huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Ngày mai (01/6/2021), Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo sẽ chính thức có hiệu lực. Cùng với đó là không ít những quy định đáng chú ý về quảng cáo, điển hình như:
1. Không cho tắt quảng cáo trên báo sau 1,5 giây phạt đến 15 triệu
Điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021 quy định, phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng nếu thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định trên báo điện tử và trang thông tin điện tử quá 1,5 giây.
ức là đồng nghĩa với việc cho phép người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo (skip ad) trong 1,5 giây. Quy định này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng điều này không mới, trước đây, đã được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quảng cáo năm 2012 “Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây”.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 158/2013/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi “thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây”.
Như vậy, quy định này đã có từ lâu và được áp dụng ổn định trước khi Nghị định 38/2021 có hiệu lực.
Song thực tế hiện nay cho thấy, thời gian tắt, mở quảng cáo trong 1,5 giây là “quá ngắn và không phù hợp thực tiễn”. Bên cạnh đó, các nền tảng xuyên quốc gia như Facebook, YouTube… không chịu bất cứ ràng buộc nào về số lượng, tần suất như báo, trang tin điện tử trong nước.
2. Tăng mức phạt nếu chèn quảng cáo vào nội dung tin, bài báo điện tử
Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào nội dung tin, bài trên báo điện tử và trang thông tin điện tử (theo điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021).
Trong khi đó, khoản 2 Điều 55 Nghị định 158/2013 quy định, mức phạt đối với hành vi này chỉ từ 05 – 10 triệu đồng.
Theo tìm hiểu, xu hướng không thể đi ngược của ngành quảng cáo hiện nay là việc đặt quảng cáo nằm ngay tại những tin tức, nội dung có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, thông qua nhà xuất bản nội dung (trong đó có báo và trang thông tin điện tử).
Vậy, quy định này có còn phù hợp với sự phát triển và thực tiễn của ngành quảng cáo.
3. Được quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su… trong khung giờ vàng
Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h – 20h hàng ngày sẽ bị phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định 158).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/6/2021, Nghị định 38 không quy định xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên.
Điều này có nghĩa là được phép quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h – 20h.
4. Giảm mức phạt với hành vi dán quảng cáo ở cột điện, đèn giao thông
Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định:
– Phạt từ 01 – 02 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng;
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Còn khoản 1 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định chung một mức phạt, cụ thể:
Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Như vậy, Nghị định mới không quy định tách biệt mức phạt đối với người thực hiện hành vi hay đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo vi phạm nữa mà chỉ quy định chung một mức phạt tiền (từ 01 – 02 triệu đồng).
5. Quảng cáo thuốc hết thời hạn lưu hành phạt đến 70 triệu
Đây là quy định hoàn toàn mới tại Nghị định 38/2021, theo đó, quảng cáo thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng, đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo vi phạm (điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 33).
Nghị định 158/2013/NĐ-CP hiện nay không quy định về mức phạt đối với hành vi này.
Trên đây là một số điểm nổi bật, đáng chú ý liên quan đến quảng cáo của Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 có thể sẽ tác động tới đông đảo người dân
1. Không cho tắt quảng cáo trên báo sau 1,5 giây phạt đến 15 triệu
Điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021 quy định, phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng nếu thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định trên báo điện tử và trang thông tin điện tử quá 1,5 giây.
ức là đồng nghĩa với việc cho phép người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo (skip ad) trong 1,5 giây. Quy định này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng điều này không mới, trước đây, đã được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quảng cáo năm 2012 “Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây”.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 158/2013/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi “thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây”.
Như vậy, quy định này đã có từ lâu và được áp dụng ổn định trước khi Nghị định 38/2021 có hiệu lực.
Song thực tế hiện nay cho thấy, thời gian tắt, mở quảng cáo trong 1,5 giây là “quá ngắn và không phù hợp thực tiễn”. Bên cạnh đó, các nền tảng xuyên quốc gia như Facebook, YouTube… không chịu bất cứ ràng buộc nào về số lượng, tần suất như báo, trang tin điện tử trong nước.
2. Tăng mức phạt nếu chèn quảng cáo vào nội dung tin, bài báo điện tử
Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào nội dung tin, bài trên báo điện tử và trang thông tin điện tử (theo điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021).
Trong khi đó, khoản 2 Điều 55 Nghị định 158/2013 quy định, mức phạt đối với hành vi này chỉ từ 05 – 10 triệu đồng.
Theo tìm hiểu, xu hướng không thể đi ngược của ngành quảng cáo hiện nay là việc đặt quảng cáo nằm ngay tại những tin tức, nội dung có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, thông qua nhà xuất bản nội dung (trong đó có báo và trang thông tin điện tử).
Vậy, quy định này có còn phù hợp với sự phát triển và thực tiễn của ngành quảng cáo.
3. Được quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su… trong khung giờ vàng
Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h – 20h hàng ngày sẽ bị phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định 158).
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/6/2021, Nghị định 38 không quy định xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên.
Điều này có nghĩa là được phép quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h – 20h.
4. Giảm mức phạt với hành vi dán quảng cáo ở cột điện, đèn giao thông
Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định:
– Phạt từ 01 – 02 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng;
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Còn khoản 1 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định chung một mức phạt, cụ thể:
Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Như vậy, Nghị định mới không quy định tách biệt mức phạt đối với người thực hiện hành vi hay đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo vi phạm nữa mà chỉ quy định chung một mức phạt tiền (từ 01 – 02 triệu đồng).
5. Quảng cáo thuốc hết thời hạn lưu hành phạt đến 70 triệu
Đây là quy định hoàn toàn mới tại Nghị định 38/2021, theo đó, quảng cáo thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng, đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo vi phạm (điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 33).
Nghị định 158/2013/NĐ-CP hiện nay không quy định về mức phạt đối với hành vi này.
Trên đây là một số điểm nổi bật, đáng chú ý liên quan đến quảng cáo của Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 có thể sẽ tác động tới đông đảo người dân