huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Chồng tôi đang về nhà thì trời mưa giông, mảnh kim loại của tấm biển quảng cáo han gỉ ở vệ đường bay ra, rơi trúng ngực anh gây thươg tích. (Vũ Thị Lai)
Trong trường hợp này, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại cho chúng tôi?
Luật sư tư vấn
Theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo thông tin bạn cung cấp, không thể xem việc mưa to, gió lớn là sự kiện bất khả kháng (hiện tượng khách quan không thể lường trước), bởi mưa to, gió lớn ở nước ta hầu như năm nào cũng có, hoàn toàn có thể dự liệu.
Việc để biển quảng cáo bị han gỉ do lỗi chất lượng, không duy tu bảo dưỡng của chủ sở hữu, đơn vị quản lý dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đến sức khỏe của cá nhân nên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Khi tài sản gây thiệt hại sức khỏe cá nhân, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 590: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chủ sở hữu/ đơn vị quản lý biển quảng cáo đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên.
Luật sư Phạm Quốc Bảo
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Trong trường hợp này, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại cho chúng tôi?
Luật sư tư vấn
Theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo thông tin bạn cung cấp, không thể xem việc mưa to, gió lớn là sự kiện bất khả kháng (hiện tượng khách quan không thể lường trước), bởi mưa to, gió lớn ở nước ta hầu như năm nào cũng có, hoàn toàn có thể dự liệu.
Việc để biển quảng cáo bị han gỉ do lỗi chất lượng, không duy tu bảo dưỡng của chủ sở hữu, đơn vị quản lý dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đến sức khỏe của cá nhân nên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Khi tài sản gây thiệt hại sức khỏe cá nhân, chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 590: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chủ sở hữu/ đơn vị quản lý biển quảng cáo đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên.
Luật sư Phạm Quốc Bảo
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội