peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Bệnh gout, hay còn gọi là thống phong, là một dạng viêm khớp có nguyên nhân do tinh thể acid uric lắng đọng trong khớp khi nồng độ chất này trong máu tăng quá bão hòa. Bệnh đặc trưng bởi các đợt viêm khớp cấp đau nhức dữ dội, sưng to, xảy ra nhiều nhất ở ngón chân cái và có tính lặp đi lặp lại (các cơn viêm khớp gout cấp), xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Khác với các bệnh viêm khớp khác thường bị nhiều khớp cùng lúc, cơn gout cấp thường chỉ tái phát mỗi lần một khớp.
Bệnh gout không đơn thuần chỉ là tình trạng viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động, nếu nặng sẽ có thể gây tàn phế. Một số trường hợp gout lâu năm, các cục u (hạt tophi) quá to sẽ làm bệnh nhân mặc cảm, cản trở hoạt động của khớp và có thể vỡ gây nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi nồng độ acid uric máu tăng cao, nó không chỉ kết tinh và lắng đọng ở khớp mà còn có thể lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm thận kẽ và suy thận. Một số nghiên cứu cho thấy nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh gan và thận, đều là những biến chứng rất nguy hiểm.
Điều rất quan trọng trong điều trị gout nói riêng và tăng acid uric máu nói chung đó là phải thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống của bệnh nhân. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin (là nguyên liệu tổng hợp acid uric) như các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…), hải sản, nội tạng động vật, các loại đậu, măng tây, nấm, ca cao và sôcôla. Không uống rượu bia, thức uống có ga.
Bệnh nhân nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Bệnh nhân không vận động nặng. Thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng như cá sông, thịt gia cầm với lượng vừa phải mỗi ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày), tốt nhất là loại nước khoáng có tính kiềm nhẹ sẽ làm tăng đào thải acid uric, hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. Có thể bổ sung vitamin C dạng uống nếu bệnh nhân không bị sỏi thận.
Gout là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Bệnh nhân cần hiểu đúng về bệnh cũng như tuân thủ điều trị, xây dựng lối sống lành mạnh theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên môn để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Bệnh gout không đơn thuần chỉ là tình trạng viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động, nếu nặng sẽ có thể gây tàn phế. Một số trường hợp gout lâu năm, các cục u (hạt tophi) quá to sẽ làm bệnh nhân mặc cảm, cản trở hoạt động của khớp và có thể vỡ gây nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn. Khi nồng độ acid uric máu tăng cao, nó không chỉ kết tinh và lắng đọng ở khớp mà còn có thể lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm thận kẽ và suy thận. Một số nghiên cứu cho thấy nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh gan và thận, đều là những biến chứng rất nguy hiểm.
Điều rất quan trọng trong điều trị gout nói riêng và tăng acid uric máu nói chung đó là phải thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống của bệnh nhân. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin (là nguyên liệu tổng hợp acid uric) như các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…), hải sản, nội tạng động vật, các loại đậu, măng tây, nấm, ca cao và sôcôla. Không uống rượu bia, thức uống có ga.
Bệnh nhân nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Bệnh nhân không vận động nặng. Thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng như cá sông, thịt gia cầm với lượng vừa phải mỗi ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày), tốt nhất là loại nước khoáng có tính kiềm nhẹ sẽ làm tăng đào thải acid uric, hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. Có thể bổ sung vitamin C dạng uống nếu bệnh nhân không bị sỏi thận.
Gout là căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Bệnh nhân cần hiểu đúng về bệnh cũng như tuân thủ điều trị, xây dựng lối sống lành mạnh theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên môn để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.