Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Trẻ bị cảm cúm bố mẹ nên làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Trẻ bị cảm cúm bố mẹ nên làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia FfWzt02
 


#1

02.02.21 16:14

tuan.boyhn

tuan.boyhn

Thành viên cứng
01663920584 http://vietfarms.com.vn
Thành viên cứng
Triệu chứng dấu hiệu  của bệnh cảm cúm ở trẻ em
Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Ở trẻ nhỏ, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virut cúm, các biểu hiện ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần (có thể trên 390C), ớn lạnh, ho, đau rát họng, đau tai, sổ mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn hơn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt… Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi hệ thống miễn dịch bị giảm trẻ thường mắc cúm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng, bao gồm viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.
Khi trẻ bị cảm cúm bố mẹ nên làm gì?
- Theo dõi chất nhầy: Mũi bị nghẹt có thể gây khó chịu cho bé, khiến bé khó thở và khó ngủ. Dùng dụng cụ hút mũi để hút nhẹ chất nhầy dư thừa. Dùng nước muối sinh lý có thể làm mềm chất nhầy trước khi hút.
- Tăng độ ẩm: Dùng máy tạo ẩm dạng phun sương mát trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể làm giảm nghẹt mũi và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
- Bôi thuốc mỡ dưỡng ẩm: Chấm nhẹ dầu khoáng vào mũi bé có thể giúp ngăn ngừa da đỏ, nứt nẻ và đau nhức.
- Bổ sung nước: Tăng lượng như nước cho bé để thay thế lượng nước bị mất do sốt hoặc sổ mũi - đặc biệt là sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa công thức thì mẹ có thể tăng lượng sữa lên. 
- Sử dụng thuốc: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ phải luôn luôn hỏi ý kiến chuyên gia, thầy thuốc, bác sĩ Nhi khoa trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa?
Đối với trẻ dưới 3 tháng nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bao gồm: sốt, ho, quấy khóc, bú kém....
Trẻ trên 3 tháng thì đưa trẻ tới gặp bác si nhi khoa khi có một trong các biểu hiện sau: tiểu ít hơn bình thường, sốt từ 39oC trở lên, sốt quá 2 ngày, đau tai: quấy khóc, lấy tay đập hay vò tai, cọ tai xuống nệm, người lớn đụng vào tai là khóc, chảy dịch tai, mắt màu đỏ hoặc màu vàng, đổ ghèn mắt, có ho hơn một tuần, nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần dù có vệ sinh, thở nhanh, thở mệt, khò khè, cảm thấy quá lo lắng.
Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức, co giật, không uống được hoặc bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ, có dấu hiệu tím tái, tiếng thở rít khi nằm yên.
Trang tin về bệnh cúm: https://thuocchon.wordpress.com/
Nguồn dẫn: http://thuocchon.vn/cam-nang-su-dung-thuoc-cam-cum-cho-be-bo-me-can-biet/

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết