satbabauchelaferrforte
Thành viên gắn bó 0364352553
Có khá nhiều người hiện nay quan tâm tới vấn đề bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào là phù hợp? Như các bạn thấy trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, tất cả các mẹ bầu đều cần phải có kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Và chính việc bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua vitamin tổng hợp là cách nhanh nhất để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Vậy thời điểm nào thích hợp để uống các loại thuốc dinh dưỡng này?
1. Viên sắt – Dưỡng chất quan trọng không thể thiếu khi mang thai
Sắt đối với người bình thường đã là quan trọng, đối với bà bầu lại càng không thể thiếu bởi nó giữ vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Sắt là nhân tố góp phần duy trì hoạt động của các hệ tim mạch và hệ thần kinh, trong hệ miễn dịch của cơ thể và trong sự phát triển của các cơ quan nhận thức. Đặc biệt, sắt có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, cần cho sự hình thành của tế bào máu. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường, vì vậy mẹ bầu cần nhiều chất sắt để tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.
Sau tuần thứ 10 của thai kỳ, khi thai nhi cần nhiều máu hơn trong việc hoàn thiện các bộ phận quan trọng của cơ thể cũng là khi mẹ có nguy cơ thiếu sắt cao nhất. Thiếu sắt sẽ dẫn đến các hậu quả như: hiện tượng sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này mẹ nên uống bổ sung viên sắt bà bầu từ trước khi có ý định mang thai từ 3-6 tháng. Trong quá trình mang thai và sau khi sinh ít nhất 3 tháng mẹ vẫn cần tiếp tục uống bổ sung sắt để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về sắt cho cơ thể, tốt cho cả mẹ và bé. Thời gian hợp lý nhất để uống sắt là lúc đói sau ăn sáng từ 1 – 2 tiếng vì sắt hấp thụ tốt nhất khi cơ thể đang đói.
2. Lúc nào trong ngày nên uống acid folic
Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu và sự phát triển của bào thai, đặc biệt là hệ thống thần kinh. Thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân, nghiêm trọng hơn là gây nên khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).
Nhu cầu bổ sung axit folic hàng ngày cho bà bầu sẽ theo từng thời kỳ như sau: Giai đoạn chuẩn bị mang thai là 400 mcg/ngày; khi mang thai 600 mcg/ngày; trong khi cho con bú là 500 mcg/ngày. Axit Folic có nhiều trong ngũ cốc, rau bina (cải bó xôi), súp lơ, măng tây và các loại trứng,…Đa phần thực phẩm giàu sắt đều chứa một lượng nào đó axit folic có thể bổ sung cho cơ thể mẹ bầu.
Để thuận tiện thì mẹ có thể uống viên bổ sung axit folic cùng thời điểm với uống bổ sung sắt. Tốt nhất mẹ nên chọn sản phẩm có tích hợp cả sắt và acid folic trong cùng một viên thuốc. Mẹ bầu có thể tìm sản phẩm bổ sung loại này để uống.
3. Canxi – thành phần dinh dưỡng cho sự phát triển khung xương của thai nhi
Canxi là khoáng chất không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ, rất cần cho cơ thể người, đặc biệt là những người đang mang bầu. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:
Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.
Đối với mẹ bầu, thiếu canxi khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tê chân, đau lưng, chuột rút, nặng hơn là lên cơn co giật do hạ canxi quá mức dẫn đến tình trạng co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay.
Đối với thai nhi, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương bẩm sinh ngay khi còn trong bụng mẹ, bị biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…
Quá trình bổ sung canxi nên bắt đầu từ khi mẹ có ý định mang thai đến sau khi sinh ít nhất 3 tháng. Thời điểm thích hợp nhất để uống canxi là sau bữa sáng, nếu không có thể uống sau bữa trưa 1 tiếng. Đặc biệt lưu ý là không uống canxi cùng lúc với uống sắt vì hai dưỡng chất này kị nhau, canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của sắt. Do đó, mẹ nên uống canxi sau khi uống viên sắt 1-2 tiếng. Mẹ cần tránh uống canxi vào buổi tối, đặc biệt là không uống trước khi ngủ bởi có thể gây sỏi thận hoặc khiến mẹ bị khó ngủ.
4. DHA nên uống vào lúc nào?
DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng sự thông minh và trong võng mạc, tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn.
Bổ sung DHA trong thai kỳ là việc làm quan trọng mà mẹ nên nhớ bởi sự hình thành của não bộ và trí tuệ của bé phát triển vô cùng mạnh mẽ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các mẹ bầu cần bổ sung DHA từ ngay những tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối bởi đây là quá trình hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.
Thời điểm lý tưởng để uống DHA là vào buổi tối, bởi bữa tối của gia đình Việt thường có nhiều món ăn giàu dinh dưỡng nhất mà DHA nằm trong nhóm axit béo omega-3 mà nhóm này được dung nạp dễ dàng hơn khi kết hợp với thực phẩm thay vì bụng đói.
5. Bổ sung viên uống vitamin E – lựa chọn tốt cho sự phát triển của thai nhi
Một vài cuộc nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm độc thai nghén. Bổ sung vitamin E kết hợp vitamin C, giúp ngăn ngừa tình trạng này, khoảng 76% người bệnh không còn tình trạng tiền sản giật.
Vào 3 tháng giữa của thai kỳ, nếu thai phụ được uống bổ sung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E và 1.000 mg vitamin C mỗi ngày, tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật sẽ giảm. Do vitamin E có khả năng trung hòa hoặc làm vô hiệu hóa gốc tự do trong cơ thể, nên phụ nữ mang thai uống vitamin E giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn, sự phát triển của thai nhi tốt hơn, giảm tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non.
Vì là vitamin tan trong dầu nên thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung vitamin E là cùng lúc hoặc ngay sau bữa ăn để nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn.
Từ những phân tích ở trên thì mẹ bầu có thể uống các dưỡng chất này theo thứ tự sau đây: uống canxi ngay sau khi ăn sáng, sau đấy 1-2 tiếng mẹ có thể uống bổ sung sắt và axit folic; DHA mẹ uống sau khi ăn tối, vitamin E nên được bổ sung vào thời điểm đang ăn hoặc ngay sau khi ăn xong. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
1. Viên sắt – Dưỡng chất quan trọng không thể thiếu khi mang thai
Sắt đối với người bình thường đã là quan trọng, đối với bà bầu lại càng không thể thiếu bởi nó giữ vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Sắt là nhân tố góp phần duy trì hoạt động của các hệ tim mạch và hệ thần kinh, trong hệ miễn dịch của cơ thể và trong sự phát triển của các cơ quan nhận thức. Đặc biệt, sắt có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào, cần cho sự hình thành của tế bào máu. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường, vì vậy mẹ bầu cần nhiều chất sắt để tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.
Sau tuần thứ 10 của thai kỳ, khi thai nhi cần nhiều máu hơn trong việc hoàn thiện các bộ phận quan trọng của cơ thể cũng là khi mẹ có nguy cơ thiếu sắt cao nhất. Thiếu sắt sẽ dẫn đến các hậu quả như: hiện tượng sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này mẹ nên uống bổ sung viên sắt bà bầu từ trước khi có ý định mang thai từ 3-6 tháng. Trong quá trình mang thai và sau khi sinh ít nhất 3 tháng mẹ vẫn cần tiếp tục uống bổ sung sắt để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về sắt cho cơ thể, tốt cho cả mẹ và bé. Thời gian hợp lý nhất để uống sắt là lúc đói sau ăn sáng từ 1 – 2 tiếng vì sắt hấp thụ tốt nhất khi cơ thể đang đói.
2. Lúc nào trong ngày nên uống acid folic
Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu và sự phát triển của bào thai, đặc biệt là hệ thống thần kinh. Thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân, nghiêm trọng hơn là gây nên khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).
Nhu cầu bổ sung axit folic hàng ngày cho bà bầu sẽ theo từng thời kỳ như sau: Giai đoạn chuẩn bị mang thai là 400 mcg/ngày; khi mang thai 600 mcg/ngày; trong khi cho con bú là 500 mcg/ngày. Axit Folic có nhiều trong ngũ cốc, rau bina (cải bó xôi), súp lơ, măng tây và các loại trứng,…Đa phần thực phẩm giàu sắt đều chứa một lượng nào đó axit folic có thể bổ sung cho cơ thể mẹ bầu.
Để thuận tiện thì mẹ có thể uống viên bổ sung axit folic cùng thời điểm với uống bổ sung sắt. Tốt nhất mẹ nên chọn sản phẩm có tích hợp cả sắt và acid folic trong cùng một viên thuốc. Mẹ bầu có thể tìm sản phẩm bổ sung loại này để uống.
3. Canxi – thành phần dinh dưỡng cho sự phát triển khung xương của thai nhi
Canxi là khoáng chất không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ, rất cần cho cơ thể người, đặc biệt là những người đang mang bầu. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:
Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.
Đối với mẹ bầu, thiếu canxi khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tê chân, đau lưng, chuột rút, nặng hơn là lên cơn co giật do hạ canxi quá mức dẫn đến tình trạng co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay.
Đối với thai nhi, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương bẩm sinh ngay khi còn trong bụng mẹ, bị biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…
Quá trình bổ sung canxi nên bắt đầu từ khi mẹ có ý định mang thai đến sau khi sinh ít nhất 3 tháng. Thời điểm thích hợp nhất để uống canxi là sau bữa sáng, nếu không có thể uống sau bữa trưa 1 tiếng. Đặc biệt lưu ý là không uống canxi cùng lúc với uống sắt vì hai dưỡng chất này kị nhau, canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của sắt. Do đó, mẹ nên uống canxi sau khi uống viên sắt 1-2 tiếng. Mẹ cần tránh uống canxi vào buổi tối, đặc biệt là không uống trước khi ngủ bởi có thể gây sỏi thận hoặc khiến mẹ bị khó ngủ.
4. DHA nên uống vào lúc nào?
DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng sự thông minh và trong võng mạc, tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn.
Bổ sung DHA trong thai kỳ là việc làm quan trọng mà mẹ nên nhớ bởi sự hình thành của não bộ và trí tuệ của bé phát triển vô cùng mạnh mẽ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các mẹ bầu cần bổ sung DHA từ ngay những tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối bởi đây là quá trình hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.
Thời điểm lý tưởng để uống DHA là vào buổi tối, bởi bữa tối của gia đình Việt thường có nhiều món ăn giàu dinh dưỡng nhất mà DHA nằm trong nhóm axit béo omega-3 mà nhóm này được dung nạp dễ dàng hơn khi kết hợp với thực phẩm thay vì bụng đói.
5. Bổ sung viên uống vitamin E – lựa chọn tốt cho sự phát triển của thai nhi
Một vài cuộc nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm độc thai nghén. Bổ sung vitamin E kết hợp vitamin C, giúp ngăn ngừa tình trạng này, khoảng 76% người bệnh không còn tình trạng tiền sản giật.
Vào 3 tháng giữa của thai kỳ, nếu thai phụ được uống bổ sung thường xuyên 400 đơn vị vitamin E và 1.000 mg vitamin C mỗi ngày, tỷ lệ thai phụ bị tiền sản giật sẽ giảm. Do vitamin E có khả năng trung hòa hoặc làm vô hiệu hóa gốc tự do trong cơ thể, nên phụ nữ mang thai uống vitamin E giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn, sự phát triển của thai nhi tốt hơn, giảm tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non.
Vì là vitamin tan trong dầu nên thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung vitamin E là cùng lúc hoặc ngay sau bữa ăn để nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn.
Từ những phân tích ở trên thì mẹ bầu có thể uống các dưỡng chất này theo thứ tự sau đây: uống canxi ngay sau khi ăn sáng, sau đấy 1-2 tiếng mẹ có thể uống bổ sung sắt và axit folic; DHA mẹ uống sau khi ăn tối, vitamin E nên được bổ sung vào thời điểm đang ăn hoặc ngay sau khi ăn xong. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!