chinhvu1989
Thành viên gắn bó 0975964955
Vitamin D là một trong những loại vitamin hết sức quan trọng ở trẻ nhỏ. Dưới đây là các thông tin về Vitamin D bố mẹ cần nắm được:
1. Thông tin về Vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu Canxi và Phosphate từ ruột và làm vững chắc xương, nếu thiếu Vitamin D sẽ khiến cơ thể phải lấy ngược Canxi từ xương để sử dụng, khiến xương yếu mềm đi, biến dạng gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Do đó bổ sung Canxi mà thiếu vitamin D cũng sẽ không có tác dụng. Vitamin D còn có vai trò ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn, bệnh mạch vành, tăng cường hệ miễn dịch.
Thiếu Vitamin D là một vấn đề lớn của y tế ngày nay, do chế độ ăn uống của bố mẹ cho bé chưa khoa học thiếu Vitamin D, do thiếu ánh nắng mặt trời khi bắt trẻ ở trong nhà vì sợ ốm, do dùng nhiều kem chống nắng. Bạn có con béo phì, gần như chắc chắn bé đã bị thiếu Vitamin D.
Vitamin D là loại vitamin hòa tan trong mỡ vô cùng quan trọng đối với cơ thể và có 2 loại chính:
Vitamin D2 (ergocalciferol): từ thức ăn, và chỉ có một số ít thức ăn giàu vitamin D mà thôi, cung cấp khoảng 10% nhu cầu cơ thể.
Vitamin D3 (cholecalciferol): tổng hợp ở da từ tiền chất Vitamin D dưới tác động của tia cực tím (UVB) từ ánh sáng mặt trời, cung cấp 90% cho nhu cầu cơ thể.
2. Nguồn vitamin D:
Lượng Vitamin D từ thức ăn rất ít, chỉ có một số thức ăn giàu Vitamin D như cá biển, tức là phải ăn chúng với số lượng nhiều mới đủ vitamin D.
Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm qua một số sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ thành phần có vitamin D, ngoài ra còn có canxi tảo biển-là một trong những nguồn canxi an toàn vì cân bằng tự nhiên về chất khoáng và dinh dưỡng. Các chất khoáng khác giúp hướng canxi vào xương thay vì các mô mềm như động mạch, thận, mắt nên tránh được hiện tượng canxi bị lắng đọng. Việc bổ sung song song canxi và vitamin D là vô cùng quan trọng.
3. Cách tắm nắng cho trẻ
Ánh sáng mặt trời không nhìn thấy được có hai loại tia cực tím (UV) là UVA (320-400nm) và UVB (290-320 nm). Để tạo vitamin D cần phải có UVB, UVA không có tác dụng tạo Vitamin D. UVA có bước sóng cao hơn, xuyên thấu hơn nên có thể xuyên qua tầng ozone tới chúng ta suốt ngày từ lúc mặt trời mọc tới lúc lặn. UVB có bước sóng thấp hơn, chỉ tới được trái đất khi mặt trời lên cao và tạo được góc 50 độ với nơi chúng ta đang đứng, tức là từ 10 giờ đến 3 giờ chiều, đỉnh điểm UBV là giữa trưa.
Nhưng do da của trẻ còn non nớt nên tốt nhất mẹ nên cho trẻ tắm nắng tốt nhất trước 9h tối và sau 4h chiều lúc trời dịu hơn.
Tắm nắng tạo vitamin D là phải tắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa. Bóng râm hay mây nhiều làm giảm 50% tác dụng. Ô nhiễm không khí cũng làm giảm hiệu quả tắm nắng. Kem chống nắng làm giảm 80-90%. Da càng sậm màu thì hiệu quả càng kém (do vậy bệnh còi xương gặp nhiều ở trẻ em da đen). Khi tắm nắng nên cho bé mặc trang phục ngắn, gọn nhẹ, thời gian tắm nắng không nên quá lâu. Bố mẹ nên kết hợp bổ sung vitamin từ nhiều nguồn thay vì mình tắm nắng vi ánh nắng giữa trưa khá khó chịu không chỉ đối với người lớn và trẻ nhỏ. Hãy luôn nhớ cho bé tắm nắng đúng cách.
Trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người da sậm màu, có bệnh thận mãn tính, bệnh gây kém hấp thu đường ruột, béo phì, loãng xương, suy gan, sống vùng ít ánh nắng là đối tượng có nguy cơ cao thiếu Vitamin D.
Trẻ sơ sinh tới 1 tuổi: 400 IU/ngày.
Từ 1-70 tuổi: 600 IU/ngày.
Trên 70 tuổi: 800 IU/ngày
Thời điểm uống D tốt nhất là ngay sau bữa ăn vì Vitamin D hòa tan trong mỡ nên uống chung với thức ăn dễ hấp thu
4. Phơi nắng trị vàng da
Từ 2004 AAP đã khuyến cáo không phơi nắng để trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Vàng da sơ sinh là do cơ thể bé tạo ra nhiều chất bilirubin từ hồng cầu bị phân hủy mà gan chuyển hóa không kịp, đó thực ra là hiện tượng sinh lý và thường giảm dần sau tuần đầu, tuy nhiên có thể bị nhiều hơn do một số bệnh lý kèm theo. Nếu tăng quá cao, chất bilirubin sẽ vào trong não, gây tổn thương não vĩnh viễn. Do vậy việc phát hiện vàng da sớm và theo dõi khi nào cần điều trị là rất quan trọng.
Điều trị vàng da nhằm mục đích giảm bilirubin trong cơ thể, có 2 cách chính là chiếu đèn và thay máu. Chiếu đèn là dùng đèn chiếu có sóng bức xạ 450-460 chiếu vào da chứ không phải đèn neon nha mấy mẹ, ở mức sóng này, bilirubin sẽ hấp thu ánh sáng và chuyển hóa thành dạng đồng phân có thể hòa tan trong nước và thải qua thận. khi trẻ bị vàng da thay vì phơi nắng bạn nên đem bé đi khám bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Để đảm bảo nguồn vitamin D cho bé mẹ cần kết hợp bổ sung từ nhiều nguồn, mẹ nên lên thực đơn khoa học để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ nhé.
1. Thông tin về Vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu Canxi và Phosphate từ ruột và làm vững chắc xương, nếu thiếu Vitamin D sẽ khiến cơ thể phải lấy ngược Canxi từ xương để sử dụng, khiến xương yếu mềm đi, biến dạng gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Do đó bổ sung Canxi mà thiếu vitamin D cũng sẽ không có tác dụng. Vitamin D còn có vai trò ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn, bệnh mạch vành, tăng cường hệ miễn dịch.
Thiếu Vitamin D là một vấn đề lớn của y tế ngày nay, do chế độ ăn uống của bố mẹ cho bé chưa khoa học thiếu Vitamin D, do thiếu ánh nắng mặt trời khi bắt trẻ ở trong nhà vì sợ ốm, do dùng nhiều kem chống nắng. Bạn có con béo phì, gần như chắc chắn bé đã bị thiếu Vitamin D.
Vitamin D là loại vitamin hòa tan trong mỡ vô cùng quan trọng đối với cơ thể và có 2 loại chính:
Vitamin D2 (ergocalciferol): từ thức ăn, và chỉ có một số ít thức ăn giàu vitamin D mà thôi, cung cấp khoảng 10% nhu cầu cơ thể.
Vitamin D3 (cholecalciferol): tổng hợp ở da từ tiền chất Vitamin D dưới tác động của tia cực tím (UVB) từ ánh sáng mặt trời, cung cấp 90% cho nhu cầu cơ thể.
2. Nguồn vitamin D:
Lượng Vitamin D từ thức ăn rất ít, chỉ có một số thức ăn giàu Vitamin D như cá biển, tức là phải ăn chúng với số lượng nhiều mới đủ vitamin D.
- Một cái lòng đỏ trứng có khoảng 20 IU vitamin D
- Sữa mẹ chỉ có từ 25-79 IU/L
- Sữa công thức được tăng cường Vitamin D 350-400 IU/L
- Vitamin D được tổng hợp từ da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm qua một số sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ thành phần có vitamin D, ngoài ra còn có canxi tảo biển-là một trong những nguồn canxi an toàn vì cân bằng tự nhiên về chất khoáng và dinh dưỡng. Các chất khoáng khác giúp hướng canxi vào xương thay vì các mô mềm như động mạch, thận, mắt nên tránh được hiện tượng canxi bị lắng đọng. Việc bổ sung song song canxi và vitamin D là vô cùng quan trọng.
3. Cách tắm nắng cho trẻ
Ánh sáng mặt trời không nhìn thấy được có hai loại tia cực tím (UV) là UVA (320-400nm) và UVB (290-320 nm). Để tạo vitamin D cần phải có UVB, UVA không có tác dụng tạo Vitamin D. UVA có bước sóng cao hơn, xuyên thấu hơn nên có thể xuyên qua tầng ozone tới chúng ta suốt ngày từ lúc mặt trời mọc tới lúc lặn. UVB có bước sóng thấp hơn, chỉ tới được trái đất khi mặt trời lên cao và tạo được góc 50 độ với nơi chúng ta đang đứng, tức là từ 10 giờ đến 3 giờ chiều, đỉnh điểm UBV là giữa trưa.
Nhưng do da của trẻ còn non nớt nên tốt nhất mẹ nên cho trẻ tắm nắng tốt nhất trước 9h tối và sau 4h chiều lúc trời dịu hơn.
Tắm nắng tạo vitamin D là phải tắm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa. Bóng râm hay mây nhiều làm giảm 50% tác dụng. Ô nhiễm không khí cũng làm giảm hiệu quả tắm nắng. Kem chống nắng làm giảm 80-90%. Da càng sậm màu thì hiệu quả càng kém (do vậy bệnh còi xương gặp nhiều ở trẻ em da đen). Khi tắm nắng nên cho bé mặc trang phục ngắn, gọn nhẹ, thời gian tắm nắng không nên quá lâu. Bố mẹ nên kết hợp bổ sung vitamin từ nhiều nguồn thay vì mình tắm nắng vi ánh nắng giữa trưa khá khó chịu không chỉ đối với người lớn và trẻ nhỏ. Hãy luôn nhớ cho bé tắm nắng đúng cách.
Trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người da sậm màu, có bệnh thận mãn tính, bệnh gây kém hấp thu đường ruột, béo phì, loãng xương, suy gan, sống vùng ít ánh nắng là đối tượng có nguy cơ cao thiếu Vitamin D.
Trẻ sơ sinh tới 1 tuổi: 400 IU/ngày.
Từ 1-70 tuổi: 600 IU/ngày.
Trên 70 tuổi: 800 IU/ngày
Thời điểm uống D tốt nhất là ngay sau bữa ăn vì Vitamin D hòa tan trong mỡ nên uống chung với thức ăn dễ hấp thu
4. Phơi nắng trị vàng da
Từ 2004 AAP đã khuyến cáo không phơi nắng để trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Vàng da sơ sinh là do cơ thể bé tạo ra nhiều chất bilirubin từ hồng cầu bị phân hủy mà gan chuyển hóa không kịp, đó thực ra là hiện tượng sinh lý và thường giảm dần sau tuần đầu, tuy nhiên có thể bị nhiều hơn do một số bệnh lý kèm theo. Nếu tăng quá cao, chất bilirubin sẽ vào trong não, gây tổn thương não vĩnh viễn. Do vậy việc phát hiện vàng da sớm và theo dõi khi nào cần điều trị là rất quan trọng.
Điều trị vàng da nhằm mục đích giảm bilirubin trong cơ thể, có 2 cách chính là chiếu đèn và thay máu. Chiếu đèn là dùng đèn chiếu có sóng bức xạ 450-460 chiếu vào da chứ không phải đèn neon nha mấy mẹ, ở mức sóng này, bilirubin sẽ hấp thu ánh sáng và chuyển hóa thành dạng đồng phân có thể hòa tan trong nước và thải qua thận. khi trẻ bị vàng da thay vì phơi nắng bạn nên đem bé đi khám bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Để đảm bảo nguồn vitamin D cho bé mẹ cần kết hợp bổ sung từ nhiều nguồn, mẹ nên lên thực đơn khoa học để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ nhé.