peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp vào mùa đông
Là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém và người già, người bị tiểu đường, thận.
Mùa đông, trời lạnh khiến bạn rất dễ bị viêm họng
Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Việc bạn thay đổi nhiệt độ đột ngột từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng. Mẹo nhỏ ở đây là không nên ăn đồ lạnh, giữ ấm cổ, giữ ấm cơ thể, tăng cường dinh dưỡng và vitamin. Ngoài ta nên thường xuyên súc miệng với nước muối ấm hoặc nước. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng rất tốt.
Tay chân bị lạnh gây khó chịu trong mùa giá rét
Hiện tượng tay chân bị lạnh là một tình trạng phổ biến khiến ngón tay và ngón chân bạn thay đổi màu sắc và trở nên rất đau đớn trong thời tiết lạnh. Các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.
Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại. Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.
Đau nhức khớp tay, chân nhiều hơn vào mùa đông
Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động. Các bệnh nhân bị Gút sẽ đau nhiều hơn do lượng axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng và chèn ép vào các khớp.
Ở những người cao tuổi, các chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu, khí huyết kém lưu thông nên dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên hiện tượng đau nhức.
Để phòng chống hiện tượng đau nhức khớp trong mùa đông, bạn nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách đi tất, mang bao tay, quàng khăn cổ. Nên tập thể dục và vận động các khớp vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng khi mới ngủ dậy.