Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Đau đầu, đau nặng đầu là bệnh gì? – Phương pháp điều trị FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Đau đầu, đau nặng đầu là bệnh gì? – Phương pháp điều trị FfWzt02
 


#1

17.07.21 10:47

Nhathuocloiphucduong

Nhathuocloiphucduong

Thành viên khởi nghiệp
0966992089
Thành viên khởi nghiệp
Sức khỏe, đời sống: Đau đầu, đau nặng đầu là bệnh gì? – Phương pháp điều trị 150516c-thao-2
Triệu chứng đau đầu, đau nặng đầu không còn là vấn đề xa lạ đối với mọi người. Triệu chứng này xuất hiện phổ biến ở hầu hết tất cả mọi người, dù ở lứa tuổi nào, môi trường nào, ai cũng trải qua chứng đau đầu khó chịu này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, cả yếu tố chủ quan và khách quan. Đa số mọi người thường chủ quan về chứng đau đầu, là do thời tiết, do di chứng tai nạn, ốm đau hoặc căng thẳng, nên không đi thăm khám điều trị triệt để mà chỉ sử dụng thuốc giảm đau.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu, đau nặng đầu chẳng hạn như: viêm xoang, stress, căng thẳng, thiếu máu não, tai biến, chế độ ăn uống không tốt, phản ứng của cơ thể với môi trường tiếng ồn, không khí ô nhiễm hoặc có thể nghiêm trọng như u não hay bệnh tiểu đường.

Sức khỏe, đời sống: Đau đầu, đau nặng đầu là bệnh gì? – Phương pháp điều trị Chua-dau-dau-bang-phuong-phap-cham-cuu-327x400

I. Phân loại đau đầu, đau nặng đầu

Có rất nhiều dạng đau đầu, tùy vào từng nguyên nhân mà gây ra chứng đau đầu khác nhau. Theo thống kê cho thấy có khoảng 100 loại đau đầu khác nhau, tùy vào từng nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, phổ biến nhất chúng ta vẫn thường gặp các loại đau đầu sau:

1. Đau đầu do thần kinh căng thẳng, stress

Loại chứng đau đầu này chúng ta thường cảm thấy khó chịu và đau nhức vùng trán, hai bên thái dương và xoang. Chứng đau đầu này hiện nay có xu hướng gia tăng, do áp lực từ công việc, cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Triệu chứng này khiến bệnh nhân cảm thấy đầu đau nhức, nặng đầu âm ỉ cả ngày.

Sức khỏe, đời sống: Đau đầu, đau nặng đầu là bệnh gì? – Phương pháp điều trị Photo-2-1488285261363-1515643958116-407x400

 

2. Đau nửa đầu

Bệnh lý này gây ra cơn đau ở 1 bên đầu hoặc ở mọi vị trí trên đầu, không giới hạn ở 1 vị trí cụ thể. Dạng đau đầu này không nguy hiểm, nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh thường hay nhầm lẫn dạng đau đầu này với đau đầu do căng thẳng stress. Các triệu chứng để nhận biết như: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi không vững, nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như âm thanh ánh sáng,...

3. Đau đầu theo từng thời điểm trong ngày

Dạng đau đầu này chỉ xuất hiện vào một số thời điểm trong ngày, không diễn ra thường xuyên. Dạng này thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt những người có hút thuốc và sử dụng rượu bia. 

4. Đau đầu kinh niên, kéo dài nhiều ngày

Đây là một dạng đau đầu mãn tính, kéo dài âm ỉ nhiều ngày thậm chí cả tháng. Gây ra tình trạng người bệnh cảm thấy đau dạ dày, thiếu ngủ, lo lắng và thậm chí là trầm cảm. Dạng đau đầu này thường liên quan đến các bệnh lý như: trầm cảm, rối loạn não, rối loạn thần kinh não, rối loạn thần kinh thực vật...Loại chứng này thường khó có thể phát hiện khi thăm khám, không có dấu hiệu bất thường gì ảnh hưởng, nên khó khăn trong việc chuẩn đoán cũng như điều trị.

5. Đau đầu do rối loạn tiền đình

Khi gặp các triệu chứng như cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bệnh này thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trung bình từ 55 tuổi trở lên. Nguyên nhân là do thoái hóa, xơ cứng xương,..dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình. 

6. Đau đầu do những yếu tố môi trường bên ngoài tác động

Ngoài những yếu tố đau đầu trên, yếu tố từ môi trường sống của chúng ta cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra chứng đau đầu. Nguyên nhân là do môi trường sống ô nhiễm, chế độ ăn uống không lành mạnh, sống xung quanh khu vực khói bụi, và tiếng ồn. Chứng bệnh này không nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, lâu dài sinh ra thêm các bệnh liên quan đến thần kinh.

II. Nguyên nhân đau đầu, đau nặng đầu

Số người mắc chứng đau đầu, đau nặng đầu hiện nay gia tăng rất nhiều. Bắt nguồn từ việc người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau, dẫn đến tình trạng và mức độ nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân dẫn đến đau đầu, đau nặng đầu như:

  • Căng thẳng, stress, áp lực do công việc, cuộc sống gia đình, và các mối quan hệ.
  • Do chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không đầy đủ
  • Do lạm dụng thuốc
  • Do sử dụng rượu bia và hút thuốc
  • Do rối loạn chức năng
  • Do thiếu máu,các bệnh về tim mạch và bệnh thần kinh
  • Do hệ tiêu hóa, thiếu máu, rối loạn nội tiết
  • Và do các bệnh về răng hàm mặt, xương khớp,cột sống và não sọ
  • Do rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật

III. Triệu chứng

Mỗi loại đau đầu đi kèm với những triệu chứng khác nhau và cụ thể. Một vài triệu chứng điển hình như: đau nhói, đau âm ỉ, đau dữ dội, đôi khi đau theo từng cơn, hoặc thậm chí là đau kéo dài nhiều ngày.

Sức khỏe, đời sống: Đau đầu, đau nặng đầu là bệnh gì? – Phương pháp điều trị 328c974ac70a2e54771b-601x400


  • Đau đầu theo từng cơn


Cơn đau xuất hiện theo từng cơn, kéo dài khoảng 5 phút. Mức độ đau tăng dần, có khi đau nhói, khi đau âm ỉ hoặc thậm chí là đau đớn. Dạng đau đầu này có các triệu chứng như: đau cổ, đau vai gáy, thiếu ngủ, thần kinh căng thẳng, stress, đau nhức vùng trán và thái dương,...

  • Đau nửa đầu


Cơn đau chỉ xuất hiện 1 bên nửa đầu, có khi ở những vị trí không xác định. Cơn đau khiến cho người bệnh đau đớn, đau dữ dội. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi nghe thấy tiếng ồn, choáng váng, chóng mặt khi tiếp xúc ánh sáng đột ngột. Tình trạng này diễn ra nhiều ngày, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Có khi người bệnh còn cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn mửa, nhìn mọi thứ không được rõ nét, sổ mũi.

  • Đau đầu kéo dài


Dạng đau đầu này kéo dài nhiều ngày, những cơn đau buốt và nóng rát dai dẳng không có dấu hiệu thuyên giảm. Thường xuất hiện ở các vị trí cụ thể như nửa đầu trái hoặc phải, vai gáy, 1 bên thái dương và xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ ở những vị trí này.

  • Đau đầu do rối loạn tiền đình


Rối loạn tiền đình là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu. Những người mắc chứng rối loạn tiền đình thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, không có khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển hay thay đổi tư thế. Người bệnh có thể cảm nhận rõ triệu chứng này khi thay đổi từ tư thế nghỉ chuyển sang tư thế vận động.

IV. Tác hại

Dù là dạng đau đầu nào thì sau thời gian dài cũng ảnh hưởng đến não bộ và thần kinh người bệnh. Gây tổn thương nghiêm trọng đến mạch máu và tế bào thần kinh và có nguy cơ phá vỡ cấu trúc của não. Tùy từng mức độ đau đầu trong thời gian liên tục sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải những bệnh lý nguy hiểm như: trầm cảm, rối loạn hoặc mất trí nhớ, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ não đe dọa đến tính mạng, hoặc có thể dẫn đến liệt nửa người bệnh.
Mặc dù biết mức độ nguy hiểm của những chứng này, nhưng hầu hết mọi người không xác định được cơn đau đầu xuất phát từ nguyên nhân gì, nên không đưa ra được phương pháp điều trị triệt để. Chính vì thế, mọi người thường lạm dụng quá đà thuốc giảm đau, thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời. Về lâu và dài sẽ gây tổn thương mạch máu và thần kinh não hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

V. Phòng ngừa

Để giảm được các chứng đau đầu, đau nặng đầu và những bệnh lý liên quan đến đau đầu, chúng ta nên đi thăm khám định kỳ. Theo dõi tình hình sức khỏe khi có những triệu chứng bất thường cần xác định nguyên nhân và bệnh lý liên quan. Để đưa ra phương pháp điều trị triệt để.
Chúng ta cần có chế độ ăn uống sinh hoạt đủ chất và lành mạnh như: uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, bổ sung các vitamin có ích cho máu. Tránh sử dụng chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga,.. khi thần kinh căng thẳng và stress. Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ, lo âu, mệt mỏi trong thời gian dài. Nên dành thời gian tập luyện thể dục đều đặn, để nâng cao sức đề kháng, sản sinh hooc-mon có lợi cho phòng chống virus và các kháng thể có hại.

VI. Điều trị

Xác định được nguyên nhân gây ra chứng đau đầu, chúng ta nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng thuốc tự ý, không sử dụng những loại thuốc mua tại quầy thuốc theo những triệu chứng mà người bệnh đang mắc, giảm nguy cơ chờn thuốc khó điều trị và những thành phần phụ phản tác dụng của thuốc.
Tuy nhiên, những chứng đau đầu, đau nặng đầu không thường xuyên, không nguy hiểm. Chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp để giảm cơn đau đầu bằng cách:

  • Cho cơ thể được nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ căng thẳng và lo lắng quá mức.
  • Dùng đá để chườm khi sốt cao, xoa bóp massage cơ thể.
  • Dùng phương pháp bấm huyệt, châm cứu để giúp lưu thông mạch máu và đường huyệt.

Do đó, những phương pháp trên chỉ là tạm thời để giảm cơn đau của người bệnh. Chúng ta nên đi thăm khám để tìm nguyên nhân và các bệnh lý liên quan để chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên từ thiên nhiên. Giúp kích thích não bộ phát triển, giảm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Giúp cơ thể tỉnh táo, giảm căng thẳng, stress, hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, thần kinh của não bộ. 
Tất cả những thông tin trên chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc về nguyên nhân, dấu hiệu, phân loại, tác hại và phương pháp điều trị chứng đau đầu, đau nặng đầu. Ngoài ra, đau đầu cũng là một trong số triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên cơ thể rất khó chịu và đau đầu nhiều hơn.
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089 – 0977.890.845
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com
Có thể bạn quan tâm:

  • Đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Phương pháp điều trị
  • Tức ngực khó thở là bệnh gì? Phương pháp điều trị
  • Lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì? Lợi Phúc Đường
  • Chân tay tê bì là bệnh gì? Phương pháp điều trị


Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết