Khái niệm nông nghiệp 4.0 chính là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,…với 3 trụ cột chính: Vật lý, công nghệ sinh học, dữ liệu lớn.
Xu hướng nông nghiệp thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0
Khác với nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng Internet kết nối vạn vật (IoT) đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới. Con người không cần có mặt trực tiếp, thậm chí ở một số khâu robot sẽ thay thế con người, từ đây sẽ hình thành một nền nông nghiệp chính xác và tự động. Trong điều kiện công nghệ ngày càng rẻ, có khá nhiều doanh nghiệp, nông dân quan tâm đến lĩnh vực này.
Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã giúp nền nông nghiệp của nhiều quốc gia phát triển và đạt những thành tựu quan trọng. Tại Mỹ, Brazil, Argentina, nông nghiệp 4.0 đã giúp giảm tới 50% giá thành sản xuất ngô và đỗ tương.
Tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu dân làm nông nghiệp (chiếm 1,5%) trong tổng số 127 triệu dân, canh tác trên 1,5 triệu hecta đất nông nghiệp nhưng không phải nhập khẩu gạo mà còn xuất khẩu thịt bò và một số rau quả. Tại Malaysia, quốc gia ở ASEAN, đã ứng dụng nông nghiệp thông minh, có thể giúp nông dân trồng ớt tăng thu nhập hơn gấp đôi (+129%). Philippines, nước đang phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô mỗi năm từ 5 -10 năm trước, thì năm 2017, tuyên bố đạt hơn 8 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu chỉ cần 5,6 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sử dụng hạt giống ngô lai và công nghệ tưới cây bằng năng lượng mặt trời…
Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, nhiều quốc gia đã đạt được thành tựu to lớn
Nông nghiệp 4.0 hiện đang là xu thế của quốc tế, là lựa chọn của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam hiện có 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ. Muốn phát triển nông nghiệp thành công, không thể dựa vào thực tế trên mà phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thực tế đã có những nông dân bắt đầu thực hiện “cách mạng nông nghiệp 4.0” và đã thu được kết quả rất rõ ràng.
LÀM NÔNG THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Hiện nay, nhiều nông dân nước ta đã nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất. Tại Bình Thuận, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các nhà chuyển giao kỹ thuật và bà con nông dân để thực hiện mô hình “Sản xuất măng tây xanh trong nhà lưới kết hợp hệ thống tiết kiệm nước theo liên kết chuỗi”.
Mô hình được thực hiện từ tháng 12/2017 – 7/2018, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 – 2018. Theo đó, nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón và 50% hệ thống nhà lưới, tưới tiết kiệm nước cho các hộ tham gia. Sau khi thử nghiệm trong vòng 12 tháng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh ước tính năng suất mỗi sào đạt khoảng 1.350 kg.
Anh Lê Xuân Lực (TânThuận, Bình Thuận), nông dân tham gia mô hình trồng cây măng tây sử dụng công nghệ 4.0, cho biết: “Với 1000 m2 trồng cây măng tây, trung tâm hỗ trợ cây giống, nhà lưới, hệ thống tưới theo chính sách. Chi phí lưới, cột bê tông, hệ thống tưới… khoảng 50 triệu đồng/sào. Sau 5 tháng trồng, cây phát triển xanh và ra đợt măng thu hoạch khoảng 5 kg/ngày. Ước tính, khi cây trưởng thành tốt, mỗi sào măng tây cho thu hoạch trung bình 10 kg măng/ngày. Với giá bán 50.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí, người trồng như chúng tôi lãi 300.000 đồng/sào. So với cây thanh long và cây trồng khác, mức thu nhập từ măng tây xanh rất cao, gia đình tôi vô cùng phấn khởi”.
Mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 này đã giúp Bình Thuận, vốn là địa phương có khí hậu khắc nghiệt, tiết kiệm nước, lượng tưới tiêu vừa đủ cho cây sinh trưởng tốt, nhà lồng bảo vệ cây khỏi côn trùng phá hoại và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để cây đạt chất lượng và an toàn cho người dùng.
Từ thành công ban đầu, quy trình trồng, chăm sóc măng tây xanh theo hướng an toàn của mô hình đã được chuyển giao đến các hộ gia đình. Các hộ cũng được gắn với chuỗi liên kết, cây măng tây được bao tiêu với giá 50.000 đồng/kg để họ yên tâm đầu tư.
Tại Vĩnh Long, bà con nông dân cũng có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm công nghệ 4.0 dùng trong sản xuất nông nghiệp, điển hình là máy bay không người lái phun tưới phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tháng 9/2018, công ty cổ phần Đại Thành đã phối hợp với Chi cục thuốc bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long tiến hành phun thuốc BVTV cho 2ha cam và khoai lang tại xã Thành Đông bằng máy bay không người lái.
Nông dân Trần Xuân Phú (ngụ tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Trước đây, dù đã được nghe đài báo, TV nói nhiều về máy bay không người lái trong nông nghiệp, nhưng tôi chưa được tận mắt chứng kiến bao giờ. Mãi tới tháng 9 vừa rồi người dân quê tôi mới được tiếp xúc với loại máy bay hiện đại này”.
“Nhà tôi là một trong những hộ đầu tiên đăng ký phun thuốc bằng máy bay không người lái. Kết quả thu được khiến tôi rất ngạc nhiên. Sau khi phun cây cam phát triển rất tốt, tỷ lệ rệp chết tới hơn 90%” – anh Phú chia sẻ.
Cam là một cây trồng khó tính và phun thuốc cho cây cam rất vất vả. Việc dùng máy bơm áp lực để phun vừa tốn nước, tốn thuốc, lại vừa hại đất và hại sức khỏe người nông dân. “Một thời gian sau khi dùng máy bay không người lái, tôi nhận thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với việc sử dụng biện pháp phun truyền thống, cây cam không gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào” – anh Phú hào hứng kể.
Với phương phâm giúp đỡ bà con nông dân có cơ hội tiếp cận với công nghệ 4.0, tháng 10/2018, Công ty cổ phần Đại Thành tiếp tục phối hợp với hợp tác xã tại xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để tiến hành phun thuốc trừ bệnh đạo ôn trên lúa bằng máy bay không người lái. Do cây lúa mới chớm bị đạo ôn cộng với việc thực hiện phun đúng thời điểm nên hiệu quả trừ bệnh của lần phun này rất cao, đạt gần 100%. Sau khi dùng máy bay không người lái phun thuốc, cây lúa phát triển rất tốt.
Công ty Cổ phần Đại Thành
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Xu hướng nông nghiệp thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0
Khác với nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng Internet kết nối vạn vật (IoT) đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới. Con người không cần có mặt trực tiếp, thậm chí ở một số khâu robot sẽ thay thế con người, từ đây sẽ hình thành một nền nông nghiệp chính xác và tự động. Trong điều kiện công nghệ ngày càng rẻ, có khá nhiều doanh nghiệp, nông dân quan tâm đến lĩnh vực này.
Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã giúp nền nông nghiệp của nhiều quốc gia phát triển và đạt những thành tựu quan trọng. Tại Mỹ, Brazil, Argentina, nông nghiệp 4.0 đã giúp giảm tới 50% giá thành sản xuất ngô và đỗ tương.
Tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu dân làm nông nghiệp (chiếm 1,5%) trong tổng số 127 triệu dân, canh tác trên 1,5 triệu hecta đất nông nghiệp nhưng không phải nhập khẩu gạo mà còn xuất khẩu thịt bò và một số rau quả. Tại Malaysia, quốc gia ở ASEAN, đã ứng dụng nông nghiệp thông minh, có thể giúp nông dân trồng ớt tăng thu nhập hơn gấp đôi (+129%). Philippines, nước đang phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô mỗi năm từ 5 -10 năm trước, thì năm 2017, tuyên bố đạt hơn 8 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu chỉ cần 5,6 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sử dụng hạt giống ngô lai và công nghệ tưới cây bằng năng lượng mặt trời…
Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, nhiều quốc gia đã đạt được thành tựu to lớn
Nông nghiệp 4.0 hiện đang là xu thế của quốc tế, là lựa chọn của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam hiện có 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ. Muốn phát triển nông nghiệp thành công, không thể dựa vào thực tế trên mà phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thực tế đã có những nông dân bắt đầu thực hiện “cách mạng nông nghiệp 4.0” và đã thu được kết quả rất rõ ràng.
LÀM NÔNG THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Hiện nay, nhiều nông dân nước ta đã nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất. Tại Bình Thuận, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các nhà chuyển giao kỹ thuật và bà con nông dân để thực hiện mô hình “Sản xuất măng tây xanh trong nhà lưới kết hợp hệ thống tiết kiệm nước theo liên kết chuỗi”.
Mô hình được thực hiện từ tháng 12/2017 – 7/2018, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 – 2018. Theo đó, nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón và 50% hệ thống nhà lưới, tưới tiết kiệm nước cho các hộ tham gia. Sau khi thử nghiệm trong vòng 12 tháng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh ước tính năng suất mỗi sào đạt khoảng 1.350 kg.
Anh Lê Xuân Lực (TânThuận, Bình Thuận), nông dân tham gia mô hình trồng cây măng tây sử dụng công nghệ 4.0, cho biết: “Với 1000 m2 trồng cây măng tây, trung tâm hỗ trợ cây giống, nhà lưới, hệ thống tưới theo chính sách. Chi phí lưới, cột bê tông, hệ thống tưới… khoảng 50 triệu đồng/sào. Sau 5 tháng trồng, cây phát triển xanh và ra đợt măng thu hoạch khoảng 5 kg/ngày. Ước tính, khi cây trưởng thành tốt, mỗi sào măng tây cho thu hoạch trung bình 10 kg măng/ngày. Với giá bán 50.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí, người trồng như chúng tôi lãi 300.000 đồng/sào. So với cây thanh long và cây trồng khác, mức thu nhập từ măng tây xanh rất cao, gia đình tôi vô cùng phấn khởi”.
Mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 này đã giúp Bình Thuận, vốn là địa phương có khí hậu khắc nghiệt, tiết kiệm nước, lượng tưới tiêu vừa đủ cho cây sinh trưởng tốt, nhà lồng bảo vệ cây khỏi côn trùng phá hoại và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để cây đạt chất lượng và an toàn cho người dùng.
Từ thành công ban đầu, quy trình trồng, chăm sóc măng tây xanh theo hướng an toàn của mô hình đã được chuyển giao đến các hộ gia đình. Các hộ cũng được gắn với chuỗi liên kết, cây măng tây được bao tiêu với giá 50.000 đồng/kg để họ yên tâm đầu tư.
Tại Vĩnh Long, bà con nông dân cũng có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm công nghệ 4.0 dùng trong sản xuất nông nghiệp, điển hình là máy bay không người lái phun tưới phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tháng 9/2018, công ty cổ phần Đại Thành đã phối hợp với Chi cục thuốc bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long tiến hành phun thuốc BVTV cho 2ha cam và khoai lang tại xã Thành Đông bằng máy bay không người lái.
Nông dân Trần Xuân Phú (ngụ tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Trước đây, dù đã được nghe đài báo, TV nói nhiều về máy bay không người lái trong nông nghiệp, nhưng tôi chưa được tận mắt chứng kiến bao giờ. Mãi tới tháng 9 vừa rồi người dân quê tôi mới được tiếp xúc với loại máy bay hiện đại này”.
“Nhà tôi là một trong những hộ đầu tiên đăng ký phun thuốc bằng máy bay không người lái. Kết quả thu được khiến tôi rất ngạc nhiên. Sau khi phun cây cam phát triển rất tốt, tỷ lệ rệp chết tới hơn 90%” – anh Phú chia sẻ.
Cam là một cây trồng khó tính và phun thuốc cho cây cam rất vất vả. Việc dùng máy bơm áp lực để phun vừa tốn nước, tốn thuốc, lại vừa hại đất và hại sức khỏe người nông dân. “Một thời gian sau khi dùng máy bay không người lái, tôi nhận thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với việc sử dụng biện pháp phun truyền thống, cây cam không gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào” – anh Phú hào hứng kể.
Với phương phâm giúp đỡ bà con nông dân có cơ hội tiếp cận với công nghệ 4.0, tháng 10/2018, Công ty cổ phần Đại Thành tiếp tục phối hợp với hợp tác xã tại xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để tiến hành phun thuốc trừ bệnh đạo ôn trên lúa bằng máy bay không người lái. Do cây lúa mới chớm bị đạo ôn cộng với việc thực hiện phun đúng thời điểm nên hiệu quả trừ bệnh của lần phun này rất cao, đạt gần 100%. Sau khi dùng máy bay không người lái phun thuốc, cây lúa phát triển rất tốt.
Công ty Cổ phần Đại Thành
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn