Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Tin tức, tài liệu: Yếu tố xâm phạm quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Tin tức, tài liệu: Yếu tố xâm phạm quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ FfWzt02
 


#1

07.04.21 11:58

iqueen.gbvn

iqueen.gbvn

Thành viên gắn bó
0973378669
Thành viên gắn bó
Việc xâm phạm quyền về nhãn hiệu trong xuất, nhập khẩu hàng hóa là vô cùng đáng lên án và phải có những biện pháp xử phạt cùng chế tài để tăng tính răn đe.


Tin tức, tài liệu: Yếu tố xâm phạm quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ Z2401695702416_9d6b7a1e4353162af0283c1e5ce502be-1024x768

Bài viết được thực hiện bởi: chuyên viên pháp lý Nguyễn Kiến Hải Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Hàng hóa giả mạo là gì?

Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Theo Khoản 2 Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ về Hàng hóa giả mạo trong sở hữu trí tuệ thì:
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không đc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính thì:
1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến Sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 216 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì:

1. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.

2. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Để yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, người yêu cầu phải chứng minh các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, họ phải nộp đơn cho hải quan và nộp lệ phí, cam kết bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hóa bị kiểm tra không vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu.

Theo Điều 219 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì:

Trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đề nghị kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho người đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.




Như vậy, khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan phải thông báo cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nếu trong vòng ba ngày kể từ ngày thông báo mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đó không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xâm phạm thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm hải quan cho lô hàng, còn trong vòng ba ngày kể từ ngày thông báo mà chủ thể có yêu cầu thì cơ quan hải quan phải xem xét để áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 214 và Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Ví dụ về xâm phạm quyền về nhãn hiệu trong xuất, nhập khẩu

Công ty ST.Group đã có đơn xin quá cảnh, có giấy phép quá cảnh do Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Khu vực cấp với số hàng 4.300 kiện thuốc lá mang nhãn hiệu “JET&Hình”, trị giá 645.000 USD. Công ty TNHH H. Đ (Việt Nam) có ký hợp đồng ủy thác vận chuyển 5 container thuốc lá mang nhãn hiệu này từ cửa khẩu Lao Bảo quá cảnh Việt Nam đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để xuất đi Tiểu Vương quốc A rập thống nhất (UAE).

Hàng đã vận chuyển từ cửa khẩu Lao Bảo đến cảng Tiên Sa để chuẩn bị xếp xuống tàu đi UAE. Công ty I. (đại diện sở hữu công nghiệp của Công ty Sumatra- Indonexia ) có đơn đề nghị dừng làm thủ tục hải quan lô hàng trên vì có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Sumatra (Indonesia) đã được bảo hộ ở Việt Nam và Lào.

Căn cứ Luật Hải quan (Điều 40 về việc dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh), sau khi Công ty I. đáp ứng các yêu cầu của Luật Hải quan ( xuất trình chứng cứ vi phạm, nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng), Chi cục Hải quan Cảng Tiên Sa đã ra Quyết định số 01/ ngày 08/01/2003 dừng làm thủ tục cho xuất hàng đi.


Đại diện các cơ quan nhà nước như: Cục Cảnh sát Kinh tế, Phòng Cảnh sát Kinh tế Đà Nẵng, Cục Hải quan Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Đà Nẵng, Thanh tra Bộ và Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã chứng kiến việc mở cotainer để lấy mẫu thuốc lá gửi giám định tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Yếu tố xâm phạm quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ


Quản trị Fanpage | Quản lý Fanpage| Chăm sóc Fanpage | Phát triển Fanpage

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết