phuongthuy2000
Thành viên khởi nghiệp 0329347279
Táo bón dù là căn bệnh khá phổ biến nhưng thường dai dẳng kéo dài và lặp lại thường xuyên nếu mẹ không cẩn thận khi chăm sóc bé. Với phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em sau đây, mẹ sẽ không cần phải lo về việc làm thế nào để “tiêu diệt” tận gốc căn bệnh đáng ghét này!
Dấu hiệu táo bón ở trẻ em
Táo bón là tình trạng đi ngoài thất thường, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón có thể kể đến như:
- Trẻ có số lần đi ngoài ít hơn bình thường
- Trẻ thường bị són phân lỏng mà không thể tự kiểm soát
- Thời gian đi ngoài mỗi lần lâu
- Phân rắn, vón cục
- Phân có thể lẫn máu
- Bị đau rát hậu môn.
- Trẻ bị đau bụng, chướng bụng, khó tiêu dẫn đến chán ăn
►►► ĐỪNG BỎ LỠ: CHỮA TÁO BÓN TẠI NHÀ CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VỚI 7 PHƯƠNG PHÁP SAU
Nguyên nhân nào khiến bé bị táo bón?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ em:
- Táo bón do rối loạn cơ năng.
- Táo bón do nguyên nhân thần kinh: thần kinh dạ dày – ruột ( Bệnh Hirschsprung, loạn sản thần kinh ruột, bệnh Chaga) hoặc thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống, tật nứt dọc tủy sống).
- Táo bón do nguyên nhân bệnh hệ thống hoặc nội tiết chuyển hóa: suy giáp trạng, đa xơ cứng,...
Phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em
[*]
Điều trị táo bón cơ năng.
Nhằm khôi phục lại trạng thái phân bình thường (phân mềm, không đau khi ngoài, không són phân) và ngăn ngừa sự tái phát. Các phương pháp được áp dụng để xử lý loại táo bón cơ năng bao gồm:
- Thụt tháo phân: Sử dụng một số loại thuốc để đưa phân tích tụ trong đại tràng ra ngoài hết.
- Điều trị duy trì: Quá trình điều trị duy trì cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau với mong muốn ngăn ngừa tình trạng táo bón tái diễn. Các phương pháp đó bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng bôi trơn hoặc thuốc nhuận tràng kích thích tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
- Chế độ ăn: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho bé táo bón một cách thích hợp, carbohydrate và nước. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường cần khoảng 6-7g chất xơ hằng ngày. Tránh cho trẻ sử dụng nước ngọt, nước có ga, ăn đồ ngọt, đồ chiên rán. Cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả tươi.
- Yếu tố tâm lý: Giúp bé thay đổi các thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
[list=margin-top:0;margin-bottom:0;]
[*]
Điều trị táo bón thực thể
Để điều trị táo bón thực thể, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra. Từ đó có cách điều trị phù hợp.
- Với trường hợp trẻ táo bón do nguyên nhân bệnh suy giáp trạng bẩm sinh: Liệu pháp hormone thay thế.
- Trẻ bị táo bón do nguyên nhân dị tật thần kinh như thoát vị màng não tủy bị mắc khối u vùng tủy – thắt lưng: Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
- Trường hợp trẻ bị táo bón do bệnh phình đại tràng bẩm sinh: Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.
►►►ĐỪNG BỎ LỠ: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ
Cuối cùng cảm ơn các mẹ đã đọc hết bài viết ““Tiêu diệt” táo bón với phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em chi tiết nhất - Các mẹ cần nằm lòng!”. Mẹ hãy áp dụng ngay cho trẻ nếu đang gặp vấn đề tiêu hóa hay táo bón. Nếu các mẹ thấy bài viết hữu ích hãy liên hệ với chúng tôi nhé 096530395!