Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Tư vấn: Xơ gan cổ trướng có lây không? FfWzt02
Diễn đàn rao vặt Tuổi trẻ
Sức khỏe, đời sống: Tư vấn: Xơ gan cổ trướng có lây không? FfWzt02
 


#1

15.09.16 10:14

avatar

tazza

Thành viên gắn bó
012345678900
Thành viên gắn bó
Chào BS! Bố tôi năm nay 75 tuổi bị xơ gan cổ trướng, cho tôi hỏi xơ gan cổ trướng có lây không và cách chăm sóc người bệnh như thế nào? Cảm ơn BS!
Sức khỏe, đời sống: Tư vấn: Xơ gan cổ trướng có lây không? 817070
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của chúng tôi, về câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau.
Xơ gan là giai đoạn cuối của các bệnh viêm gan mạn tính. Tức là trước khi bị xơ gan người bệnh thường mắc phải các bệnh viêm gan A, B, C do không được phát hiện điều trị kịp thời để lại hậu quả là các mô gan, tế bào gan lúc đầu bị viêm sau bị xơ hóa, thay đổi về mặt cấu trúc, rồi làm suy giảm về chức năng gan.
Khi ở giai đoạn cổ trướng tức là bệnh đã phát triển nặng, các tế bào gan bị xơ hóa nhiều, những tế bào gan chưa bị tổn thương không còn bù trừ được cho những tế bào gan đã bị hư hại, vì thế người ta còn gọi xơ gan cổ trướng là xơ gan mất bù. Do chức năng gan bị suy giảm nên người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, ngứa nhiều, đau tức hạ sườn phải, phù chân, và đặc biệt bụng bị trướng nặng. Biến chứng của xơ gan cổ trướng rất nặng nề như ung thư gan rồi dẫn đến tử vong
Bạn thắc mắc không biết xơ gan cổ trướng có lây không, câu trả lời là xơ gan cổ trướng không lây từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên nếu bố bạn mắc xơ gan và cả virus viêm gan thì có thể lây viêm gan sang người thân trong gia đình qua đường máu. Vì vậy, cần phòng tránh người trong gia định mắc bệnh viêm gan.
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng như thế nào?
Giai đoạn cổ trướng sức khỏe người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn vì các mô xơ gan bị chèn ép vào tĩnh mạch gan làm cản trở sự lưu thông của máu, làm ứ đọng máu ở lá lách, lác lách to dần, mạch máu ở dạ dày và thực quản bị tăng áp dãn ra có thể đột ngột vỡ làm cho bệnh nhân nôn ra máu và tử vong rất nhanh. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm vì vậy giai đoạn này cần chăm sóc hết sức cẩn thận

  • Kê cao chân ( cao hơn so với tim) khi bệnh nhân nằm nghỉ vì khi bị cổ trướng, nước trong bụng chèn ép lên nội tạng. Nếu nước trong bụng quá nhiều bệnh nhân sẽ bị khó thở, bác sỹ tiến hành chọc tháo dịch cổ chướng để giúp người bệnh dễ chịu hơn.

  • Hạn chế ăn muối ( natri) ăn càng nhạt càng tốt bởi lượng muối càng nhiều thì nước tích tụ trong tế bào càng nhiều, bụng càng phù hơn.

  • Nếu dùng thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali trong máu, tình trạng sức khỏe sẽ xấu hơn. Lúc này cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kali để cân bằng với lượng kali đã mất.

  • Thường xuyên theo dõi cân nặng của bệnh nhân để kiểm tra sự phát triển của tình trạng phù, cổ chướng có dấu hiệu tăng hay thuyên giảm không.

  • Không nên dùng nhiều chất đạm

  • Bệnh nhân sau khi được chọc tháo dịch cổ chướng cần theo dõi trong 30 phút, nếu có điều gì bất ổn phải báo ngay cho bác sỹ.


Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh xơ gan:

  • Kiêng uống rượu, bia, hút thuốc lá đặc biệt cần loại bỏ rượu ngay khi bị xơ gan

  • Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

  • Không ăn thức ăn chứa nhiều đường, nhiều muối

  • Không ăn thức ăn chế biến sẵn

  • Không ăn mỡ động vật, nội tạng động vật

  • Hạn chế làm việc nặng nhọc.


Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn!
Theo xogan.com.vn

Quyền hạn của bạn

   
Bạn không có quyền trả lời bài viết