chinhvu1989
Thành viên gắn bó 0975964955
Mẹ hãy cùng tham khảo bài viết này để tìm ra nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng cũng như cách khắc phục hiệu quả nhé!
1. Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng mẹ cần nắm được
Mẹ cần nắm được một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng để có cách phòng tránh và khắc phục sớm như:
Khi cơ thể người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung – là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp hợp trẻ sinh non và bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn bé. Mặc dù trẻ sinh đủ tháng nhưng cân nặng cũng chỉ dưới 2,5 kg. Ngoài ra, các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
Ở 2 năm đầu đời, nếu trẻ nhỏ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi, giun sán… tái đi tái lại nhiều lần thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao trong những năm sau mà còn có nguy cơ suy dinh dưỡng rất lớn.
Khi mẹ cai sữa sớm và cho con ăn dặm để bé cứng cáp hơn là một quan điểm sai lầm nếu như mẹ tập cho bé ăn dặm không đúng cách. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm mà lại bổ sung dinh dưỡng quá ít, không khoa học nên khiến cơ thể bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Hoặc cũng có thể do tâm lý căng thẳng trong khi ăn dẫn đến trẻ biếng ăn chán ăn, chậm lớn.
Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn xuất phát từ các nguyên nhân như yếu tố di truyền, chế biến thực phẩm không đúng khẩu vị, trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…)
2. Những biện pháp cải thieenjtinhf trạng trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ
Nhận ra những nguyên nhân, bố mẹ cần nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao sức khỏe và đảm bảo sự phát triển tối ưu cho bé. Dưới đây là 1 số phương pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ hiệu quả:
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và giúp bé khỏe mạnh, chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Bố mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ chín tái.
Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi nhưng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), không kiêng khem, và cứ duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu sữa mẹ không đủ, có thể tìm chọn loại sữa thay thế phù hợp. Ngoài ra, nên tăng dần lượng protein và calo trong bữa ăn hằng ngày cho bé con nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng.
Ngoài ra, với các bé trên 1 tuổi, muốn phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ có thể kết hợp bổ sung cho con sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần thảo dược lành tính như: hồng sâm, thảo quả,… kết hợp bổ sung các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin D3, canxi, lysine… giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho bé. Đặc biệt, mẹ cũng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dùng cho bé.
Việc thiết lập và theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho con hàng tháng sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có để can thiệp sớm nhất có thể.
Điều trị triệt để các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bé bị bệnh.
Dầu mỡ cung cấp năng lượng dồi dào, gấp đôi chất bột và chất đạm nên việc bổ sung dầu mỡ cho bé là điều cần thiết.
Thay vì một ngày cho bé ăn 3 bữa thì mẹ cũng có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa. Trong bữa chính, nếu trẻ ăn quá ít thì mẹ có thể cho trẻ uống nửa ly sữa, ăn sữa chua hay nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.
Dựa vào những nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng trên đây, chúng ta có thể đưa ra được những phương pháp điều trị hiệu quả giúp trẻ phát triển tốt, tăng cân nhanh chóng hơn. Chúc mẹ luôn chăm bé mau lớn và khỏe mạnh!
1. Những nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng mẹ cần nắm được
Mẹ cần nắm được một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng để có cách phòng tránh và khắc phục sớm như:
- Do trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ
Trẻ sinh non, thiếu sữa mẹ gây suy dinh dưỡng
Khi cơ thể người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung – là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp hợp trẻ sinh non và bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn bé. Mặc dù trẻ sinh đủ tháng nhưng cân nặng cũng chỉ dưới 2,5 kg. Ngoài ra, các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Trẻ nhỏ bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng
Ở 2 năm đầu đời, nếu trẻ nhỏ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi, giun sán… tái đi tái lại nhiều lần thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao trong những năm sau mà còn có nguy cơ suy dinh dưỡng rất lớn.
- Cho bé ăn dặm không đúng cách
Khi mẹ cai sữa sớm và cho con ăn dặm để bé cứng cáp hơn là một quan điểm sai lầm nếu như mẹ tập cho bé ăn dặm không đúng cách. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm mà lại bổ sung dinh dưỡng quá ít, không khoa học nên khiến cơ thể bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Hoặc cũng có thể do tâm lý căng thẳng trong khi ăn dẫn đến trẻ biếng ăn chán ăn, chậm lớn.
- Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn xuất phát từ các nguyên nhân như yếu tố di truyền, chế biến thực phẩm không đúng khẩu vị, trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…)
2. Những biện pháp cải thieenjtinhf trạng trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ
Nhận ra những nguyên nhân, bố mẹ cần nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao sức khỏe và đảm bảo sự phát triển tối ưu cho bé. Dưới đây là 1 số phương pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ hiệu quả:
- Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu:
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và giúp bé khỏe mạnh, chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Cho trẻ bú sữa mẹ
- Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Bố mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ chín tái.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bằng bữa ăn hợp lý:
Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi nhưng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), không kiêng khem, và cứ duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu sữa mẹ không đủ, có thể tìm chọn loại sữa thay thế phù hợp. Ngoài ra, nên tăng dần lượng protein và calo trong bữa ăn hằng ngày cho bé con nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng.
Ngoài ra, với các bé trên 1 tuổi, muốn phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ có thể kết hợp bổ sung cho con sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần thảo dược lành tính như: hồng sâm, thảo quả,… kết hợp bổ sung các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin D3, canxi, lysine… giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho bé. Đặc biệt, mẹ cũng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dùng cho bé.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho bé hàng tháng:
Việc thiết lập và theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho con hàng tháng sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có để can thiệp sớm nhất có thể.
- Phòng ngừa và trị bệnh:
Điều trị triệt để các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh mà cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bé bị bệnh.
- Thêm dầu mỡ vào chế độ ăn của bé
Dầu mỡ cung cấp năng lượng dồi dào, gấp đôi chất bột và chất đạm nên việc bổ sung dầu mỡ cho bé là điều cần thiết.
Bổ sung dầu mỡ vào bữa ăn hằng ngày của trẻ suy dinh dưỡng
- Chia thành nhiều bữa cho bé:
Thay vì một ngày cho bé ăn 3 bữa thì mẹ cũng có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa. Trong bữa chính, nếu trẻ ăn quá ít thì mẹ có thể cho trẻ uống nửa ly sữa, ăn sữa chua hay nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.
Dựa vào những nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng trên đây, chúng ta có thể đưa ra được những phương pháp điều trị hiệu quả giúp trẻ phát triển tốt, tăng cân nhanh chóng hơn. Chúc mẹ luôn chăm bé mau lớn và khỏe mạnh!