Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Quảng cáo thế nào là không phù hợp thuần phong mỹ tục FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Quảng cáo thế nào là không phù hợp thuần phong mỹ tục FfWzt02
 


#1

24.06.21 4:57

huutien195

huutien195

Thành viên gắn bó
0962877118
Thành viên gắn bó
Liên quan đến chiến dịch quảng cáo của Coca Cola với slogan "mở Lon Việt Nam", những ngày gần đây, "mở lon Việt Nam" có lẽ là cụm từ được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.

Theo Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì nội dung quảng cáo sản phẩm Coca Cola Việt Nam trên truyền hình và một số phương tiện quảng cáo có sử dụng cụm từ "mở Lon Việt Nam" có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo 2012.

Cụ thể như sau:

- Cấm quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam (Khoản 3 Điều Cool.

- Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo (Điều 19):

+ Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

+ Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

"Thuần phong mỹ tục" có thể hiểu là những: phong tục, tập quán, lối sống văn minh, tốt đẹp, lành mạnh; đây là những thói quen tốt đã đi sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

Ở góc độ pháp lý, hiện không có một văn bản cụ thể giải thích như thế nào là không phù hợp thuần phong mỹ tục? Trên thực tế việc đánh giá thế nào là phù hợp hay không phù hợp thuần phong mũ tục sẽ phụ thuộc vào quan điểm từng người, đặc biệt là quan điểm của người có thẩm quyền quyết định đối với vấn đề này.

Quay trở lại với chiến dịch quảng cáo của Coca Cola, bà Ninh Thị Thu Hương - cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) cho rằng cụm từ "mở lon Việt Nam" là hoàn toàn không rõ nghĩa, không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo. Cụm từ này có thể được hiểu là "mở lon Coca Cola tại Việt Nam" hay không, hay nó sẽ được hiểu theo rất nhiều nghĩa không trang trọng khác? Ngoài ra, theo bà Hương việc gắn chữ "lon" như cách của Coca Cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như "ở Việt Nam", "tại Việt Nam"… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam không thể tùy tiện sử dụng với mục đích quảng cáo.

Quan điểm của tác giả cũng như nhiều chuyên gia ngôn ngữ: slogan "mở lon Việt Nam" không chứa yếu tố không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên ở góc độ cạnh tranh, định vị thương hiệu trong ngành giải khát thì “mở lon Việt Nam “ cùng với hình ảnh đội tuyển Việt Nam cũng dễ gây nhầm lẫn về việc Coca Cola đại diện cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam, dân tộc Việt Nam, qua đó cho thấy sự phủ sóng của Coca Cola so với những thương hiệu đối thủ khác như pepsi, 7 up... Do đó, thay vì sử dụng "mở lon Việt Nam" thì cụm từ "Việt Nam" cần được thay thế bằng tên sản phẩm đi theo, điều này sẽ phù hợp với yếu tố bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

Mặc dù trước quyết định của Bộ VHTTDL, chiến dịch quảng cáo này đã được sửa thành "Mở lon trúng vàng". Ở những nơi hiển thị dòng quảng cáo cũ mà không sửa được thì Coca cola cho gỡ bỏ. Mấu chốt của vấn đề ở đây là Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) chưa thể hiện hết sứ mệnh là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, thay vì xoáy sâu vào việc sử dụng ngôn ngữ để chỉ trích về quảng cáo không phù hợp thuần phong mỹ tục, lẽ ra Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) cần làm rõ hơn vấn đề cạnh tranh không lành mạnh của Coca Cola.

Để có được dịch vụ làm biển quảng cáo tốt nhất hãy liên hệ đến Quảng Cáo TLP tại lambienquangcao.org

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết