suckhoedoisong247
Thành viên khởi nghiệp 0975459330
Phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt
Dùng thuốc Tây Y điều trị viêm đại tràng co thắt
Sau thăm khám, dựa trên tình hình sức khỏe của bệnh nhân và triệu chứng mắc bệnh. Bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc cầm tiêu chảy, chống táo bón, thuốc chống chướng bụng đầy hơi.
Dưới đây là một số loại thuốc được chỉ định phổ biến khi điều trị bệnh:
- Thuốc giảm đau, chống co thắt: Spasfon, Buscopan, Spasmaverine,…
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide, Diarsed, Lomotil…
- Thuốc chống táo bón: Psyllium, Polycarbophil, Docusat canxi, Glycerin…
- Thuốc chống chướng hơi đầy bụng và các chế phẩm sinh học giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột…
Nhận xét: Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Tây Y có tác dụng nhanh và mạnh hơn bất kỳ loại thuốc nào khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Do đó, việc dùng thuốc tân dược nhiều ngày là điều mà nhiều bệnh nhân không mong muốn.
Thuốc nam chữa viêm đại tràng co thắt
Nha đam chữa viêm đại tràng co thắt
Nha đam có tính kháng khuẩn cao, giúp nhuận trạng và thúc đẩy hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nha đam còn có chứa nhiều Vitamin với công dụng thanh nhiệt, giải độc tố cơ thể.
Cách thực hiện: Nha đam tươi (5 lá) rửa sạch, lấy phần gel trắng bên trong đem xay lấy nước. Trộn lẫn nha đam cùng mật ong, ngày uống 1-2 cốc nhỏ, mỗi lần 30ml.
Lá ổi chữa viêm đại tràng co thắt
Lá ổi có chứa chất Flavonoid giúp kích thích cơ trơn ruột, giảm đau, kháng khuẩn và cầm tiêu chảy hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng 50g búp ổi non cho vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 10-15 phút. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Lá mơ lông chữa viêm đại tràng co thắt
Lá mơ chứa nhiều thành phần dưỡng chất bao gồm: Vitamin, carote, protein,… Có công dụng ức chế sự phát triển của 1 số vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Cầm tiêu chảy và làm giảm triệu chứng co thắt đại tràng.
Cách thực hiện: Rửa sạch 50gr lá mơ và thái nhỏ, trộn lẫn với 2 lỏng đỏ trứng gà. Khuấy đều hỗn hợp rồi cho vào nồi hấp cách thủy. Ăn khi nóng, mỗi ngày 1 lần, kiên trì áp dụng từ nửa tháng đến 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhận xét: Sử dụng các bài thuốc từ cây nhà lá vườn nên nguyên liệu thuốc dễ kiếm, dễ uống và không tốn kém chi phí cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các bài thuốc nam chỉ có tác dụng làm giảm đau, giảm co thắt, chống tiêu chảy, táo bón, an thần, ngủ ngon,… Nhưng không có tác dụng điều trị bệnh triệt để. Do đó chỉ nên dùng hỗ trợ khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát.
Đông Y chữa viêm đại tràng co thắt
Mục đích của phương pháp đông y trong điều trị bệnh là giúp làm giảm triệu chứng khó chịu, ức chế sự phát triển của bệnh. Đồng thời, đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, tập trung hồi phục sức khỏe đại tràng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Thuốc đông y có hiệu quả tác động từ từ nên không có hiệu quả ngay lập tức. Đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng dài ngày.
Thông thường, thuốc đông y có thành phần là thảo dược thiên nhiên lành tính, nên an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược.
Theo y học cổ truyền, một số vị thuốc quý có công hiệu loại bỏ bệnh viêm đại tràng co thắt gồm có: khương hoàng, khổ sâm, chỉ thực, mộc hương,… Giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng từ căn nguyên gây bệnh.
Một số bài thuốc đông y cho người bệnh tham khảo:
Bài thuốc số 1: Dành cho bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đại tiện, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, táo bón, chướng hơi,… Các triệu chứng tái phát khi ăn phải thức ăn lạ và gặp vấn đề về tâm lý.
Vị thuốc: Phòng phong, khổ sâm, bách thược, trần bì, chỉ thực. Sắc uống liên tục mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2: Dành cho người bệnh lo lắng nhiều, ăn uống không điều độ, thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm việc quá sức. Có triệu chứng: buồn nôn, nôn, chướng hơi, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, chân tay nặng nề.
Vị thuốc: Phục linh, Cát cánh, Trần bì, Khổ sâm, Sa nhân, Hoài sơn, Liên nhục, Chích thảo, Ý dĩ, Biển đậu, Bạch truật. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 3: Bệnh nhân có triệu chứng đau mỏi gối, bụng vào sáng sớm, tiêu chảy, đi đại tiện xong đỡ đau, đi xong lại muốn đi tiếp. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Vị Thuốc: Ngũ vị tử, Đại táo, Nhục đậu khấu, Bố cốt chỉ, Sinh khương, Ngô thù du. Bào chế các vị thuốc dưới dạng tán bột, đun uống đều mỗi ngày.
Nhận xét: Các bài thuốc đông y có khả năng mang lại hiệu quả cao trong xử lý và ngăn ngừa bệnh đại tràng co thắt tái phát. Đặc biệt, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, Thuốc đắng và tương đối khó uống. Để chuẩn bị nguyên liệu và sắc uống mỗi ngày, người bệnh cần mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Đặc biệt với những người bận rộn, thường xuyên phải di chuyển thì vấn đề sắc thuốc uống khá bất tiện.
Các biện pháp giảm đau co thắt đại tràng
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Kiêng hoàn toàn các chất gây kích thích đường tiêu hóa như rượu bia, cà phê, thuốc lá, đồ ăn chua cay,…
- Không ăn các loại thực phẩm gây khó tiêu.
- Bổ sung rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày nếu bị táo bón.
- Ăn các loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, không ăn đồ ăn chữa nhiều dầu mỡ, đồ tái sống, đồ tanh,…
- Ăn đủ bữa, chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no một lúc.
- Tăng cường ăn các loại trái cây, củ quả tươi như đu đủ, cam, chuối bưởi,… Ăn nhiều các thực phẩm có chất xơ hòa tan như cà rốt, khoai tây, khoai lang,… Giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
- Bổ sung ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón, tiêu chảy.
- Rèn luyện và massage bụng thường xuyên
>>> Tham khảo bài thuốc vàng chữa bệnh đại tràng: https://alobacsi.com/dai-trang-tran-quy-bai-thuoc-vang-chua-benh-dai-trang-n405595.html