Hầu hết chúng ta đều biết lợi ích của giao dịch CFD là gì, điển hình như khuếch đại lợi nhuận bằng đòn bẩy, số vốn đầu tư thấp, đối tượng đầu tư đa dạng… Nhưng ít ai nắm hết, hoặc cố tình phớt lờ các rủi ro của loại hình đầu tư này. Thế giới CFD vốn không màu hồng, và trader cần “nhận mặt” được các rủi ro sau.
4 rủi ro của giao dịch CFD là gì mà người chơi cần cảnh giác nếu không muốn “quẳng tiền qua cửa sổ”
[*]
Rủi ro từ đối tác mua bán
[/list]Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được đối tác trong giao dịch CFD là gì. Bên đối tác là công ty cung cấp tài sản trong một giao dịch tài chính. Hay dễ hiểu hơn, đó chính là người mua bán hợp đồng CFD với bạn. Khi mua hoặc bán CFD, tài sản duy nhất được giao dịch là hợp đồng do nhà cung cấp CFD phát hành. Rủi ro xảy ra khi đối tác không hoàn thành nhiệm vụ tài chính của mình. Vì thế, bạn cần ưu tiên các broker có tiếng tăm tốt trong ngành để giao dịch với họ
[list=margin-top:0;margin-bottom:0;padding-inline-start:48px;]
[*]
Rủi ro từ thị trường
[/list]Hợp đồng chênh lệch là các tài sản phái sinh mà một nhà giao dịch sử dụng để đầu cơ vào chuyển động của các tài sản cơ bản, điển hình như cổ phiếu. Nếu bạn tin rằng tài sản cơ bản sẽ tăng thì chọn một vị thế mua và ngược lại. Bạn hy vọng rằng giá trị của tài sản cơ bản sẽ di chuyển theo hướng có lợi nhất cho bạn. Nhưng tiếc thay, trên thực tế, ngay cả những nhà đầu tư cao tay nhất cũng có thể phán đoán sai kết quả của giao dịch CFD là gì. Vì thế, trong mọi trường hợp, dù có đang tự tin đến đâu, bạn cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
[list=margin-top:0;margin-bottom:0;padding-inline-start:48px;]
[*]
Rủi ro thanh khoản
[/list]Các điều kiện thị trường ảnh hưởng đến nhiều giao dịch tài chính và có thể làm tăng rủi ro thua lỗ. Khi đó, số lượng giao dịch được thực hiện trên thị trường cho một tài sản cơ bản có thể giảm sút, dẫn đến tình trạng hợp đồng hiện tại của bạn có thể trở nên kém thanh khoản hơn. Lúc này, nhà cung cấp CFD có thể yêu cầu bạn thanh toán ký quỹ bổ sung hoặc tệ hơn là đóng hợp đồng với giá thấp.
Do tính chất biến động nhanh của thị trường tài chính, giá của CFD có thể giảm trước khi giao dịch của bạn có thể được thực hiện ở mức giá đã thỏa thuận trước đó, kết quả là bạn lỗ. Vì thế, bạn hãy thực hiện khảo sát thị trường trước để chắc chắn rằng tài sản cơ bản mà bạn đầu tư sẽ mang lại thanh khoản tốt.
Tóm lại, rủi ro của giao dịch CFD là gì thường xuất phát từ sự chủ quan của trader: Chủ quan khi chọn đối tác cung cấp, chủ quan khi giao dịch mà không phòng ngừa rủi ro, và cuối cùng là chủ quan khi chọn tài sản cơ bản. Vậy nên, chìa khóa để thành công với CFD là hãy làm mọi thứ cận kỹ lưỡng và có chiến lược bạn nhé.