Hare Hare
Thành viên khởi nghiệp 0937601498
Chỉ báo không phải là “chìa khóa vạn năng”
Mỗi người đều có cách nhìn nhận rủi ro khác nhau, vậy nên rõ ràng là không thể chọn ra được chỉ báo tốt nhất cho tất cả các nhà giao dịch đang có mặt trên thị trường Forex. Sẽ có nhà giao dịch cảm thấy mức tỷ lệ thắng 2 thua 1 và đầu tư thắng được trên 40% là đã thỏa mãn lắm rồi. Trong khi đó, có nhà giao dịch lại không cần biết tỷ lệ thắng thua trong cả thời kỳ là bao nhiêu mà lại chỉ quan tâm tới việc thắng càng nhiều giao dịch càng tốt. Nhân tiện thì các nhà giao dịch là nam giới thường chú tâm tới việc cần có nhiều giao dịch sinh lời hơn số giao dịch chịu lỗ so với các đối tượng khác.
Một vấn đề khác với câu hỏi, nếu như bạn đưa 10 nhà giao dịch vào cùng một căn phòng với một chỉ báo và một loại chứng khoán thì tới cuối ngày bạn sẽ thu được tới 10 kết quả khác nhau. Sang tới cuối tuần thì sự khác biệt này sẽ còn trở nên rõ ràng hơn nữa. Nguyên nhân của việc này chính là do các chỉ báo chỉ đóng vai trò đưa ra chỉ thị còn các nhà giao dịch mới là người vận dụng các nhận định cá nhân để xác định xem thời điểm nào là thích hợp để đưa ra các quyết định dựa vào kết bảo chỉ báo.
Vận dụng linh hoạt các chỉ báo
Ít nhất sẽ có một vài người trong số 10 nhà giao dịch nói trên quyết định không thực hiện giao dịch dựa trên một số tín hiệu nhất định mà chỉ báo đưa ra. Hay nói cách khác thì các nhà giao dịch sẽ chỉ chọn thực hiện theo các tín hiệu mà mình cho là tốt nhất.
Dựa dẫm vào một chỉ báo duy nhất là hành động hết sức ngu ngốc. Chẳng có chỉ báo nào đúng mãi được. Cách tốt nhất để sử dụng chỉ báo là kết hợp nhiều loại khác nhau và tiếp cận theo hướng xác nhận lẫn nhau. Khi bạn nhận thấy có thanh nến ngược cùng với việc xuất hiện đột phá tại đường hỗ trợ/kháng cự, đồng thời lại thu được tín hiệu mua/bán từ một chỉ báo thì mọi chuyện đều đang rất tốt rồi. Một trong số các chỉ báo trên có thể sai, nhưng chuyện tất cả đều sai thì có khả năng rất thấp.
Chúng ta vẫn luôn khẳng định rằng Forex có tính chất phân hình đặc biệt, nghĩa là nếu không gắn nhãn cho từng biểu đồ thì bạn sẽ không thể nhận ra đó là biểu đồ theo chu kỳ 10 phút hay là theo ngày. Hình thái của biểu đồ thoạt nhìn sẽ khá giống nhau, vậy nên bạn cho rằng các chỉ báo hẳn là sẽ hoạt động không khác gì. Nhận định này thường là đúng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, mức giá đóng cửa cuối ngày luôn là một trong số các thông tin quan trọng nhất trên biểu đồ. Các mức giá cuối các kỳ khác như 10 phút, một giờ hay kể cả chu kỳ 4 giờ vốn rất nổi tiếng cũng không thể đấu lại với mức giá đóng cửa theo chu kỳ ngày được.
Chính bởi vậy, các chỉ báo dựa rất nhiều vào mức giá đóng cửa cuối ngày (chẳng hạn như mối quan hệ giữa đỉnh và đáy so với giá đóng cửa phiên giao dịch) trên thực tế sẽ hoạt động tốt hơn trên khung thời gian một ngày. Ai cũng đều biết mức giá cuối ngày là thế nào, trong khi đó việc xác đinh đâu là mức giá cuối kỳ trong biểu đồ một giờ thì lại sẽ khác nhau tùy theo quan điểm của từng người.
Cuối cùng, các chỉ báo dựa trên tính toán số học có “tính khách quan”, tức là mọi người đều sẽ thu được giá trị giống nhau từ cùng một công thức, tuy nhiên chỉ báo lại không đo lường cho một vật thể hữu hình nào hết. Các kỹ sư khi đo lường lưu lượng nước chảy qua một đường ống có kích thước xác định trong thời gian cố định sẽ thu được cùng một kết quả như nhau. Thế nhưng chứng khoán lại không phải là dòng nước chảy đều trong đường ống.
Việc vay mượn các phương pháp đo lường từ khoa học không có nghĩa là phân tích kỹ thuật sẽ trở thành “khoa học”. Thứ chúng ta đo lường ở đây chính là tâm lý của con người, mà tâm lý thì có bao giờ hoạt động giống như dòng nước hay các vật thể khác đâu. Hãy chú ý rằng rất nhiều chỉ báo hàng đầu được thiết kế bởi các kỹ sư như Welles Wilder, Tushar Chande, George Lane, và một trong các lý do mà những con người tài ba này không ngừng phát triển các chỉ báo chính là vì giá cả không hề ứng xử như một vật thể nào hết.
Top chỉ báo kỹ thuật đối với Forex
Sau khi bàn tới các vấn đề trên, chúng ta vẫn có thể xếp loại được một số chỉ báo tốt nhất. Mỗi người sẽ có các sắp xếp top chỉ báo khác nhau, tuy nhiên thì hầu hết các danh sách top chỉ báo kỹ thuật đối với Forex đều sẽ có các cái tên sau:
- Hỗ trợ và Kháng cự
- ADX
- RSI
- MACD
- Stochastic oscillator
- Hồi quy Fibonacci
- Ichimoku Kinko Hyo
Khả năng cao là khi bạn quan sát bất kỳ biểu đồ nào trong các cuốn sách hoặc trang web thì bạn sẽ bắt gặp ít nhất một trong số các chỉ báo nêu trên (thường là hai). (Nếu xét đến giao dịch cổ phiếu thì danh sách top chỉ báo cần phải có thêm chỉ báo khối lượng bởi đây là một công cụ rất hữu ích. Tuy nhiên, như đã từng đề cập thì chúng ta không có dữ liệu về khối lượng trong Forex)
Xin lưu ý rằng mức độ ưa chuộng đối với từng loại chỉ báo có thể tăng giảm theo thời gian. Vào năm 2014 thì ADX vẫn chưa được tin dùng nhiều bởi lẽ chỉ báo này cần bỏ thời gian thì mới hiểu được. Trong khi đó, vào khoảng năm 1990 thì MACD rất nổi và vào năm 2000 thì mọi người lại cứ thao thao bất tuyệt về stochastic oscillator. RSI thì hầu như chưa từng bị lãng quên, còn Ichimoku – một loại biểu đồ hình thanh nến đặc biệt với các đường trung bình động tăng lên rồi lại giảm xuống – thì mới trở thành cơn sốt từ khoảng 2008 và duy trì nhiệt độ cho tới tận ngày nay.
Theo quan sát trên biểu đồ chu kỳ ngày thì MACD là chỉ báo Forex đáng tin cậy nhất trong vòng 35 năm qua. Tuy nhiên thì MACD vẫn có thể đưa ra các tín hiệu sai hoặc không thể xác định được dù cho đây là chỉ báo dẫn đầu xu hướng, và đôi khi thì MACD lại không phải là chỉ báo phù hợp nhất với khung thời gian mà bạn chọn
Bạn có thể hiểu được ngay lập tức rằng nếu như đưa tất cả một chỉ báo hàng đầu vào một biểu đồ thì mọi thứ sẽ rất hỗn loạn và bạn sẽ thu được các tín hiệu trái ngược nhau. Bởi vậy, bạn cần phải cân nhắc và chọn lựa ra một vài chỉ báo nhất định thôi. Chứ nếu như bạn quyết định dùng mọi chỉ báo, rồi nhét thêm các đường trung bình động, các đường thông đạo và các dải thì bạn sẽ phải dùng tới rất nhiều biểu đồ mới chứa hết được. Nếu bạn cũng định dùng nhiều biểu đồ để xác nhận thì khối lượng công việc sẽ còn chất chồng hơn gấp bội. Bạn sẽ rất dễ rơi vào tình cảnh phải loay hoay với 12 biểu đồ (ba khung thời gian, cứ 4 biểu đồ lại dùng 2 chỉ báo) và đấy là chưa kể tới các thanh nến và phân tích hình thái biểu đồ hay có thể cả format biểu đồ điểm và số Rinko đấy nhé.
Trên các trang mạng hoặc trong hộp thư hàng ngày, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp thông tin về các chương trình quảng cáo về một loại chỉ báo hoặc công cụ khác với cái danh “bách phát bách trúng”, có khả năng thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn, và rằng bạn sẽ chỉ cần dùng tới đúng một chỉ báo đó thôi. Thật thú vị khi lần theo các quảng cáo này để xem xem loại chỉ báo thần kỳ ấy là gì. Thường thì các chỉ báo được giới thiệu chẳng khác gì “thần khí” ấy là RSI hoặc MACD thôi.
Thống kê kết quả để tìm chỉ báo tốt nhất
Đáp án cho câu hỏi đâu là chỉ báo tốt nhất còn tùy thuộc vào người trả lời. Cách duy nhất để tìm ra được chỉ báo tốt nhất cho bạn là tiến hành backtest một vài chỉ báo một cách độc lập và kết hợp, sử dụng các điều kiện thị trường khác nhau trong vài khung thời gian tối thiểu. Các nhà thống kế sẽ cho bạn biết rằng bạn cần tới ít nhất 30 quan sát thì mới có thể đưa được ra kết luận. Bạn không cần tới các phần mềm để tiến hành backtest (thực tế thì sở hữu phần mềm backtest rất dễ biến thành cái bẫy làm bạn tiêu tốn quá nhiều thời gian để đi tìm thông số lý tưởng cho một chỉ báo). Chỉ cần có giấy và biểu đồ có sẵn các chỉ báo trên đó là bạn đã có thể thực hiện backtest rồi. Hãy ghi ra các kết quả mua/bán, chú ý khi chỉ báo đưa ra tín hiệu sai lệch. Cách dễ dàng để kiểm tra là vẽ một đường thẳng đứng tại từng điểm quyết định. Sau khi kiểm kê kỹ lưỡng thì bạn sẽ tìm ra được chỉ báo tốt nhất dành cho mình.
Nếu như muốn kỹ lưỡng hơn và cho rằng backtest thủ công thôi là chưa đủ thì bạn hãy thêm các điểm dừng và mục tiêu lên chỉ báo. Nếu không thì bạn đang sử dụng tư duy về dừng và đảo chiều – trong đó khi chỉ báo đưa ra tín hiệu tức là cần dừng một giao dịch và thực hiện theo chiều ngược lại. Tuy nhiên thì bạn không cần phải thực hiện mọi giao dịch mà chỉ báo gợi ý nếu như có thể nhận ra rằng điểm dừng của bạn sẽ dễ dàng chạm ngưỡng hoặc khi mục tiêu không đáng để theo đuổi.