Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây ra FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây ra FfWzt02
 


#1

12.06.21 15:40

Nhathuocloiphucduong

Nhathuocloiphucduong

Thành viên khởi nghiệp
0966992089
Thành viên khởi nghiệp
Đắng miệng là hiện tượng thường gặp hàng ngày khi chúng ta ăn uống các thực phẩm như mướp đắng, cải xoăn, cà phê đen...Tuy nhiên, tình trạng đắng miệng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương về thần kinh, nha khoa, trào ngược dạ dày...và các bệnh lý khác.


I. Đắng miệng là gì?



Đắng miệng là tình trạng thay đổi vị giác, người bệnh cảm thấy có vị đắng trong khoang miệng. Thông thường, đây là phản xạ tự nhiên của vị giác khi chúng ta ăn uống các thực phẩm chua, cay hoặc có tính đắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đắng miệng xảy ra ngay cả khi chúng ta không ăn uống gì và kéo dài trong một thời gian thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.
Cảm giác đắng miệng có thể kèm theo cùng với một số biểu hiện khác như:

  • Miệng đắng chát và khô khan, mệt mỏi
  • Miệng đắng sau khi thức dạy
  • Đắng ở cổ họng
  • Miệng đắng, chán ăn
  • Miệng đắng, hôi miệng, nhạt miệng
  • Đắng miệng, buồn nôn

Đắng miệng thông thường không phải là một bệnh lý cụ thể mà đôi khi chỉ là các dấu hiệu phản xạ tự nhiên của miệng hoặc có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nào đó.
Những biểu hiện trên có thể cảnh báo cho bạn thấy cơ thể đang mắc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Vì thế, bạn nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

II. Nguyên nhân gây ra đắng miệng



Hiện tượng đắng miệng thường xuyên xảy ra liên tục và kéo dài khiến sức khỏe, tinh thần người bệnh suy sụp, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn...Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đắng miệng này, trong đó có thể kể đến điển hình một số nguyên nhân chính sau:
– Mắc các bệnh lý về răng miệng: Một số bệnh lý về răng miệng, răng hàm mặt như nhiễm trùng răng, viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, suy giảm tiết nước bọt, mất nước, khô miêng, viêm đường hô hấp trên, viêm lưỡi là nguyên nhân dẫn đến miệng bị đắng
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây điều trị bệnh tâm thần và bệnh tim mạch. Sau khi uống loại thuốc này miệng sẽ có vị đắng trong một thời gian.
–  Chế độ ăn uống, dinh dưỡng không khoa học. Việc bổ sung quá nhiều các khoáng chất như kẽm, crom, đồng, canxi hoặc sắt...trong thực đơn ăn uống hằng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến miệng có cảm giác bị đắng.
–  Do một số bệnh lý gây ra trong cơ thể như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật, viêm gan...khiến miệng bị đắng.
Sức khỏe, đời sống: Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây ra Cham-soc-rang-mieng-khong-tot-gay-dang-mieng
Xem thêm: Khó nuốt, nuốt nghẹn là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng


III. Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?


Đa phần mọi người thường chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu của cơ thể, trong đó có biểu hiện đắng miệng. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không chỉ đơn thuần là phản xạ tự nhiên của cơ thể mà còn là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe cần được quan tâm. Vậy đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

1. Miệng khô

Miệng khô là tình trạng khoang miệng không thể sản xuất được nước bọt hoặc sản xuất không đủ khiến miệng bị khô. Nước bọt có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng, vì thế lượng nước bọt ít hoặc không có khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Điều này xảy ra có thể do các yếu tố như sử dụng thuốc lá, thuốc men...Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng hoặc miệng khô kéo dài thì nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác.

2. Chăm sóc răng miệng không tốt

Việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng là rất quan trong và cần thiết, không chỉ giúp răng chắc khỏe, sáng trắng mà còn giảm thiểu nguy cơ các bệnh lý về răng miệng. Chăm sóc răng miêng không tốt có thể gây ra vị đắng trong miệng do nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng, viêm răng, viêm lợi và viêm nướu. Bạn nên thường xuyên đánh răng đều đặn mỗi ngày, cùng với đó kết hợp các dụng cụ cạo lưỡi hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để răng miệng luôn được sạch sẽ, thơm tho hạn chế các vấn đề về nha khoa.

3. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai trong chu kỳ thai nghén có thể sẽ gặp phải tình trạng đắng miệng thường xuyên. Nguyên nhân chính là do hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự biến đổi lớn, ảnh hưởng đến các giác quan, cơ quan gây ra cảm giác thèm ăn hoặc cảm giác khó chịu với một số loại thực phẩm có mùi. Hiện tượng này sẽ tự biến mất sau khi sinh.

4. Hội chứng bỏng rát miệng

Hội chứng bỏng rát miệng là hiện tượng cảm giác nóng rát ở trong khoang miệng, được mô tả mức độ nóng rát giống như ăn ớt cay. Đồng thời, một số bệnh nhân cũng có thể xuất hiện cảm giác có vị đắng hoặc hôi miệng. Các triệu chứng của hội chứng bệnh lý này có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn vài ngày, nhưng trong một số trường hợp mãn tính có thể kéo dài.
Xem ngay: Nuốt đau là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

5. Phụ nữ mãn kinh

Ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể gặp phải tình trạng xuất hiện vị đắng ở trong khoang miệng. Tình trạng này xảy ra là do sự thay đổi, suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, dẫn đến gặp phải các vấn đề về hội chứng bỏng rát miệng hay khô miệng kéo dài.

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ) là tình trạng cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu hoặc rối loạn dẫn đến đóng mở không đúng lúc tạo điều kiện cho dịch aicd trong dạ dày có cơ hội trào ngược lên ống thực quản. Tình trạng này gây ra cảm giác nóng rát ở vùng ngực hoặc bụng và khiến người bệnh cảm thấy vị đắng trong miệng và hôi miệng
Sức khỏe, đời sống: Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây ra Trao-nguoc-da-day-thuc-quan-gay-dang-mieng

7. Đắng miệng do nấm miệng

Nấm miệng là một dạng nhiễm trùng nấm men ở trong miệng thường gây ra các vết loét, đốm trắng xuất hiện nhiều trên lưỡi, khoang miệng và cổ họng. Đồng thời, loại nấm này có thể gây ra vị đắng hoặc cảm giác khó chịu cho đến khi người bệnh điều trị dứt điểm hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng này.

8. Căng thẳng gây đắng miệng

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi hệ thần kinh thường xuyên căng thẳng và lo lắng ở mức độ cao có thể kích thích phản ứng tự nhiên trong cơ thể, làm thay đổi vị giác của miệng. Cùng với đó, thường xuyên lo lắng kéo dài có thể gây chứng khô miệng, yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đắng miệng.

9. Dây thần kinh tổn thương

Cấu trúc cơ thể con người là một khối tổng thể, giống như các cơ quan khác trong cơ thể thì vị giác cũng được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não và chịu sự chi phối của não bộ. Việc người bệnh bị tổn thương dây thần kinh có thể gây ra sự thay đổi vị giác dẫn đến vị giác bị rối loạn, thường xuyên đắng miệng. Các tổn thương thần kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chấn thương vùng đầu, sọ não hoặc các tình trạng khác như:

  • U não
  • Động kinh
  • Mất trí nhớ
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh liệt mặt
  • Rối loạn thần kinh thực vật

10. Sử dụng thuốc Tây gây đắng miệng

Một số phương pháp điều trị y tế hoặc một số loại thuốc, chất bổ sung có thể làm thay đổi vị giác. Tình trạng này có thể do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được hòa tan vào trong nước bọt.
Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng đắng miệng như: thuốc tim, thuốc lithium, thuốc kháng sinh, các lại vitamin có chứa khoáng chất kim loại như đồng, sắt hoặc kẽm.
Đọc thêm: Đau tức ngực, khó thở có phải bệnh dạ dày không?

11. Đắng miệng do cảm lạnh

Một số loại bệnh nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh có thể gây ra vị đắng trong khoang miệng cho người bệnh. Điều này xảy ra là do cơ thể gửi các protein gây viêm để bắt các tế bào gây hại cho cơ thể. Các protein này có thể ảnh hưởng đến lưỡi và vị giác, khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng hơn bình thường.
Sức khỏe, đời sống: Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây ra Cham-soc-rang-mieng-thuong-xuyen-giam-chung-dang-mieng


IV. Cách giúp bạn hết đắng miệng tại nhà

Khi bị đắng miệng, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà để làm giảm bớt tạm thời tình trạng đắng miệng như:

  • Thường xuyên chăm sóc răng miệng: Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo rêu lưỡi, dùng nước súc miệng kháng khuẩn là cách đơn giảm làm hạn chế tình trạng đắng miệng.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày nên bổ sung đầy đủ 2 lít nước để cơ thể không bị thiếu nước
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ gây trào ngược aicd dạ dày: Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế và loại trừ các sản phẩm từ thuốc lá, rượu, bia.
  • Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su để duy trì lượng nước bọt trong miệng giúp miệng không bị khô.

Chứng đắng miệng tuy không ảnh hưởng sức khỏe người bệnh, nhưng gây nhiều khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, tinh thần mệt mỏi suy nhược cho người bệnh. Đôi khi đắng miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Người bệnh cần chú ý các biểu hiện của cơ thể để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy xấu tới sức khỏe của bản thân.
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết