huutien195
Thành viên gắn bó 0962877118
Sau khi Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, ngành Văn hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động làm biển quảng cáo.
Đến nay, Luật Quảng cáo đã thực sự đi vào đời sống của người dân với sự tích cực của các cơ quan chức năng và sự đồng thuận, chấp hành những quy định nhà nước của các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động quảng cáo.
* Những chuyển biến tích cực
Theo Sở VH-TTDL, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trung bình mỗi năm, Sở tiếp nhận gần 1 ngàn hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo, với hàng trăm bảng quảng cáo tấm lớn, nhỏ và băng-rôn, đoàn người quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và các huyện: Trảng Bom, Long Thành, Thống Nhất…
TS Nguyễn Hồng Ân, Phó giám đốc Sở VH-TTDL cho biết, từ khi Luật Quảng cáo ra đời, các hoạt động quảng cáo đã được ngành Văn hóa nhanh chóng triển khai đến 11 huyện, thành phố, phổ biến và tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, đến tận các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh. Nhờ vậy, các hoạt động quảng cáo có chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng diễn ra thường xuyên nhằm chấn chỉnh kịp thời tình trạng quảng cáo, nhất là hoạt động treo, gắn bảng hiệu, dán vẽ trên cột điện, trụ điện gây mất mỹ quan đô thị.
Hiện nay, ngành Văn hóa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh; đồng thời, triển khai cung cấp dịch vụ công mức độ 4 tỷ lệ hồ sơ trực tuyến 100% và thực hiện hoàn toàn thủ tục hành chính (đã được đăng ký) trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành thực hiện tờ gấp, văn bản hướng dẫn tổ chức và cá nhân tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong việc thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn…
Ngoài kiểm tra băng-rôn, màn hình điện tử, pa-nô quảng cáo tấm lớn trên các tuyến đường, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng tăng cường hoạt động kiểm tra hành vi phát tờ rơi, dán, vẽ quảng cáo trên các cột điện, trụ điện. Tại TP.Biên Hòa, nhiều phường làm tốt công tác này như: Bửu Long, Thanh Bình, Hòa Bình… thường xuyên ra quân xóa quảng cáo, tuyên truyền trên các bản tin đài truyền thanh, đồng thời vận động người dân các khu phố thực hiện nghiêm quy định.
Bí thư Chi bộ KP.2, P.Thanh Bình (TP.Biên Hòa) Nguyễn Văn Hải cho hay: “Với hoạt động quảng cáo tờ rơi, rao vặt, vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, khu phố phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh đi kiểm tra, nhắc nhở người dân không được tùy tiện treo, dán băng-rôn, tờ rơi quảng cáo. Các đội tháo gỡ, xóa quảng cáo rao vặt của khu phố được thành lập, hoạt động liên tục, đảm bảo mỹ quan đô thị. Bởi vậy, nhiều năm nay các tuyến đường trên địa bàn khu phố đi vào nề nếp, quy củ hơn, giảm thiểu rác quảng cáo”.
* Đẩy mạnh tuyên truyền…
Mặc dù hoạt động quảng cáo bước đầu có những chuyển biến tích cực nhưng việc thực hiện vẫn còn một số hạn chế và khó khăn. Trong đó, vẫn còn nhiều bảng quảng cáo, biển hiệu không đúng quy chuẩn về kích thước, vị trí treo ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Một số tổ chức, cá nhân khi thực hiện quảng cáo (trên băng-rôn, bảng quảng cáo, tổ chức đoàn người quảng cáo...) không thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Không tự tháo dỡ nội dung quảng cáo khi hết hạn thông báo; quảng cáo có sử dụng âm thanh lớn...
Cũng theo Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân, trước đây theo pháp lệnh quảng cáo có thu phí cho cấp phép nhưng từ khi có luật thì các doanh nghiệp không phải đóng lệ phí. Về mặt con người, văn phòng phẩm không giảm nhưng không thu phí nên cũng có phần khó khăn đối với cơ quan quản lý nhà nước. “Hoạt động quảng cáo “thoáng” ra nhưng lại “siết” vào ở khâu hậu kiểm, mà khâu này lực lượng mỏng nên các hoạt động quảng cáo tờ rơi, quảng cáo không phép, sai nội dung vẫn còn diễn ra” - Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân nói.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quảng cáo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm và khắc phục những tồn tại, từng bước đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân cho biết, ngành Văn hóa đang có kế hoạch tham mưu tiếp cho UBND tỉnh để điều chỉnh quy định quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Bởi lộ trình đến năm 2025 đã hết, nên ngành sẽ tiếp tục tham mưu lộ trình từ năm 2025-2030, định hướng đến năm 2035. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc tham mưu đang bị chậm.
“Chúng tôi hy vọng quy định về quảng cáo trong lộ trình mới sẽ có những ứng dụng về khoa học công nghệ, có những thiết kế mẫu quảng cáo hiện đại, phù hợp với xu thế hiện nay. Điều này cũng sẽ góp phần chỉnh trang đô thị ở TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và một số thị trấn trên địa bàn các huyện. Một khi có quy hoạch ổn định, các cá nhân và đơn vị sẽ thực hiện theo quy hoạch, tình trạng nhếch nhác quảng cáo sẽ được khắc phục, bộ mặt đô thị trong tương lai ngày càng đẹp và hiện đại hơn” - Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân nhấn mạnh.
Đến nay, Luật Quảng cáo đã thực sự đi vào đời sống của người dân với sự tích cực của các cơ quan chức năng và sự đồng thuận, chấp hành những quy định nhà nước của các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động quảng cáo.
* Những chuyển biến tích cực
Theo Sở VH-TTDL, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trung bình mỗi năm, Sở tiếp nhận gần 1 ngàn hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo, với hàng trăm bảng quảng cáo tấm lớn, nhỏ và băng-rôn, đoàn người quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và các huyện: Trảng Bom, Long Thành, Thống Nhất…
TS Nguyễn Hồng Ân, Phó giám đốc Sở VH-TTDL cho biết, từ khi Luật Quảng cáo ra đời, các hoạt động quảng cáo đã được ngành Văn hóa nhanh chóng triển khai đến 11 huyện, thành phố, phổ biến và tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, đến tận các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh. Nhờ vậy, các hoạt động quảng cáo có chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng diễn ra thường xuyên nhằm chấn chỉnh kịp thời tình trạng quảng cáo, nhất là hoạt động treo, gắn bảng hiệu, dán vẽ trên cột điện, trụ điện gây mất mỹ quan đô thị.
Hiện nay, ngành Văn hóa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh; đồng thời, triển khai cung cấp dịch vụ công mức độ 4 tỷ lệ hồ sơ trực tuyến 100% và thực hiện hoàn toàn thủ tục hành chính (đã được đăng ký) trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành thực hiện tờ gấp, văn bản hướng dẫn tổ chức và cá nhân tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong việc thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn…
Ngoài kiểm tra băng-rôn, màn hình điện tử, pa-nô quảng cáo tấm lớn trên các tuyến đường, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng tăng cường hoạt động kiểm tra hành vi phát tờ rơi, dán, vẽ quảng cáo trên các cột điện, trụ điện. Tại TP.Biên Hòa, nhiều phường làm tốt công tác này như: Bửu Long, Thanh Bình, Hòa Bình… thường xuyên ra quân xóa quảng cáo, tuyên truyền trên các bản tin đài truyền thanh, đồng thời vận động người dân các khu phố thực hiện nghiêm quy định.
Bí thư Chi bộ KP.2, P.Thanh Bình (TP.Biên Hòa) Nguyễn Văn Hải cho hay: “Với hoạt động quảng cáo tờ rơi, rao vặt, vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, khu phố phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh đi kiểm tra, nhắc nhở người dân không được tùy tiện treo, dán băng-rôn, tờ rơi quảng cáo. Các đội tháo gỡ, xóa quảng cáo rao vặt của khu phố được thành lập, hoạt động liên tục, đảm bảo mỹ quan đô thị. Bởi vậy, nhiều năm nay các tuyến đường trên địa bàn khu phố đi vào nề nếp, quy củ hơn, giảm thiểu rác quảng cáo”.
* Đẩy mạnh tuyên truyền…
Mặc dù hoạt động quảng cáo bước đầu có những chuyển biến tích cực nhưng việc thực hiện vẫn còn một số hạn chế và khó khăn. Trong đó, vẫn còn nhiều bảng quảng cáo, biển hiệu không đúng quy chuẩn về kích thước, vị trí treo ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Một số tổ chức, cá nhân khi thực hiện quảng cáo (trên băng-rôn, bảng quảng cáo, tổ chức đoàn người quảng cáo...) không thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Không tự tháo dỡ nội dung quảng cáo khi hết hạn thông báo; quảng cáo có sử dụng âm thanh lớn...
Cũng theo Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân, trước đây theo pháp lệnh quảng cáo có thu phí cho cấp phép nhưng từ khi có luật thì các doanh nghiệp không phải đóng lệ phí. Về mặt con người, văn phòng phẩm không giảm nhưng không thu phí nên cũng có phần khó khăn đối với cơ quan quản lý nhà nước. “Hoạt động quảng cáo “thoáng” ra nhưng lại “siết” vào ở khâu hậu kiểm, mà khâu này lực lượng mỏng nên các hoạt động quảng cáo tờ rơi, quảng cáo không phép, sai nội dung vẫn còn diễn ra” - Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân nói.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quảng cáo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm và khắc phục những tồn tại, từng bước đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân cho biết, ngành Văn hóa đang có kế hoạch tham mưu tiếp cho UBND tỉnh để điều chỉnh quy định quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Bởi lộ trình đến năm 2025 đã hết, nên ngành sẽ tiếp tục tham mưu lộ trình từ năm 2025-2030, định hướng đến năm 2035. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc tham mưu đang bị chậm.
“Chúng tôi hy vọng quy định về quảng cáo trong lộ trình mới sẽ có những ứng dụng về khoa học công nghệ, có những thiết kế mẫu quảng cáo hiện đại, phù hợp với xu thế hiện nay. Điều này cũng sẽ góp phần chỉnh trang đô thị ở TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và một số thị trấn trên địa bàn các huyện. Một khi có quy hoạch ổn định, các cá nhân và đơn vị sẽ thực hiện theo quy hoạch, tình trạng nhếch nhác quảng cáo sẽ được khắc phục, bộ mặt đô thị trong tương lai ngày càng đẹp và hiện đại hơn” - Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Hồng Ân nhấn mạnh.
Ly Na