mlawkey
Thành viên gắn bó 0342457894
Rượu bia tuy không được khuyến khích nhưng lại là một mặt hàng gần như không thể thiếu trong cuộc sống từ trước đến nay. Do đó, có rất nhiều công ty sản xuất mặt hàng này vẫn được thành lập hằng năm. Việc đăng ký nhãn hiệu mặt hàng kinh doanh có điều kiện này cũng cần tuân thủ những quy định của pháp luật. Dưới đây chúng tôi xin được trích dẫn những tư vấn của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
Nhóm 33 chủ yếu bao gồm đồ uống có cồn, tinh chất và chiết xuất như:
- Rượu vang, rượu vang tăng cường;
- Rượu táo, rượu lê;
- Rượu mạnh, rượu mùi;
- Tinh chất có cồn, chiết xuất từ trái cây có cồn, rượu đắng.
Nhóm 33 không bao gồm một số sản phẩm cụ thể dưới đây:
- Thuốc uống;
- Đồ uống khử cồn;
- Bia.
3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu và các loại đồ uống có cồn như thế nào?
Đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rượu và các loại đồ uống có cồn sẽ bao gồm các tài liệu sau:
- 02 bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định (Mẫu số 04-NH);
- 08 bản mẫu nhãn hiệu;
- Danh sách các sản phẩm và dịch vụ áp dụng nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Biên lai thanh toán phí, lệ phí;
4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rượu và các loại đồ uống có cồn
Một quy trình đăng ký nhãn hiệu thông thường đối với rượu và các loại đồ uống có cồn bao gồm các thủ tục như sau:
Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Có hai cách để tiến hành tra cứu nhãn hiệu:
- Tra cứu chuyên sâu: Với phương pháp này này, nhãn hiệu cho rượu và các loại đồ uống có cồn sẽ được tra cứu bởi các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Thời gian xử lý tra cứu chuyên sâu là từ 3 ngày đến 7 ngày với tỷ lệ chính xác cao (khoảng 90%).
Giai đoạn 2: Nộp đơn
Thông thường, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho rượu và các loại đồ uống có cồn đến văn phòng Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT) trực tiếp tại thành phố Hà Nội. Ngoài ra, người nộp đơn có thể nộp đơn tới hai văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh hoặc qua bưu điện hoặc chuyển phát nhanh.
Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn
Giai đoạn này thường mất khoảng 1 tháng đến 02 tháng kể từ ngày nộp.
Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày có quyết định hợp lệ..
Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn
Việc thẩm định nội dung đơn sẽ mất từ 9 tháng đến 12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố..
Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp một văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 01 tháng kể từ ngày thanh toán tất cả các khoản phí và lệ phí theo quy định.
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán thuế, vui lòng liên hệ để được tư vấn.
|
|