Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Những điều cần lưu ý về vi khuẩn Whitmore FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Những điều cần lưu ý về vi khuẩn Whitmore FfWzt02
 


#1

31.08.20 7:23

lylyz

lylyz

Thành viên gắn bó
01626265454
Thành viên gắn bó
Whitmore bị lãng quên nhiều năm nay, song không có nghĩa là chúng biến mất. Bệnh này âm thầm gây bệnh cho người bằng các dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sự thật về căn bệnh này, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về loại vi khuẩn này. Cùng theo dõi nhé!
Sức khỏe, đời sống: Những điều cần lưu ý về vi khuẩn Whitmore Whitmore-1
1. Whitmore là gì?
Bệnh Whitmore do vi khuẩn B. pseudomallei gây ra. Chúng tồn tại trong môi trường tự nhiên. Con đường lây nhiễm chính của bệnh đó chính là thông qua việc tiếp xúc của vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn.
Động vật và con người bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da. Mặc dù rất hiếm trường hợp lây truyền từ người sang, người. Mèo, chó, ngựa, gia súc, lợn, cừu và dê là một trong những loại động vật có thể bị nhiễm vi khuẩn này.
Thời gian ủ bệnh, hoặc thời gian giữa tiếp xúc với vi khuẩn và sự xuất hiện của các triệu chứng, thường là từ 1 – 21 ngày. Có bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể tồn tại mà không gây ra triệu chứng nào.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bệnh có thể tiến triển rất nhanh với đặc điểm là kháng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Nếu không được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị đúng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hoặc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn hoặc suy nội tạng,..
2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?
Đây là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Do đó, không nên chủ quan coi thường bệnh. Khi có những triệu chứng bất thường với cơ thể thì nên thăm khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm.
Trẻ nhiễm bệnh này thường bị nhầm lẫn với bệnh quai bị. Một số trường hợp khác thì sẽ có các triệu chứng như vết thương sưng mủ đặc biệt ở cổ, mặt, hoặc áp xe ở nách,…
Người lớn đa số bị mắc bệnh thường có biểu hiện viêm phổi đi kèm các vết sưng mủ trên da hoặc viêm nhiễm bàng quang, viêm màng não, viêm khớp. Đặc biệt nhóm đối tượng có bệnh nền sẵn như bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính phổi, thận có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
3. Bệnh Whitmore bùng phát thời điểm nào?
Whitmore không phải bệnh theo mùa và không bùng phát thành dịch. Các ca mắc Whitmore ghi nhận rải rác trong năm. Một số người có cơ địa đặc biệt ví dụ trẻ em, người già, những người có bệnh nền mạn tính như đái tháo đường, dùng hóa chất điều trị ung thư gây suy giảm miễn dịch hay dùng corticoid kéo dài, dễ mắc Whitmore và bệnh nặng hơn.
Trong 3-4 năm trở lại đây, số ca bệnh có xu hướng tăng từ tháng 7 tới cuối năm, trùng với mùa mưa. Chưa có nghiên cứu vì sao các ca bệnh gia tăng trong thời điểm này, có thể do mưa, ngập, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi khiến người lao động, trẻ em dễ tiếp xúc nước ô nhiễm chưa vi khuẩn.
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đất, bùn, nước bị ô nhiễm và lây vào cơ thể qua tiếp xúc với vết thương hở. Chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người và lây từ động vật sang người.
Whitmore có tỉ lệ lây nhiễm không triệu chứng khá cao, vi khuẩn vào cơ thể một thời gian sẽ bị hệ miễn dịch đào thải. Biểu hiện bệnh đa dạng từ sốt tới khu trú viêm trên da, viêm tuyến nước bọt mang tai hoặc chỉ nhiễm trùng đơn giản trên da hoặc có thể nặng như gây sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, áp xe phổi, có thể gây tử vong.
4. Chữa và phòng bệnh Whitmore như thế nào?
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore, song đã có kháng sinh điều trị đặc hiệu, có thể chữa dứt điểm bệnh hoàn toàn. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường như sốt, tổn thương, viêm da lâu ngày không khỏi…, bệnh nhân nên đi khám tại cơ sở y tế. Bệnh không có triệu chứng đặc trưng, thậm chí dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, bác sĩ phải khám cẩn thận, thăm hỏi và có những xét nghiệm vi sinh đặc thù.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý vệ sinh và mặc đồ bảo hộ an toàn lao động như đi ủng, đeo găng tay, che chắn vết thương trước khi làm việc. Trong trường hợp tiếp xúc với vết thương hở, người dân cần sát khuẩn, sơ cứu vị trí vết thương đúng quy trình để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.
(Tổng hợp)
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
Sức khỏe, đời sống: Những điều cần lưu ý về vi khuẩn Whitmore 20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1

Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
Website: https://myhealth.com.vn/

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết