chinhvu1989
Thành viên gắn bó 0975964955
Khi bé yêu bước sang tháng tuổi thứ 6, mẹ hãy cho tập cho trẻ ăn dặm, lúc này trẻ sẽ được làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Những nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ cho bé làm quen với ăn dặm thật dễ dàng? Mẹ cùng theo dõi bài viết này ngay nhé!
1. Những nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm, mẹ nên có những chuyển biến nhẹ nhàng để bé dần thích nghi. Khoàng 1 – 2 tuần đầu tiên của tháng tuổi thứ 6, mẹ chỉ nên cho bé làm quen với đồ ăn dặm 1 bữa/ ngày. Dần dần khi bé đã thử và quen với dạng cấu trúc món ăn mới, mẹ có thể tặng dần số bữa ăn dặm lên 2 -3 bữa/ ngày.
Với thời gian cho trẻ tập ăn dặm, đồ ăn dặm chỉ mang tính chất giới thiệu, giúp bé làm quen. Vậy nên nguồn dinh dưỡng chính trong gian đoạn bé tập ăn dặm vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức các mẹ nhé.
Linh hoạt thay đổi thực phẩm và trang trí món ăn bắt mắt cũng là cách kích thích trẻ tò mò, hào hứng mỗi khi tới giờ ăn. Nhờ vậy mà bé thích thú và dễ tiếp cận với chế độ ăn dặm hết sức mới mẻ và lạ lẫm này.
Trước khi bé bước vào chế độ ăn dặm, mẹ nên xây dựng chi tiết lịch trình cụ thể cùng với thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khoa học và đủ chất:
Lúc đầu, bé chỉ nên được tập làm quen với món ăn nấu từ gạo như bột, cháo loãng…
Tì lệ nấu gạo và nước mẹ nên tham khảo là 1:10.
Tiếp đến là các món ăn dặm như rau củ, hoa quả nghiền nhuyễn để bé được cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất.
Khi bé đã làm quen với nhóm thực phẩm từ tinh bột, rau củ, trái cây… mẹ bắt đầu mới tập dần cho con ăn nhóm thực phẩm chứa đạm như thịt, cá, cua, tôm, trứng…
Mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng bé khi bé tập ăn dặm. Tạo tâm lý thoải mái trong bữa ăn để bé ăn theo nhu cầu, từ ít đến nhiều. Nhờ vậy, mẹ có thể biết được sở thích của con cũng như cách cải thiện các món ăn sao cho bé ăn ngon miệng hơn.
Việc thúc ép, dọa nạt để bắt trẻ ăn sẽ gây tâm lý căng thẳng và sợ hãi cho trẻ khi thấy đồ ăn, kéo dài tình rạng này bé có thể trở nên sợ ăn hoặc biếng ăn hơn.
Việc mẹ nêm gia vị như đường, mắm, muối… vào món ăn dặm cho bé 6 tháng đến dưới 1 tuổi có nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé như gây rối loạn vị giác, ảnh hưởng tới chức năng gan và thận… Theo như khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên nêm chút gia vị để kích thích vị giác cho trẻ trên 1 tuổi với mức tối đa là 2,3 gr muối/ ngày.
2. Một số món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Một số món ăn dưới đây mẹ có thể áp dụng cho thực đơn ăn dặm của bé thêm đa dạng và đủ chất nhé.
Nguyên liệu: gạo, hạt sen
Cách làm:
Gạo vo sạch, ngâm với nước cho nở và ninh nhanh mềm.
Hạt sen bỏ tâm, luộc chín mềm rồi đem hạt sen nghiền nhuyễn.
Lấy nước luộc sen ninh cùng với gạo theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước.
Sau khi cháo chín mềm, thêm sen đã nghiên nhuyễn vào nồi, khuấy đều tay.
Cháo sôi, tắt bếp. Mẹ có thể rây lại hỗn hợp cháo 1 lần nữa cho thật mịn rồi bày ra tô cho bé thưởng thức nhé.
Nguyên liệu: Khoai lang, nước
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, nạo vỏ rồi ngâm qua nước cho bớt nhựa.
Cắt khoai lang thành từng khoanh nhỏ rối hấp chín.
Khoai chín đem nghỉn nhuyễn rồi rây cho thật mịn.
Thêm chút nước vào hỗ hợp khoai vừa nghiền, đun trên lửa nhỏ cho đến khi khoai mềm và sánh thì tắt bếp.
Nguyên liệu: bí đỏ, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách làm:
Mẹ chuẩn bị khoảng 20gr bí đỏ, gọt vọt, rửa sạch rồi đem bí đỏ hấp chín. Sau đó, nghiền nhuyễn bí đỏ và rây lại cho thật mịn.
Cho khoảng 60 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức vào bí đỏ vừa nghiền.
Nếu dùng sữa mẹ, đun hỗn hợp trên bếp đến khi sôi là mẹ đa hoàn thành xong món súp bí đỏ giàu dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm rồi.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ cùng bé bước vào giai đoạn ăn dặm thật dễ dàng và đủ chất. Chúc các bé yêu luôn ngon miệng, phát triển tốt!
1. Những nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
- Để bé làm quen với đồ ăn dặm thật tự nhiên
Bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm, mẹ nên có những chuyển biến nhẹ nhàng để bé dần thích nghi. Khoàng 1 – 2 tuần đầu tiên của tháng tuổi thứ 6, mẹ chỉ nên cho bé làm quen với đồ ăn dặm 1 bữa/ ngày. Dần dần khi bé đã thử và quen với dạng cấu trúc món ăn mới, mẹ có thể tặng dần số bữa ăn dặm lên 2 -3 bữa/ ngày.
Với thời gian cho trẻ tập ăn dặm, đồ ăn dặm chỉ mang tính chất giới thiệu, giúp bé làm quen. Vậy nên nguồn dinh dưỡng chính trong gian đoạn bé tập ăn dặm vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức các mẹ nhé.
Linh hoạt thay đổi thực phẩm và trang trí món ăn bắt mắt cũng là cách kích thích trẻ tò mò, hào hứng mỗi khi tới giờ ăn. Nhờ vậy mà bé thích thú và dễ tiếp cận với chế độ ăn dặm hết sức mới mẻ và lạ lẫm này.
- Những lưu ý để xây dựng thực đơn ăn dặm chó bé 6 tháng khoa học và đủ chất
Trước khi bé bước vào chế độ ăn dặm, mẹ nên xây dựng chi tiết lịch trình cụ thể cùng với thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khoa học và đủ chất:
Lúc đầu, bé chỉ nên được tập làm quen với món ăn nấu từ gạo như bột, cháo loãng…
Tì lệ nấu gạo và nước mẹ nên tham khảo là 1:10.
Tiếp đến là các món ăn dặm như rau củ, hoa quả nghiền nhuyễn để bé được cung cấp đa dạng vitamin và khoáng chất.
Khi bé đã làm quen với nhóm thực phẩm từ tinh bột, rau củ, trái cây… mẹ bắt đầu mới tập dần cho con ăn nhóm thực phẩm chứa đạm như thịt, cá, cua, tôm, trứng…
- Không nên gây áp lực tâm lý cho trẻ khí bé chưa hợp tác với món ăn dặm
Mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng bé khi bé tập ăn dặm. Tạo tâm lý thoải mái trong bữa ăn để bé ăn theo nhu cầu, từ ít đến nhiều. Nhờ vậy, mẹ có thể biết được sở thích của con cũng như cách cải thiện các món ăn sao cho bé ăn ngon miệng hơn.
Việc thúc ép, dọa nạt để bắt trẻ ăn sẽ gây tâm lý căng thẳng và sợ hãi cho trẻ khi thấy đồ ăn, kéo dài tình rạng này bé có thể trở nên sợ ăn hoặc biếng ăn hơn.
- Tuyệt đối không nêm gia vị vào món ăn dặm cho bé 6 tháng
Việc mẹ nêm gia vị như đường, mắm, muối… vào món ăn dặm cho bé 6 tháng đến dưới 1 tuổi có nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé như gây rối loạn vị giác, ảnh hưởng tới chức năng gan và thận… Theo như khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên nêm chút gia vị để kích thích vị giác cho trẻ trên 1 tuổi với mức tối đa là 2,3 gr muối/ ngày.
2. Một số món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Một số món ăn dưới đây mẹ có thể áp dụng cho thực đơn ăn dặm của bé thêm đa dạng và đủ chất nhé.
- Cháo trắng và hạt sen
Nguyên liệu: gạo, hạt sen
Cách làm:
Gạo vo sạch, ngâm với nước cho nở và ninh nhanh mềm.
Hạt sen bỏ tâm, luộc chín mềm rồi đem hạt sen nghiền nhuyễn.
Lấy nước luộc sen ninh cùng với gạo theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước.
Sau khi cháo chín mềm, thêm sen đã nghiên nhuyễn vào nồi, khuấy đều tay.
Cháo sôi, tắt bếp. Mẹ có thể rây lại hỗn hợp cháo 1 lần nữa cho thật mịn rồi bày ra tô cho bé thưởng thức nhé.
- Khoang lang nghiền
Nguyên liệu: Khoai lang, nước
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, nạo vỏ rồi ngâm qua nước cho bớt nhựa.
Cắt khoai lang thành từng khoanh nhỏ rối hấp chín.
Khoai chín đem nghỉn nhuyễn rồi rây cho thật mịn.
Thêm chút nước vào hỗ hợp khoai vừa nghiền, đun trên lửa nhỏ cho đến khi khoai mềm và sánh thì tắt bếp.
- Súp sữa bí đỏ
Nguyên liệu: bí đỏ, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách làm:
Mẹ chuẩn bị khoảng 20gr bí đỏ, gọt vọt, rửa sạch rồi đem bí đỏ hấp chín. Sau đó, nghiền nhuyễn bí đỏ và rây lại cho thật mịn.
Cho khoảng 60 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức vào bí đỏ vừa nghiền.
Nếu dùng sữa mẹ, đun hỗn hợp trên bếp đến khi sôi là mẹ đa hoàn thành xong món súp bí đỏ giàu dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm rồi.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ cùng bé bước vào giai đoạn ăn dặm thật dễ dàng và đủ chất. Chúc các bé yêu luôn ngon miệng, phát triển tốt!