nhoctrumtn
Thành viên gắn bó 0924069283
Hầu hết giới chuyên môn đều thừa nhận, HAGL là một trong những đội bóng có lực lượng nội binh được đào tạo tốt nhất hiện nay. Trớ trêu thay, lứa cầu thủ tài năng ấy của phố Núi từ ngày có mặt ở V.League đều trong cảnh đua trụ hạng đầy nghịch lý.
Thời gian đầu đến với bóng đá chuyên nghiệp, HAGL được xem là “Lương sơn bạc” của bóng đá Việt Nam khi ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã hào phóng vung rất nhiều tiền để chiêu mộ nhân tài từ Bắc chí Nam và vươn sang cả Thái Lan. Từ cái tên vô danh, HAGL trở thành thế lực của bóng đá Việt Nam.Theo thời gian, HAGL cũng dần thoái trào và niềm hy vọng phục hưng bóng đá phố Núi lại được bầu Đức dấy lên khi kết hợp với CLB lừng danh Arsenal mở Học viện bóng đá tại Hàm Rồng. Thực tế, lứa cầu thủ đầu tiên của Học viện HAGL - Arsenal JMG đã khiến những người yêu bóng đá Gia Lai và cả Việt Nam mát mặt ngay lúc trình làng. Khi ấy, nhan dinh keo nha cai nhiều người đã nghĩ đến viễn cảnh HAGL sẽ tái hiện thời vàng son bằng những gương mặt trẻ tài năng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Thanh… Trớ trêu thay, từ ngày lứa cầu thủ ấy có mặt ở V.League mùa giải 2015 đến nay, HAGL luôn trong cảnh đua trụ hạng, thậm chí năm 2015 còn suýt rớt hạng.
Nhiều người bảo, đội bóng phố Núi có dàn nội binh chất lượng nên chỉ cần thêm ngoại binh giỏi là sẽ không khó để “xưng hùng xưng bá”. Lạ thay, nhiều mùa giải vừa qua, ngoại binh của HAGL luôn bị đặt dấu hỏi về chất lượng. Thậm chí, họ mua người rầm rộ ở giai đoạn 1 rồi hối hả thanh lý và... mua tiếp ở giai đoạn 2. Thế nhưng, chưa hẳn tất cả các ngoại binh của HAGL đều kém chất lượng. Rimario là một ví dụ. Chân sút này được xem là “thảm họa” khi khoác áo HAGL ở giai đoạn 1 V.League 2018, nhưng lại tỏa sáng rực rỡ khi chuyển về Thanh Hóa và giờ đang là cây săn bàn số 1 ở Hà Nội FC…
Cách đây chưa lâu, trò chuyện cùng tôi, tiền đạo Nguyễn Công Phượng đã bày tỏ: “Mơ ước cháy bỏng của chúng tôi trước khi chia tay đời cầu thủ là được tề tựu cùng tất cả anh em lứa Học viện để đưa HAGL lên ngôi vô địch V.League, nhằm trả ơn những gì chú Đoàn Nguyên Đức đã làm cho đội bóng, nhưng không biết có thực hiện được không…”.
Cuối tuần qua, ngồi cùng hậu vệ Trần Hữu Đông Triều, một trong những tài năng của Học viện HAGL - Arsenal JMG giờ đang được cho B.Bình Dương mượn, cầu thủ này cũng nhắc lại ước mơ giống Công Phượng. Bất giác tôi lại nhớ những nghịch lý đang tồn tại ở HAGL.
Cứ nhìn vào những cái tên như Đông Triều, Công Phượng, Thanh Sơn, Minh Bình… đang được HAGL cho các đội bóng từ V.League đến hạng Nhì mượn, nhưng họ lại mua những cầu thủ đã qua thời đỉnh cao về thi đấu khiến người ta cảm thấy lạ lùng. Đơn cử, keo chau a sau khi cho CLB TP.HCM mượn tiền đạo hàng đầu Công Phượng ở mùa giải 2020, lãnh đạo đội bóng phố Núi lại mang về chân sút Anh Đức đang trong tình trạng thất nghiệp và xem đấy là niềm hy vọng trên hàng công khiến giới chuyên môn ngỡ ngàng
Ở HAGL đang tồn tại nhiều nghịch lý và không khó để lý giải khi đều bắt nguồn từ thượng tầng quản lý, nhưng đến giờ vẫn chưa thể thay đổi dẫu hầu hết người trong cuộc đều nhận ra. Thế nên, câu cảm thán “dành cả tuổi thanh xuân để trụ hạng” của tiền vệ Minh Vương hồi cuối mùa giải 2019 xem ra vẫn tiếp tục là nỗi lòng của các cầu thủ HAGL.