peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Bệnh cúm do virus cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân và xảy ra hàng năm, các chủng virus cúm cũng thay đổi mỗi năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, khi mắc bệnh, trẻ thường bị lâu hơn so với người lớn. Dưới đây là các đường lây nhiễm bệnh cúm ở trẻ:
Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, thông qua giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, ôm hôn, hoặc khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ lây truyền virus trực tiếp sang trẻ thông qua giọt bắn.
Lây gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ làm phát tán virus trên bề mặt các đồ vật. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ vật có chứa virus bằng tay và dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm virus.
Lây gián tiếp qua môi trường sống hàng ngày: Môi trường công cộng hoặc nhà trẻ, trường học có nhiều trẻ khác bị cúm, khi ho, hắt hơi, ... sẽ phát tán vào không khí những giọt bắn, dịch có chứa virus.
Bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bệnh lý nền mắc phải hoặc sức đề kháng kém, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.
Lá hẹ hấp mật ong
Nguyên liệu:
100g lá hẹ tươi.
Mật ong nguyên chất.
Cách làm:
Lá hẹ tươi đem rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm, cho lá hẹ vào bát.
Đổ mật ong nguyên chất lên ngập mặt lá hẹ.
Đem hấp cách thủy lá hẹ mật ong khoảng 30 phút.
Cách dùng: Chắt nước cho con dùng 2-3 thìa mỗi lần, ngày uống 3 lần, với trẻ lớn có thể khuyến khích ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.
Lá hẹ có tính kháng sinh mạnh, kết hợp với mật ong là thực phẩm thuốc tính kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn, rất tốt để trị ho, cảm cúm. Mặc dù vậy, lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo không nên sử dụng bài thuốc từ lá hẹ mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Thay vào đó, mẹ có thể thay đổi mật ong thành đường phèn sẽ đem lại công dụng trị cảm cúm cực hiệu quả lại không làm hại sức khỏe của trẻ cũng như loại bỏ nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc...
Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, thông qua giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, ôm hôn, hoặc khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ lây truyền virus trực tiếp sang trẻ thông qua giọt bắn.
Lây gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ làm phát tán virus trên bề mặt các đồ vật. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ vật có chứa virus bằng tay và dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm virus.
Lây gián tiếp qua môi trường sống hàng ngày: Môi trường công cộng hoặc nhà trẻ, trường học có nhiều trẻ khác bị cúm, khi ho, hắt hơi, ... sẽ phát tán vào không khí những giọt bắn, dịch có chứa virus.
Bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bệnh lý nền mắc phải hoặc sức đề kháng kém, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.
Lá hẹ hấp mật ong
Nguyên liệu:
100g lá hẹ tươi.
Mật ong nguyên chất.
Cách làm:
Lá hẹ tươi đem rửa sạch, cắt khúc khoảng 2cm, cho lá hẹ vào bát.
Đổ mật ong nguyên chất lên ngập mặt lá hẹ.
Đem hấp cách thủy lá hẹ mật ong khoảng 30 phút.
Cách dùng: Chắt nước cho con dùng 2-3 thìa mỗi lần, ngày uống 3 lần, với trẻ lớn có thể khuyến khích ăn cả lá hẹ sẽ nhanh có kết quả hơn.
Lá hẹ có tính kháng sinh mạnh, kết hợp với mật ong là thực phẩm thuốc tính kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn, rất tốt để trị ho, cảm cúm. Mặc dù vậy, lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo không nên sử dụng bài thuốc từ lá hẹ mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Thay vào đó, mẹ có thể thay đổi mật ong thành đường phèn sẽ đem lại công dụng trị cảm cúm cực hiệu quả lại không làm hại sức khỏe của trẻ cũng như loại bỏ nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc...