chinhvu1989
Thành viên gắn bó 0975964955
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng của trẻ nhưng ăn dặm sẽ không còn là nỗi lo nếu mẹ áp dụng đúng cách. Đối với trẻ 6 tháng tuổi mẹ đã có thể tập cho trẻ ăn dặm. Đến tháng thứ 8 khi lợi của bé đã cứng hơn mẹ có thể bổ sung cho trẻ ăn các món finger food. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin về finger food và các món finger food cho bé ăn dặm hiệu quả dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu thông tin về finger food đối với trẻ nhỏ
Finger food là những món ăn dặm có kích thước vừa ăn, dễ ăn mà bé có thể tự cầm tay để ăn với mục đích giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống một cách chủ động và tự nhiên. Thông qua phương pháp này, trẻ có thể tự chọn cho mình món ăn yêu thích. Do vậy mà bữa ăn hằng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết và mẹ cũng không phải dành nhiều thời gian cho bé ăn. Với trẻ nhỏ các món finger food phải thỏa tiêu chí có kích thước phù hợp và thân thiện với hệ tiêu hóa của bé.
– Theo tiến sĩ William Dietz – Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Sức khỏe Toàn cầu Sumner M. Redstone tại Trường Y tế Công cộng Milken Institute, George Washington, cho biết không có quy tắc cứng nhắc nào về thời điểm trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn thô cầm tay. Tuy nhiên theo thực tế giai đoạn này thường vào khoảng tháng thứ 8 của trẻ.
– Bé có thể ngồi độc lập vững vàng là một dấu hiệu tốt cho thấy trẻ đã sẵn sàng để ăn những món finger food.
– Em bé thích thú với món ăn finger food. Vậy làm thế nào mẹ có thể biết khi nào sự quan tâm của trẻ bị kích thích? Đó là khi bé đưa tay lấy thức ăn khi bạn đang cho trẻ ăn, cầm lấy bát hoặc thìa, đưa thìa vào miệng và quấy khóc khi thấy bạn ăn (vì trẻ muốn ăn!) Là tất cả những dấu hiệu con có thể đã sẵn sàng.
– Mẹ không cần phải đợi đến lúc bé mọc răng vì những chiếc nướu nhỏ chắc khỏe hoàn toàn có khả năng nghiền nát những chất rắn mềm. Điều mẹ cần chú ý đó là chế biến món ăn phù hợp với trẻ.
Không nên yêu cầu bé tập ăn quá sớm sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn, sợ đồ ăn từ đó sẽ thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu và trở nên thấp còi.
2. Các món finger food cho bé ăn dặm hiệu quả
Thay vì đóng khung những món cháo ăn dặm ngán ngẩm, mẹ có thể đổi vị cho con bằng món mì ống thơm ngon, lạ miệng. Thêm vào đó, mì ống khi nấu chín thường rất mềm, trẻ 8 tháng chưa mọc răng vẫn ăn được dễ dàng. Mì ống có nhiều loại với kích cỡ hoàn toàn khác nhau. Mẹ nên chọn mì sợi to hoặc dẹt để con cầm nắm dễ dàng.
Bánh quy là một lựa chọn vô cùng thích hợp với trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Món ăn này vừa giúp cân bằng dưỡng chất, vừa kích thích bé tập nhai. Điều này vô cùng có lợi cho sự phát triển của con yêu.
Thay vì bỏ tiền mua bánh cho trẻ, mẹ hãy tự tay vào bếp để làm ra các mẫu bánh quy thơm ngon với hình dáng mà con yêu thích mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó mẹ còn có thể tự điều chỉnh lượng đường cũng như mùi vị( VD: thêm siro dâu, cam,…) phù hợp với trẻ.
Cho bé ăn rau củ là bài toán nan giải với nhiều mẹ. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn thích các loại thực phẩm này thì đây quả là một tin vui cho bạn. Khi đó, mẹ có thể chuẩn bị các loại rau củ nấu chín như một món finger food cho bé.Nhìn chung các loại rau đều mang lại nhiều vitamin và khoáng chất, cùng lượng chất xơ dồi dào giúp bé khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ rau quả thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ béo phì.
Khoai lang được xem là nguồn dinh dưỡng phong phú rất thích hợp cho trẻ. Theo đó, việc thường xuyên ăn loại thực phẩm này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp trẻ sáng mắt, phát triển trí não tốt hơn.
Với món ăn này, mẹ không mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Chỉ với nguyên liệu cơ bản, đây hứa hẹn sẽ là món ăn vừa tốt cho bé vừa tiết kiệm thời gian mẹ cho những ngày bận rộn đấy.
Nên chọn những loại quả mềm và dễ ăn như chuối. Chuối là một trong những loại hoa quả khá phổ biến và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Với hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu, chuối chiếm trọn “cảm tình” của các bé nhỏ, đặc biệt nhờ vào đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên mẹ có thể dùng cho trẻ 8 tháng chưa mọc răng.
Việc bổ sung chuối vào thực đơn sẽ giúp bé yêu phòng tránh được chứng táo bón, tiêu chảy hay các vấn đề về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, mẹ cũng cần thận trọng vì một số bé vẫn có thể gặp tình trạng dị ứng chuối.
3. Một số lưu ý nên biết khi cho bé ăn finger food
Lưu ý rằng những món ăn bốc hoàn toàn không thể thay thế bữa chính mà chỉ thích hợp trong thực đơn ăn nhẹ của bé để bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu.
Bên cạnh đó những món finger food mẹ nên chế biến thành dạng nhỏ, mềm, cho bé ăn dễ dàng vì giai đoạn này bé chỉ nhai thức ăn bằng lợi.
Và mẹ đừng quên vệ sinh sạch sẽ tay và ghế ăn cho bé trước khi ăn vì bé chủ yếu sẽ ăn bằng tay và thức ăn được để trực tiếp trên ghế ăn dặm của trẻ.
Tránh xa các loại thực phẩm như xúc xích, quả hạch nhân, hạt óc chó, nho, bỏng ngô, kẹo và bơ đậu phộng vì đây là những thực phẩm dễ khiến bé bị hóc.
Không nên cho muối vào những món finger food cho trẻ vì ở giai đoạn ăn nhiều muối và gia vị nói chung không tốt cho sức khỏe của bé.
Qua bài viết trên đây, hy vọng mẹ đã có thêm cho mình kiến thức trên hành trình nuôi dạy con hiệu quả.
1. Tìm hiểu thông tin về finger food đối với trẻ nhỏ
Finger food là những món ăn dặm có kích thước vừa ăn, dễ ăn mà bé có thể tự cầm tay để ăn với mục đích giúp bé phát triển kỹ năng ăn uống một cách chủ động và tự nhiên. Thông qua phương pháp này, trẻ có thể tự chọn cho mình món ăn yêu thích. Do vậy mà bữa ăn hằng ngày sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết và mẹ cũng không phải dành nhiều thời gian cho bé ăn. Với trẻ nhỏ các món finger food phải thỏa tiêu chí có kích thước phù hợp và thân thiện với hệ tiêu hóa của bé.
- Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng với finger food
– Theo tiến sĩ William Dietz – Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Sức khỏe Toàn cầu Sumner M. Redstone tại Trường Y tế Công cộng Milken Institute, George Washington, cho biết không có quy tắc cứng nhắc nào về thời điểm trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn thô cầm tay. Tuy nhiên theo thực tế giai đoạn này thường vào khoảng tháng thứ 8 của trẻ.
– Bé có thể ngồi độc lập vững vàng là một dấu hiệu tốt cho thấy trẻ đã sẵn sàng để ăn những món finger food.
– Em bé thích thú với món ăn finger food. Vậy làm thế nào mẹ có thể biết khi nào sự quan tâm của trẻ bị kích thích? Đó là khi bé đưa tay lấy thức ăn khi bạn đang cho trẻ ăn, cầm lấy bát hoặc thìa, đưa thìa vào miệng và quấy khóc khi thấy bạn ăn (vì trẻ muốn ăn!) Là tất cả những dấu hiệu con có thể đã sẵn sàng.
– Mẹ không cần phải đợi đến lúc bé mọc răng vì những chiếc nướu nhỏ chắc khỏe hoàn toàn có khả năng nghiền nát những chất rắn mềm. Điều mẹ cần chú ý đó là chế biến món ăn phù hợp với trẻ.
Không nên yêu cầu bé tập ăn quá sớm sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn, sợ đồ ăn từ đó sẽ thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu và trở nên thấp còi.
2. Các món finger food cho bé ăn dặm hiệu quả
- Mì ống (Spaghetti)
Thay vì đóng khung những món cháo ăn dặm ngán ngẩm, mẹ có thể đổi vị cho con bằng món mì ống thơm ngon, lạ miệng. Thêm vào đó, mì ống khi nấu chín thường rất mềm, trẻ 8 tháng chưa mọc răng vẫn ăn được dễ dàng. Mì ống có nhiều loại với kích cỡ hoàn toàn khác nhau. Mẹ nên chọn mì sợi to hoặc dẹt để con cầm nắm dễ dàng.
- Bánh quy
Bánh quy là một lựa chọn vô cùng thích hợp với trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Món ăn này vừa giúp cân bằng dưỡng chất, vừa kích thích bé tập nhai. Điều này vô cùng có lợi cho sự phát triển của con yêu.
Thay vì bỏ tiền mua bánh cho trẻ, mẹ hãy tự tay vào bếp để làm ra các mẫu bánh quy thơm ngon với hình dáng mà con yêu thích mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó mẹ còn có thể tự điều chỉnh lượng đường cũng như mùi vị( VD: thêm siro dâu, cam,…) phù hợp với trẻ.
- Rau củ nấu chín món finger food không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm
Cho bé ăn rau củ là bài toán nan giải với nhiều mẹ. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn thích các loại thực phẩm này thì đây quả là một tin vui cho bạn. Khi đó, mẹ có thể chuẩn bị các loại rau củ nấu chín như một món finger food cho bé.Nhìn chung các loại rau đều mang lại nhiều vitamin và khoáng chất, cùng lượng chất xơ dồi dào giúp bé khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ rau quả thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ béo phì.
- Khoai lang nướng
Khoai lang được xem là nguồn dinh dưỡng phong phú rất thích hợp cho trẻ. Theo đó, việc thường xuyên ăn loại thực phẩm này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp trẻ sáng mắt, phát triển trí não tốt hơn.
Với món ăn này, mẹ không mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Chỉ với nguyên liệu cơ bản, đây hứa hẹn sẽ là món ăn vừa tốt cho bé vừa tiết kiệm thời gian mẹ cho những ngày bận rộn đấy.
- Hoa quả tươi
Nên chọn những loại quả mềm và dễ ăn như chuối. Chuối là một trong những loại hoa quả khá phổ biến và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Với hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu, chuối chiếm trọn “cảm tình” của các bé nhỏ, đặc biệt nhờ vào đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên mẹ có thể dùng cho trẻ 8 tháng chưa mọc răng.
Việc bổ sung chuối vào thực đơn sẽ giúp bé yêu phòng tránh được chứng táo bón, tiêu chảy hay các vấn đề về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, mẹ cũng cần thận trọng vì một số bé vẫn có thể gặp tình trạng dị ứng chuối.
3. Một số lưu ý nên biết khi cho bé ăn finger food
Lưu ý rằng những món ăn bốc hoàn toàn không thể thay thế bữa chính mà chỉ thích hợp trong thực đơn ăn nhẹ của bé để bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu.
Bên cạnh đó những món finger food mẹ nên chế biến thành dạng nhỏ, mềm, cho bé ăn dễ dàng vì giai đoạn này bé chỉ nhai thức ăn bằng lợi.
Và mẹ đừng quên vệ sinh sạch sẽ tay và ghế ăn cho bé trước khi ăn vì bé chủ yếu sẽ ăn bằng tay và thức ăn được để trực tiếp trên ghế ăn dặm của trẻ.
Tránh xa các loại thực phẩm như xúc xích, quả hạch nhân, hạt óc chó, nho, bỏng ngô, kẹo và bơ đậu phộng vì đây là những thực phẩm dễ khiến bé bị hóc.
Không nên cho muối vào những món finger food cho trẻ vì ở giai đoạn ăn nhiều muối và gia vị nói chung không tốt cho sức khỏe của bé.
Qua bài viết trên đây, hy vọng mẹ đã có thêm cho mình kiến thức trên hành trình nuôi dạy con hiệu quả.