hiện bước tiếp theo, đó là tìm ra giá trị bình phương r của hệ số tương quan. Giá trị bình phương r (tính được bằng cách bình phương hệ số tương quan) sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ nhân quả mà bạn có thể quy cho ảnh hưởng của biến thứ nhất lên biến thứ hai. Trong trường hợp của S&P 500 và chỉ số Đô la, giá trị r bình phương là 0,0086. Điều này có nghĩa là biến động trong cổ phiếu của Hoa Kỳ không thể được quy cho các biến động của đồng Đô la. Nói như vậy không có nghĩa là có những lúc các biến động có liên hệ với nhau. Ví dụ, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính của Mỹ vào mùa thu năm 2008, cả đồng Đô la và S&P 500 đều giảm gần như đồng bộ. Việc này đi ngược lại với nhận định rằng đồng Đô la và S&P 500 có mối tương quan nghịch đảo, vì rõ ràng cả hai đều đang giảm trong giai đoạn này. Tuy nhiên sự cố này đã chỉ ra rằng bối cảnh luôn có ảnh hưởng nhất định.
[caption id="attachment_17349" align="aligncenter" width="700"]Tin tức, tài liệu: Tương quan giữa các thị trường Fig-69-4-usdx-sp500-correlation-daily-chart-tuong-quan-thi-truong 
Tương quan giữa chỉ số Đô la Mỹ (đường màu đen) so với S&P 500 (đường màu xanhmàu cam) trên biểu đồ hàng ngày trong suốt tháng 9-10 năm 2008[/caption]
Bạn có thể bỏ thời gian nghiên cứu các mối tương quan theo ý muốn. Thực tế là có rất nhiều người thực hiện việc này. Lúc nào chúng ta cũng thấy các bài viết nói rằng tác giả đã tìm ra được mối quan hệ tuyệt vời chưa ai biết đến giữa đậu nành và nhôm chẳng hạn, hay là các mối tương quan dị thường không kém (và gần như chắc chắn không có giá trị xem xét).
Cần phải nói rằng bên cạnh các cảnh báo đưa ra về việc lạm dụng sự tương quan thì dữ liệu này vẫn có phần hữu ích trong việc nắm bắt xem thì trường Forex tin vào mối tương quan nào (dù niềm tin này có sai đi nữa). Thị trường Forex có xu hướng tin rằng nếu dầu tăng, đồng Đô la sẽ giảm. Thị trường cũng tin rằng đồng Euro có mối tương quan dương với chỉ số S&P 500. Các trường hợp “lời đồn” này rất khó bị tiêu trừ, bất kể bạn có đưa ra bao nhiêu dữ liệu phản bác đi chăng nữa.

Câu hỏi:

1.Hệ số tương quan dương cao có nghĩa là hai thị trường sẽ di chuyển
a. Cùng chiều
b. Ngược chiều
2. Đồng Đô la có tương quan âm với giá dầu.
a. Đúng
b. Sai
c. Đôi khi đúng
3. Trong tình huống xảy ra khủng hoảng như đợt khủng bố 9/11 hoặc khủng hoảng tài chính năm 2008, các mối tương quan sẽ
a. mạnh mẽ hơn.
b. yếu hơn.
4. Khung thời gian chính xác để tham khảo dữ liệu tương quan là khung thời gian giao dịch mà bạn đang sử dụng (ví dụ: hàng ngày).
a. Đúng
b. Sai

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết