peacelife
Thành viên gắn bó 0943622212
Ăn bất cứ thứ gì khi đói
Cơ thể con người khi quá đói, cảm giác thèm ăn sẽ dâng lên mạnh mẽ vô cùng, khiến ta muốn ăn tất cả mọi thứ. Thế nhưng lúc này dạ dày đang ở trạng thái rất yếu, việc ăn uống quá độ sẽ chỉ khiến thức ăn bị ứ trệ. Các chuyên gia cho rằng, khi quá đói, bạn nên ăn một ít thức ăn lỏng như cháo trước khi ăn những thực phẩm chính khác. Đồng thời lưu ý, vào lúc đói, không nên uống sữa đậu nành, sữa chua vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Vừa ăn vừa sử dụng điện thoại
Vừa ăn, vừa sử dụng điện thoại là một thói quen không tốt. Vì khi vừa ăn, sự chú ý của bạn lại bị điện thoại di động thu hút, dù đã ăn no thì bạn vẫn vô thức ăn, tăng nguy cơ ăn quá nhiều, khiến cơ thể béo phì, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tốt nhất, khi ăn uống, bạn nên để điện thoại sang một bên, trò chuyện với các thành viên trong gia đình là tốt nhất.
Ngồi ăn sai tư thế
Các tư thế như: gù lưng, ngồi xổm hoặc ngồi trên ghế sô pha, ăn ở bàn thấp, sẽ gây áp lực cho dạ dày, bụng và ảnh hưởng đến tiêu hóa. Tốt nhất, khi ăn bạn nên thẳng lưng, điều này có thể thúc đẩy tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Ăn hỗn hợp nóng lạnh
Nhiều người có thói quen, vừa ăn lẩu vừa uống nước đá, kem. Thói quen này, thực sự sảng khoái vô cùng, nhưng có thể gây co thắt hệ tiêu hóa, khiến bạn bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Vậy nên, khi ăn thay vì uống lạnh, bạn hãy uống nước ấm. Việc này không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giảm lượng đường.
Ăn quá ít chất xơ
Rau quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, sinh tố, khoáng chất, các chất chống oxy hoá quan trọng giúp cơ thể nhuận tràng, nâng cao sức đề kháng, giải độc, làm chậm quá trình lão hoá. Thế nên, nếu bạn không chú trọng chất xơ trong khẩu phần ăn, sẽ vô cùng có hại cho sức khỏe.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư đại trực tràng với thói quen ăn kéo dài các món nướng, sử dụng thức ăn nhanh, nhiều chất béo động vật, ăn nhiều thịt đỏ và ăn ít chất xơ.