thuhadang123
Thành viên cứng 0963251456
Kế hoạch giao dịch
Kế hoạch giao dịch đóng vai trò như thế nào trong quá trình trading? Nó có thực sự cần thiết hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé!
Kế hoạch giao dịch là yếu tố giúp nhà đầu tư xác định mục tiêu tài chính cho bản thân và cách đạt được mục tiêu. Thật dễ dàng khi nói ra những câu kiểu như: “Tôi sẽ biến từ 10,000 USD thành 250,000 USD chỉ trong một năm giao dịch Forex” mà không có các thông tin cụ thể như giao dịch tiền tệ nào?, giao dịch thường xuyên hay không?, khung thời gian ra sao? và với rủi ro thua lỗ thế nào?. Nếu bạn không có đáp án cho các câu hỏi này, thì kế hoạch của bạn sẽ mãi chỉ là mộng tưởng mà thôi. Một kế hoạch giao dịch thực sự cần có thông tin cụ thể về các yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình giao dịch.
Trong thực tế, kế hoạch giao dịch luôn trong tình trạng được trau dồi thêm, bởi vì chúng ta luôn phải học hỏi từ các trải nghiệm đã qua và thông qua việc đọc về các kỹ thuật và tư duy mới.
Kế hoạch giao dịch 1: Chọn một cặp tiền tệ giao dịch
Bước đầu tiên trong kế hoạch giao dịch là bạn cần xác định xem mình sẽ giao dịch với cặp tiền tệ nào. Đó có thể là các cặp tiền tệ chuẩn như cặp EUR/USD hay GBP/USD, hoặc cũng có thể là các cặp tiền tệ có tính thanh khoản kém hơn như USD/CAD và AUD hoặc NZD/USD. Cũng có thể bạn sẽ ưa chuộng các cặp tỷ giá chéo hơn vì thông thường chúng ít biến động hơn (chẳng hạn như cặp EUR/JPY). Bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn các cặp ngoại lai giữa đồng tiền của các quốc gia có thị trường đang nổi (như đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Rand của Nam Phi) hoặc thậm chí là các cặp ngoại lại tỷ giá chéo như Lira/Rand chẳng hạn.
Biến động chỉ là một trong rất nhiều tiêu chí để lựa chọn loại tiền tệ trong giao dịch. Bạn có thể nghiên cứu biến động thông qua các biểu đồ, bằng cách xem các bảng biến động trực tuyến, hoặc bằng cách nghĩ ra bảng tính của riêng mình và áp dụng hàm lệch chuẩn. Nếu bạn chọn biến động làm tiêu chí chính, hãy chắc rằng bạn đã xem xét kỹ lưỡng khung thời gian mà mình dự định giao dịch. Một tiền tệ có thể có mức biến động ngày theo ngày khá thấp nhưng lại có mức biến động theo giờ ở mức cao, và nếu như khi ấy bạn lại đang giao dịch trên khung thời gian 1 giờ thì sẽ không tốt chút nào.
[caption id="attachment_17387" align="aligncenter" width="649"] Kế hoạch giao dịch là gì?[/caption]
Một tiêu chí khác để lựa chọn loại tiền tệ để giao dịch là xu hướng. Đo lường xu hướng là một quy trình thống kê phức tạp mà hầu hết các nhà giao dịch không quan tâm hoặc không đủ điều kiện để thực hiện, mà hơn thế nữa thì quy trình này còn thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên thì bạn có thể quan sát biểu đồ các loại tiền tệ khác nhau để phát hiện xem thị trường nào ít xuất hiện các giao dịch trong phạm vi giới hạn nhất, và đâu là loại tiền tệ có phần lớn thời gian là xuất hiện xu hướng nhất định (thể hiện bằng các đường định hướng dốc được vẽ tay hoặc dưới dạng hồi quy tuyến tính). Một lần nữa, xin chú ý xem bạn có quan sát đùng trên khung thời gian mà mình sẽ giao dịch không nhé.
Tiêu chí thứ ba cần xem xét khi lựa chọn tiền tệ giao dịch là bạn có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề cơ bản của quốc gia phát hành tiền tệ đó không. Một ví dụ điển hình là bạn cần đánh giá xem mình có biết gì về việc Chính phủ Úc lên kế hoạch rõ ràng nhằm giảm sự phụ thuộc vào khai thác và đa dạng hóa cơ sở kinh tế, điều này làm ảnh hưởng tới việc quản lý lãi suất trong những năm gần đây, cộng với việc các quan chức cấp cao của Úc sẵn sàng tác động bằng lời nói, giảm giá đồng AUD để thúc đẩy xuất khẩu phi khai thác và rất nhiều mục tiêu khác hay không..
Kế hoạch giao dịch 2: Chọn khung thời gian giao dịch
Bất kể bạn có thiết lập trước cho các giao dịch tốt như nào thì khi giao dịch bạn cũng cần phải hết sức chuyên chú và tập trung. Việc bạn lựa chọn khung thời gian giao dịch nào phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thường nhật khác của bạn, trong đó cần phải kể tới công việc hàng ngày. Nếu bạn phải làm việc vào bạn ngày và không thể quan sát màn hình trong khung thời gian mà bạn muốn giao dịch thì tức là bạn đã chọn khung thời gian không phù hợp với mình rồi. Chẳng hạn như bạn đang sống ở múi giờ New York và muốn giao dịch theo biểu đồ hàng giờ từ 8:30 đến 11:00 EST (thời gian thị trường Forex tích cực và thanh khoản nhất xét trong múi giờ đó). Nếu bạn phải làm việc ban ngày thì khả năng lớn là sếp của bạn sẽ không chấp nhận việc bạn tiêu tốn phần lớn thời gian làm việc buổi sáng vào tài khoản giao dịch cá nhân của bạn đâu. Tuy nhiên, nếu đợi cho đến khi được tan làm và về nhà vào lúc 19:00 EST, bạn sẽ chỉ kịp tham gia các phiên giao dịch ngoại hối ít sôi động và kém thanh khoản hơn như sàn New Zealand hoặc Úc mà thôi. Nếu đây là quỹ thời gian duy nhất bạn có thể tiến hành giao dịch thì bạn sẽ cần phải giao dịch với các tiền tệ như NZD, AUD, JPY hoặc một loại tiền tệ châu Á khác.
Nếu muốn gắn bó giao dịch với cặp EUR/USD, giải pháp duy nhất dành cho bạn đó là thay đổi khung thời gian từ khung hàng giờ sang khung hàng ngày. Đối với các nhà giao dịch mà nói, cũng không lạ khi có người quyết định chuyển “đại bản doanh” của mình từ nơi có địa thế bất lợi sang địa điểm thuận lợi hơn cho giao dịch: chúng ta đã từng ghi nhận trường hợp của một nhà giao dịch quyết định chuyển từ California đến Thụy Sĩ để đón đầu phiên giao dịch châu Âu.
[caption id="attachment_17388" align="aligncenter" width="700"] Chọn khung thời gian khi lập kế hoạch giao dịch[/caption]
Vấn đề thứ hai mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn khung thời gian đó là phải tính xem nếu bạn quan sát biểu đồ trên khung thời gian này thì có thể thấy được các nội dung mà mình cần hay không. Các nhà giao dịch thường nhấn mạnh rằng các mức giá trong Forex có tính chất phân hình, tức là nếu chỉ nhìn vào biểu đồ mà không có ghi chú rõ thì bạn sẽ không thể biết được biểu đồ đó được cấu thành bởi các thanh giá một giờ, một ngày hay một tuần. Từ trình độ nhất định mà nói thì điều trên là đúng. Tuy nhiên thì xét một cách logic thì nếu trên biểu đồ hàng ngày có đợt đảo chiều rõ ràng với chuỗi thanh giá chạm đỉnh cao hơn hoặc đáy sâu hơn thì hiện tượng này sẽ có ý nghĩa nhiều hơn so với khi xuất hiện trên biểu đồ hàng giờ. Điều này là do trên biểu đồ theo giờ, các biến động có thể rất dễ dàng xì hơi và tiêu biến, trong khi trên biểu đồ hàng ngày thì có khả năng đợt biến động sẽ duy trì lâu hơn. Nếu bạn quan sát biểu đồ hàng giờ và không thể nhận biết được xu hướng và hình thái hiện tại thì hãy tăng độ dài của khung thời gian đang dùng lên
Vấn đề thứ ba cần xem xét khi chọn lựa khung thời gian đó là số vốn mà bạn có trong tay. Nếu bạn nắm giữ lượng vốn lớn (khoảng 25.000 - 50.000 Đô la chẳng hạn) thì bạn có thể thoải mái giao dịch trên bất cứ khung thời gian nào mà mình muốn, kể cả trên khung theo ngày. Còn nếu như lượng vốn của bạn không quá dư giả (chẳng hạn chỉ ở mức 2.000 - 5.000 Đô la) thì để thận trọng bạn nên chọn giao dịch tại các khung thời gian ngắn hơn như khung 4 giờ hoặc khung 60 phút. Bạn sẽ không phải chịu rủi ro mất vốn khi đã rời khỏi thị trường.
Kế hoạch giao dịch 2: Chọn lựa công cụ kỹ thuật
Một số công cụ kỹ thuật sẽ dễ hiểu và được áp dụng rộng rãi hơn so với các công cụ khác. Có một số nhà giao dịch cứ thấy các hình thái Forex là như cá gặp nước, nhưng cũng có nhiều người lại không thể hiểu được công cụ này hoặc cho rằng độ tin cậy của các hình thái là quá thấp. Sẽ không có chỉ báo nào luôn đúng, và cũng không có nhóm chỉ báo nào là “vừa khít” để áp dụng với một loại tiền tệ hoặc khung thời gian nhất định. Mọi công cụ đều có công dụng của riêng mình, và quan trọng là bạn phải biết được đâu là công cụ sẽ giúp ích được cho bản thân. Có một câu đùa được truyền tai nhau trong giới giao dịch Forex, đó là nếu đem nhốt 10 nhà giao dịch vào một căn phòng chỉ có một biểu đồ và một chỉ báo, thì bạn sẽ thu được 10 kết qua khác nhau. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch nào thu về nhiều lợi nhuận nhất đã “đúng” và người kiếm được ít nhất thì “sai”. Đây chỉ là do nhà giao dịch kiếm được nhiều nhất có thể là ban đầu đã có số vốn lớn hơn hoặc có khẩu vị rủi ro “mặn” hơn (hoặc là cả hai). Nhà giao dịch thu về được ít nhất vẫn có thể là người giao dịch giỏi nhất nếu như thời gian giao dịch được kéo dài hơn.
Phương pháp tiêu chuẩn để lựa chọn công cụ kỹ thuật phù hợp cho riêng mình đó là tiến hành backtest trên loại tiền tệ và khung thời gian mà bạn lựa chọn giao dịch. Ví dụ như bạn thích chỉ báo MACD chẳng hạn. Bạn sẽ cần test xem “Nếu áp dụng MACD (và chỉ mồi MACD) vào đồng tiền mà bạn chọn giao dịch thì khi xét trong X kỳ đã qua thiệt hại hoặc lợi nhuận mà chỉ báo này mang lại sẽ là?” Vào thuở sơ khai của phân tích kỹ thuật, các nhà giao dịch đã dành nhiều thời giờ để tiến hành backtest. Có hai vấn đề tồn tại đối với phương pháp backtest, đó là:
1.Các điều kiện thị trường, đặc biệt là sự biến động và xu hướng, thay đổi theo thời gian (vì vậy bạn cần một khoảng thời gian backtest rất dài để bao kín được tất cả).2. Có khả năng các tham số của chỉ báo sẽ bị “bẻ cong” để phù hợp với dữ liệu trong thời gian của bạn.
Chính vì hai vấn đề trên mà hiện nay kỹ thuật backtest đã không còn được ưa chuộng như trước. Ngoài ra thì cũng do các nhà giao dịch không có đủ dữ liệu, phần mềm hay sự kiên nhẫn để bỏ ra cả núi thời gian cho một phương pháp vốn không quá hiệu quả nữa. Thành quả mang lại khi sử dụng backtest đã trở nên quá nhỏ nhoi so với công sức phải bỏ ra. Nhưng thực tế thì backtest vẫn là phương pháp duy nhất giúp ước lượng xem một kỹ thuật “nghe có vẻ hay ho” liệu có thực sự hiệu quả khi áp dụng vào cặp tiền tệ và khung thời gian mà bạn đang giao dịch hay không. Ít nhất thì bạn nên áp dụng chỉ báo kỹ thuật mà mình định sử dụng vào biểu đồ và đếm xem số chỉ báo này có bao nhiêu lần đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác, và mức độ chính xác so với số lần đưa ra tín hiệu giao dịch cao là ra sao. Quan trọng là bạn phải nhớ rằng không có chỉ báo nào có thể đúng mãi được, chỉ báo nào cũng có lúc đưa ra tín hiệu sai. Đây là một thực tế trong giao dịch mà bạn buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên thì không ai bắt bạn phải sử dụng một chỉ báo mà dù trông hấp dẫn nhưng lại toàn báo sai đâu.
[caption id="attachment_17389" align="aligncenter" width="701"] Lập kế hoạch giao dịch như thế nào?[/caption]
Kế hoạch giao dịch 4: Chọn mức lợi suất
Tỷ lệ lợi nhuận là một mục cần xét đến trong phân tích rủi ro - thành quả - đây là một chủ đề phức tạp và sẽ được chúng tôi nhắc đến trong phần sau của khóa học này. Chúng ta hãy quay trở lại với phần mở đầu bài học hôm nay và xem xét mục tiêu biến từ 10.000 Đô la thành 250.000 Đô la chỉ sau một năm giao dịch trên thị trường ngoại hối. Để đạt được mục tiêu này, bạn sẽ cần thông tin chính xác về các giao dịch mà mình cần thực hiện để có thể “đẻ” được ra từng ấy tiền. Giả sử, nếu bạn kiếm được 10 Đô la cho mỗi giao dịch (đã bù trừ thua lỗ) thì bạn sẽ cần thực hiện tổng cộng 25.000 giao dịch, tương đương với 104 giao dịch mỗi ngày thì mới hoàn thành mục tiêu (giả định 1 năm tài chính có 240 ngày giao dịch). Nghe thôi cũng đã thấy không tưởng rồi đúng không? Vậy nếu như bạn kiếm được 100 Đô la cho mỗi giao dịch thì sao? Lúc này bạn sẽ chỉ mất tổng cộng 2.500 giao dịch, tương ứng với 10,4 giao dịch mỗi ngày. Còn nếu như muốn đạt được mục tiêu mà mỗi ngày chỉ phải thực hiện một giao dịch thì giao dịch này phải giúp bạn đem về 1.041,62 Đô la.
Được rồi, tiền tệ nào có thể biến động hơn 100 điểm mỗi ngày, và trên hết là phải biến động theo phương thức mà bạn có thể xác định bằng các công cụ kỹ thuật và tận dụng được chứ? Ngay lập tức thì chúng ta có thể thấy mục tiêu kiếm 250.000 Đô la từ mức vốn ban đầu 10.000 đô là không hợp lí. Bên cạnh đó, rồi bạn sẽ phải trải qua những chuỗi thua dài khi giao dịch Forex. Ai cũng vậy thôi, không có ngoại lệ nào hết. Để đánh giá mức lợi suất hợp lý mà bạn có thể mong đợi thì cần phải biết tỉ lệ lãi/lỗ của bạn. Nếu chỉ mới bắt đầu tham gia giao dịch thì hiển nhiên là bạn không có dữ liệu lịch sử về mức độ thắng thua của mình rồi. Trong trường hợp này thì bạn không còn cách nào khác là phải căng mắt ra quan sát các chỉ báo và biểu đồ để đoán xem diễn biến nào có thể xảy ra. Có một số nhà giao dịch tuyên bố rằng mình có tỷ lệ đầu từ thắng/bại là 5/1, nghĩa là nhà giao dịch này cứ mất 1 Đô la thì lại kiếm về được 5 Đô la. Có thể đúng là có những lúc nhà đầu tư đạt được tỷ lệ này thật, nhưng xét trong dài hạn thì điều này khó mà đúng mãi được. Nếu người sở hữu kỹ thuật có thể mang về tỷ lệ lãi/lỗ là 5/1, không sớm thì muộn kỹ thuật này sẽ được nhiều người khác tranh nhau áp dụng và làm tính hiệu quả giảm xuống (chẳng hạn như thực hiện giao dịch trước thời điểm). Đây là lý do mà trung bình động 18 ngày đôi khi được sử dụng để “đón đầu” trung bình động 20 ngày. Trong thực tế, bạn nên hài lòng với tỷ lệ lãi/lỗ 3:1 hoặc 2:1 là được rồi. Ngay cả tỷ lệ 1,5:1 cũng có thể mang lại cho bạn mức lợi suất khác cao trong thị trường Forex – cao hơn so với mức bạn có thể thu về trong thị trường trái phiếu “không rủi ro” đấy.
Kế hoạch giao dịch 5: Chọn Sàn hoặc Nền tảng giao dịch
Mọi người thường nghĩ rằng trước tiên cần chọn lựa Sàn/Nền tảng giao dịch, tuy nhiên thì điều này có thể dẫn dắt hoặc chí ít là ảnh hưởng tới các lựa chọn khác của bạn. Bạn nên lựa chọn Sàn giao dịch sau cùng, khi đã biết được bạn có thể xác định được hành vi nào của tiền tệ và đã chọn ra được các chỉ báo cho mình. Chẳng hạn như không phải Sàn giao dịch hay Nền tảng nào cũng cung cấp tính rằng vẽ các đường thông đạo hồi quy tuyến tính, vậy nên nếu bạn thấy các đường này hữu dụng thì bạn sẽ buộc phải chọn nơi khác để giao dịch.
Câu hỏi:
1.Bước đầu tiên trong việc phát triển một kế hoạch giao dịch là
a. chọn một thời điểm trong ngày để giao dịch
b. chọn một cặp tiền tệ.
c. chọn một sàn giao dịch.
2. Bạn nên dành thời gian để tìm ra hai đến ba chỉ báo tốt nhất đối với tiền tệ mà mình giao dịch
a. Đúng, nghiên cứu sâu rộng sẽ giúp tôi tìm ra các chỉ báo tốt nhất
b. Sai, không có chỉ báo nào là tốt nhất
3. Bạn nên chọn mức tỷ lệ lãi/lỗ cho kế hoạch giao dịch của mình và luôn giữ nguyên mức này
a. Đúng, tỷ lệ lãi/lỗ là mục tiêu chính của mọi kế hoạch giao dịch
b. Sai, tỷ lệ lãi lỗ chỉ là một nhân tố đầu vào cho kế hoạch giao dịch, không phải là mục tiêu.