huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Kinhtedothi - Thương hiệu FPT chỉ đứng sau thương hiệu Thế giới di động về số lượng cửa hiệu có bảng quảng cáo mặt tiền quá khổ trên địa bàn TP Hà Nội.
Các bảng quảng cáo có diện tích bao trùm mặt tiền các ngôi nhà cao tầng, vượt ngưỡng cho phép 2 - 3 lần đang tràn ra các con phố Thủ đô.
52 cửa hiệu có biển quảng cáo quá khổ
Trên khắp các tuyến phố Hà Nội có đến 52 cửa hiệu FPT đặt biển quảng cáo chiếm trọn mặt tiền, trùm lên nóc nhà. Có thể liệt kê một loạt các cửa hiệu FPT mọc lên san sát, với một loạt hệ thống bảng biển quảng cáo quá khổ ở các vị trí: 3 - 5 Đại La, 325 Phố Huế, 269 Chùa Bộc, 229 Phố Ga… Nhiều con đường xuất hiện đến 2 FPT shop như 45 Thái Hà, 216 Thái Hà; 52 Nguyễn Trãi, 72 Nguyễn Trãi, 378 Nguyễn Trãi… Không chỉ bao phủ các tuyến phố nội thành, tại các khu vực trung tâm của các huyện như Thường Tín, Thạch Thất, Sơn Tây… cũng không thiếu vắng cửa hiệu mang thương hiệu FPT. Nếu Thế giới di động có 146 cửa hiệu thì FPT có 52 cửa hiệu có biển quảng cáo mặt tiền quá khổ.
Bên cạnh đó, nếu như Thế giới di động có những biển bảng vươn đến hơn 200m, thì FPT chia cắt biển bảng quảng cáo theo mặt các tầng và cũng luôn vượt mức quy định cho phép đến 2 - 3 lần. Điển hình như cửa hàng kinh doanh cửa hiệu FPT ở số 20 Đông Các, cùng 1 mặt tiền nhưng có tới 3 biển quảng cáo ở 3 tầng nền màu đen phối hợp với đỏ, xanh, trắng - màu sắc điển hình của thương hiệu FPT. Nơi đây bảng quảng cáo mặt tiền tầng 3 diện tích 49m2, mặt tiền tầng 4 là 49m2, bảng tại mặt tiền bên hông tầng 2 đến tầng 4 vượt lên nóc nhà, diện tích là 16,8m2. Nội dung kèm theo trên các biển hiệu không chỉ có FPT mà còn các mặt hàng do đơn vị này kinh doanh như Sony, Samsung, Apple…
Đá quả bóng trách nhiệm
52 biển quảng cáo của 52 cửa hiệu FPT đã tồn tại ngang nhiên nhiều năm nay nhưng xã, phường, quận, huyện nơi có các cửa hiệu đăng ký kinh doanh đều làm ngơ chấp nhận cho tồn tại các vi phạm. Hầu hết các đơn vị có liên quan đều đổi lỗi cho Luật quy định còn sơ hở nên không đơn vị nào chịu trách nhiệm ngăn chặn ngay từ đầu. Ngành văn hóa cho rằng mình chỉ quản về nội dung quảng cáo, nên trách nhiệm công trình quảng cáo đó thuộc ngành xây dựng. Ngành xây dựng đổi tại văn hóa không chịu quản lý, không có quy định nào hướng dẫn cán bộ cấp phép cho công trình xây dựng quảng cáo mặt tiền.
Tại buổi làm việc với Tổ kiểm tra liên ngành công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP Hà Nội hồi cuối tháng 4/2014, ông Vũ Trung Kiên – Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy thừa nhận: “Cho đến nay, Phòng chưa cấp phép xây dựng cho một công trình quảng cáo nào. Bởi vì, bộ phận một cửa có tiếp nhận hồ sơ của các DN thì cũng không có hướng dẫn nào để chúng tôi làm cơ sở cấp phép”. Đó là cách nói lý của rất nhiều cán bộ quản lý đô thị các địa bàn khác ở Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Đống Đa… Trong khi đó, Luật Quảng cáo – khung pháp lý cao nhất đối với hoạt động quảng cáo đã quy định bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng. Nên mới có chuyện 29 quận, huyện khác trên địa bàn TP kêu vướng trong cấp phép xây dựng quảng cáo, ngược lại riêng quận Ba Đình lại có thể tiếp nhận hồ sơ cấp phép công trình xây dựng quảng cáo từ bộ phận một cửa nhưng không vướng gì. Chính vì vậy, Ba Đình hạn chế được số lượng bảng quảng cáo mặt tiền vi phạm của FPT và nhiều thương hiệu khác.
Hạ biển quảng cáo mặt tiền quá khổ như của FPT hay của Thế giới di động không phải là không thể thực hiện, bằng chứng là khi chính quyền địa phương làm chặt thì các chủ cửa hiệu 146 Kim Mã, 500 Xã Đàn… đã tự nguyện tháo dỡ đưa biển hiệu về diện tích nhỏ đi gấp 2 - 3 lần so với trước đó. Trách nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo chỉ có thể sáng tỏ khi phân rõ trách nhiệm của ngành văn hóa, xây dựng và chính quyền địa phương. Có như vậy, vi phạm hoạt động quảng cáo ngoài trời vẫn được gọi là "rác trời" mới được dọn sạch.
Để được tư vấn làm biển quảng cáo 1 cách toàn diện hãy ghé thăm thegioibienquangcao.com
Các bảng quảng cáo có diện tích bao trùm mặt tiền các ngôi nhà cao tầng, vượt ngưỡng cho phép 2 - 3 lần đang tràn ra các con phố Thủ đô.
52 cửa hiệu có biển quảng cáo quá khổ
Trên khắp các tuyến phố Hà Nội có đến 52 cửa hiệu FPT đặt biển quảng cáo chiếm trọn mặt tiền, trùm lên nóc nhà. Có thể liệt kê một loạt các cửa hiệu FPT mọc lên san sát, với một loạt hệ thống bảng biển quảng cáo quá khổ ở các vị trí: 3 - 5 Đại La, 325 Phố Huế, 269 Chùa Bộc, 229 Phố Ga… Nhiều con đường xuất hiện đến 2 FPT shop như 45 Thái Hà, 216 Thái Hà; 52 Nguyễn Trãi, 72 Nguyễn Trãi, 378 Nguyễn Trãi… Không chỉ bao phủ các tuyến phố nội thành, tại các khu vực trung tâm của các huyện như Thường Tín, Thạch Thất, Sơn Tây… cũng không thiếu vắng cửa hiệu mang thương hiệu FPT. Nếu Thế giới di động có 146 cửa hiệu thì FPT có 52 cửa hiệu có biển quảng cáo mặt tiền quá khổ.
Bên cạnh đó, nếu như Thế giới di động có những biển bảng vươn đến hơn 200m, thì FPT chia cắt biển bảng quảng cáo theo mặt các tầng và cũng luôn vượt mức quy định cho phép đến 2 - 3 lần. Điển hình như cửa hàng kinh doanh cửa hiệu FPT ở số 20 Đông Các, cùng 1 mặt tiền nhưng có tới 3 biển quảng cáo ở 3 tầng nền màu đen phối hợp với đỏ, xanh, trắng - màu sắc điển hình của thương hiệu FPT. Nơi đây bảng quảng cáo mặt tiền tầng 3 diện tích 49m2, mặt tiền tầng 4 là 49m2, bảng tại mặt tiền bên hông tầng 2 đến tầng 4 vượt lên nóc nhà, diện tích là 16,8m2. Nội dung kèm theo trên các biển hiệu không chỉ có FPT mà còn các mặt hàng do đơn vị này kinh doanh như Sony, Samsung, Apple…
Đá quả bóng trách nhiệm
52 biển quảng cáo của 52 cửa hiệu FPT đã tồn tại ngang nhiên nhiều năm nay nhưng xã, phường, quận, huyện nơi có các cửa hiệu đăng ký kinh doanh đều làm ngơ chấp nhận cho tồn tại các vi phạm. Hầu hết các đơn vị có liên quan đều đổi lỗi cho Luật quy định còn sơ hở nên không đơn vị nào chịu trách nhiệm ngăn chặn ngay từ đầu. Ngành văn hóa cho rằng mình chỉ quản về nội dung quảng cáo, nên trách nhiệm công trình quảng cáo đó thuộc ngành xây dựng. Ngành xây dựng đổi tại văn hóa không chịu quản lý, không có quy định nào hướng dẫn cán bộ cấp phép cho công trình xây dựng quảng cáo mặt tiền.
Tại buổi làm việc với Tổ kiểm tra liên ngành công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP Hà Nội hồi cuối tháng 4/2014, ông Vũ Trung Kiên – Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy thừa nhận: “Cho đến nay, Phòng chưa cấp phép xây dựng cho một công trình quảng cáo nào. Bởi vì, bộ phận một cửa có tiếp nhận hồ sơ của các DN thì cũng không có hướng dẫn nào để chúng tôi làm cơ sở cấp phép”. Đó là cách nói lý của rất nhiều cán bộ quản lý đô thị các địa bàn khác ở Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Đống Đa… Trong khi đó, Luật Quảng cáo – khung pháp lý cao nhất đối với hoạt động quảng cáo đã quy định bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải có giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng. Nên mới có chuyện 29 quận, huyện khác trên địa bàn TP kêu vướng trong cấp phép xây dựng quảng cáo, ngược lại riêng quận Ba Đình lại có thể tiếp nhận hồ sơ cấp phép công trình xây dựng quảng cáo từ bộ phận một cửa nhưng không vướng gì. Chính vì vậy, Ba Đình hạn chế được số lượng bảng quảng cáo mặt tiền vi phạm của FPT và nhiều thương hiệu khác.
Hạ biển quảng cáo mặt tiền quá khổ như của FPT hay của Thế giới di động không phải là không thể thực hiện, bằng chứng là khi chính quyền địa phương làm chặt thì các chủ cửa hiệu 146 Kim Mã, 500 Xã Đàn… đã tự nguyện tháo dỡ đưa biển hiệu về diện tích nhỏ đi gấp 2 - 3 lần so với trước đó. Trách nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo chỉ có thể sáng tỏ khi phân rõ trách nhiệm của ngành văn hóa, xây dựng và chính quyền địa phương. Có như vậy, vi phạm hoạt động quảng cáo ngoài trời vẫn được gọi là "rác trời" mới được dọn sạch.
Để được tư vấn làm biển quảng cáo 1 cách toàn diện hãy ghé thăm thegioibienquangcao.com